Nhộn nhịp chợ trâu, bò lớn nhất vùng Bắc Trung bộ

Phiên chợ được bắt đầu từ 4 giờ sáng. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN
Phiên chợ được bắt đầu từ 4 giờ sáng. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Đối với mỗi người dân, chợ không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn mang đậm bản sắc văn hoá đặc trưng của từng vùng miền. Ngay từ đầu tháng 11 âm lịch, không khí Tết ở chợ Ú xã Đại Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An - chợ trâu, bò lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ đã diễn ra nhộn nhịp, rộn rã như có hội.

Nhộn nhịp chợ trâu, bò lớn nhất vùng Bắc Trung bộ ảnh 1 Phiên chợ được bắt đầu từ 4 giờ sáng. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Khi trời còn chưa sáng thì những con trâu, bò đã bước vội theo tiếng giục của chủ, những con nghé tung tăng chạy theo bên cạnh. Cứ đều đặn hàng tháng, vào các ngày 1, 6, 11,16, 21,26 âm lịch, chợ Ú lại bắt đầu phiên chợ. Chợ bắt đầu họp từ 4 giờ sáng cho đến 9 giờ sáng thì kết thúc. Không chỉ người dân trong tỉnh mà chợ Ú còn thu hút rất đông thương lái ở các địa phương trong Nam ngoài Bắc, thậm chí những thương lái đến từ Trung Quốc đến mua để lấy sức kéo hay để làm thịt hoặc tìm những con trâu tốt để nuôi dưỡng trở thành trâu chọi. Tham gia chợ Ú, người dân có dịp được gặp gỡ, học hỏi kinh nghiệm mua bán, chọn giống, trao đổi cách chăn nuôi, vỗ béo trâu bò, tham khảo giá cả thị trường.

Anh Nguyễn Công Trung, trú tại xã Đại Sơn, huyện Đô Lương chia sẻ, "Tại phiên hôm nay tôi mua được 40 con trâu, bò. Sau khi mua, tôi vận chuyển ra các tỉnh phía Bắc để tiêu thụ cho các lò giết mổ. Tiêu chí lựa chọn là những con trâu, bò to và béo từ 80 kg đến 1 tạ tôi mới mua, nhưng hầu hết là toàn mua bò. Năm nay do dịch COVID-19 nên giá cả có đắt hơn”.

Còn anh Nguyễn Văn Châu, lái buôn có nhiều kinh nghiệm ở xóm 4, xã Đại Sơn, huyện Đô Lương cho biết, số lượng trâu, bò được các thương lái chở về từ các tỉnh và một số nước lân cận như Thái, Lào, Campuchia và Myanma, sau khi tập kết tại chợ Ú, qua giao dịch sẽ được chuyển đi ra các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc.

Nhộn nhịp chợ trâu, bò lớn nhất vùng Bắc Trung bộ ảnh 2Những con trâu, bò to đẹp được người dân đưa đến chợ Ú để giao dịch. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

“Khác với các năm trước, năm nay do ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi nên giá cả trâu, bò có tăng hơn từ 5-10%. Bên cạnh đó, số lượng trâu, bò về ít hơn và chủ yếu là bò. Bò chiếm khoảng 3/4 số lượng trâu, bò được mua bán tại chợ”, anh Nguyễn Văn Châu cho biết.

Với mong muốn chọn con trâu để làm ruộng nên anh Nguyễn Đình Minh ở Thanh Chương lại bày tỏ: “Vì mua trâu để cày nên tôi phải chọn con to, khỏe về mới làm được ruộng. Tuy giá có đắt nhưng tôi phải mua con này mới về cày được, nếu chăm sóc tốt thì tôi vẫn có thể bán đi mà không mất giá”.

Một trâu đực loại to bán với giá 40- 85 triệu đồng, còn nghé giá 15 -25 triệu đồng/con. Trâu cái đẹp mã (hay đã có thai) giá 30 - 45 triệu đồng/con. Người mua, người bán rôm rả mặc cả, trao đổi. Những con trâu, bò ưng ý được trao tay qua chủ khác; những con khác chưa bán được, chủ lại vui vẻ dắt về vỗ béo đến phiên chợ sau lại đem ra bán.

Huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An được coi là chợ trâu bò lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ khi mà mỗi phiên chợ ở đây tiêu thụ khoảng 1.800 con các loại. Nhiều người dân ở xa đem trâu, bò đi bán chợ Ú có khi đi từ chiều, từ đêm rồi gửi ở nhà dân, sáng mai đưa ra chợ sớm cho kịp phiên chợ.

Trong chợ có đủ loại trâu, bò to, nhỏ, béo, gầy, non, già... được mua bán, trao đổi. Số trâu bò này thường được chủ nhân dắt tay, cột vào những chiếc xe hoặc những cột điện trên sân chợ. Nhiều con nghé, con me bé xíu, chưa đầy 1 tháng tuổi, đã bị tách khỏi trâu, bò mẹ để đưa đi bán, một số con chỉ giá từ 2,5 - 3 triệu đồng. Những con trâu, bò sau khi mua bán xong xuôi được chủ nhân đánh dấu hoặc viết chữ, số lên da để khẳng định sở hữu.

Số trâu, bò được các lái buôn đường xa đến mua, sau thi mua đứt bán đoạn thường được chất lên các xe ô tô để chở đi các tỉnh. Việc cho trâu, bò lên xe, nhiều lúc cũng khá vất vả, phải huy động nhiều người đến để lôi kéo, đẩy, khiêng.

Ông Nguyễn Cảnh Lâm, Chủ tịch UBND xã Đại Sơn, huyện Đô Lương cho biết, trước đây, chưa có chợ, trâu bò thường tập kết ở các điểm lẻ dọc đường để rao bán. Mãi đến những năm đầu thập niên 80, chợ Ú mới bắt đầu được mở, rồi trâu, bò mới được đưa vào đây để bán. Những năm qua, đời sống nhiều người dân quanh vùng chợ Ú khấm khá nhờ biết nắm bắt thị trường, mua bán trâu bò, mua trâu, bò gầy về vỗ béo...

Không chỉ các thương lái kiếm được tiền sau mỗi phiên chợ mà có rất nhiều nghề khác ăn theo và mang lại thu nhập không nhỏ cho người dân địa phương như nghề xe ôm, nghề đổi tiền, nghề bán rơm, bơm nước tắm cho trâu bò và thậm chí cả việc hót phân trâu bò… Do số lượng trâu bò mỗi phiên quá nhiều, lượng chất thải từ trâu bò cũng tăng theo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và đời sống bà con sống xung quanh khu vực.

Anh Trần Trung Hiếu, xã Đại Sơn đã đầu tư hai xe ô tô trọng tải lớn chuyên chở trâu, bò đi tiêu thụ các tỉnh phía Bắc và Trung Quốc cho hay, mỗi chuyến đi của anh chuyên chở 50-60 con trâu, bò với giá từ 20-60 triệu đồng/con. Sau khi trừ chi phí, mỗi chuyến đi của anh cũng được vài chục triệu đồng cất trữ.

“Mặc dù có những vất vả, rủi ro riêng nhưng nghề lái trâu, bò mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, xây được nhà, mua sắm những thứ thiết yếu và nuôi con cái học hành”, anh Trần Trung Hiếu thổ lộ.

Tại chợ Ú, đối với trâu, bò đều được qua kiểm dịch vùng trước khi đưa ra thị trường ngoại tỉnh tiêu thụ. Năm nay, do tình hình dịch COVID-19 và dịch bệnh phức tạp trên gia súc gia cầm nên từ tháng 1 đến tháng 5/2020, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Nghệ An chỉ cho phép người nội tỉnh đến giao dịch mua bán trâu, bò tại chợ Ú.

Để làm tốt công tác kiểm dịch, Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Nghệ An phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành phun tiêu hộc khử trùng xung quanh khu vực chợ Ú; khi trâu bò lên xe trung chuyển ra ngoại tỉnh cũng được cán bộ thú y phun tiêu độc khử trùng và kiểm tra lâm sàng, nếu trâu, bò khỏe mạnh sẽ được bấm thẻ tai lên trâu, bò xác nhận đàn gia súc không bị nhiễm bệnh.

“Ngoài theo dõi kiểm soát tình hình sức khỏe của đàn gia súc có bị nhiễm bệnh hay không thì các giấy tờ liên quan đến việc xuất bến của trâu, bò như giấy kiểm tra lâm sàng, chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thu phí đều được kiểm tra chặt chẽ trước khi trâu, bò thương lái mới có thể vận chuyển xuất bến”, ông Đặng Văn Thông, cán bộ kiểm dịch thú y, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Nghệ An cho biết thêm.

Người đến chợ để mua-bán cũng có, cũng rất đông người dân địa phương đến chỉ để vui với không khí tấp nập nơi đây. Cũng chính vì nét độc đáo này mà phiên chợ Ú cũng là nơi tìm đến của đông đảo du khách gần xa. Qua nhiều năm, chợ dần dần có sự pha trộn của nhịp sống hiện đại nhưng nét giản dị, thật thà của người dân luôn là điều hấp dẫn du khách gần xa.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Năm 1969 khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế đã nguyện suốt đời mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn của Người.

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.