Những ngôi đền thiêng thờ ‘thần rắn’ ở xứ Nghệ

Tục thờ rắn là một tín ngưỡng tự nhiên đã có từ lâu đời trong văn hóa người Việt. Xuất phát từ quá trình lao động, sản xuất và sự khao khát chinh phục, lý giải các hiện tượng tự nhiên, kèm theo đó là mong muốn được bình an, an lành trong cuộc sống. Tại Nghệ An hiện có rất nhiều ngôi đền thiêng đang thờ “thần rắn”, người dân địa phương đã tổ chức các lễ cầu nguyện hàng năm, dâng hiến những vật phẩm, với hy vọng thần linh có thể bảo vệ, giúp họ tránh khỏi mọi tai ương.

potal-ky-bi-nhung-ngoi-den-thieng-tho-than-ran-o-xu-nghe-7832789.jpg
Đền Canh - ngôi đền linh thiêng thuộc địa phận xã Đức Thành, huyện Yên Thành thờ "thần rắn" linh thiêng. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Huyền tích "ông cụt bàu Canh, ông lành bàu Ác"

Tìm đến đền Canh - ngôi đền linh thiêng thuộc địa phận xã Đức Thành, huyện Yên Thành thờ " thần rắn" nhộn nhịp người dân đến dâng hương cầu bình an trong năm mới. Ngôi đền cũ theo thời gian, gốc si trăm tuổi quấn chặt lấy cổng vào khu thờ đức phụ, đức mẫu (thờ cha, mẹ thần rắn), càng khiến ngôi đền thêm linh thiêng, trầm mặc. Không ai biết đền Canh có tự lúc nào vì thế các câu chuyện về ngôi đền này thêm phần huyền bí.

"Đền Canh có nhiều giai thoại. Để nói về gốc tích ngôi đền thì phải bắt đầu từ một câu chuyện có phần kỳ bí, mang màu sắc cổ tích, được lưu truyền từ lâu nay tại địa phương", ông Hà Huy Quang, Trưởng Ban quản lý Di tích đền Canh mở đầu câu chuyện.

potal-ky-bi-nhung-ngoi-den-thieng-tho-than-ran-o-xu-nghe-7832788.jpg
Hiện nay, đền Canh thờ "thần rắn" được tôn tạo tương đối khang trang, có hàng nghìn người khắp mọi miền đất nước đến dâng lễ, cầu yên cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu cho tai qua nạn khỏi. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Xa xưa ở đây là xứ Khe Gianh thuộc làng Xuân Hòa có một cặp vợ chồng là Hoàng Phúc Hữu và Vũ Thị Quyên làm nghề nông, sống thanh bình, đức hạnh, được mọi người quý mến. Dù tuổi đã cao nhưng hai vợ chồng ông Hữu, bà Quyên vẫn chưa sinh được con cái. Một ngày trời hè nóng nực, bà Quyên ra khe Gianh tắm mát. Sau khi tắm về, bà linh cảm trong người có sự đổi thay khác thường. Bất ngờ một thời gian, bà Quyên mang thai rồi sinh ra hai quả trứng. Người chồng thấy vợ sinh ra hai quả trứng nên buồn chán. Thấy vợ cũng không vui nên người chồng trấn an tinh thần rồi mang 2 quả trứng vào ấp cẩn thận. Đủ tháng đủ ngày, nở ra 2 con rắn đặt tên là Hoàng Tiến Sơn (rắn anh) và Hoàng Tiến Kỳ (rắn em).

Vợ chồng ông Hữu, bà Quyên vô cùng yêu quý hai đứa con đặc biệt của mình. Hai con rắn cứ thế lớn lên và rất khôn, đi đâu cũng theo giúp bố mẹ, sớm tối không rời. Một hôm trong lúc làm ruộng, người cha vô ý chặt đứt đuôi rắn anh. Bị cụt đuôi, rắn anh ngỡ ngàng giận dữ phùng mang và dựng ngược lên nhìn thẳng vào người cha. Người cha vừa thương con, vừa sợ hãi, quỳ xuống và luôn miệng: "Phụ bái tử, phụ bái tử" (cha lạy con). Rắn anh (rắn cụt) đau đớn bỏ đi. Nơi gò đất người cha quỳ xuống lạy con sau này người đời gọi là cồn "Bái tử phong".

Rắn cụt đi theo hướng bàu Canh đến một vùng đất cao ráo, phong cảnh hữu tình trên bờ bàu Canh (vùng đất đền Canh bây giờ) để lại 1 giọt máu. Khi dân làng đến đây thấy vậy thì lập đền thờ, nhân dân trong vùng gọi là đền Canh (đền Hạ).

Sau đó, rắn cụt đi về hướng đông, qua đầm Quỳ Trạch, đến giữa đồng quằn quại vùng vẫy, máu rỏ ra đỏ cả vùng đồng, nơi rắn quẫy thành cái bàu nước, người dân gọi là bàu Canh. Cho đến nay hình dáng của bàu Canh vẫn nguyên dáng vẻ uốn lượn ngoằn nghoèo giữa cánh đồng lớn của xã Đức Thành giáp giới với xã Mã Thành. Chừng kiệt sức, rắn cụt bò lên rừng, đi lên khe nước đầu nguồn và chết ở đó, nơi ấy sau được gọi là Khe Thần.

Lại nói về ông bà họ Hoàng, thương con, 2 vợ chồng lần theo dấu vết để đi tìm. Lặn lội đến mé rừng, người mẹ kiệt sức nằm lại, khu rừng ấy sau này được gọi là Ngàn Nhà Bà. Người cha gắng gượng đi tiếp, gần đến Khe Thần, cũng kiệt sức nằm lại, khu rừng ấy sau này được gọi là Ngàn Nhà Ông.

Còn người em ở lại đi về hướng bàu Ác, làng Diệu Ốc, xã Đại Trung (nay là xã Phúc Thành), buồn vì cha mẹ và người anh bỏ mình mà đi, rắn lành bò lên bờ bàu Ác và chết ở đó. Tương truyền, anh em nhà rắn sau khi chết đều hóa thành những vị phúc thần.

Theo ông Hà Huy Quang, trước đây người làng còn kể lại, có những đêm hè nóng nực, người dân nằm ở trong nhà nghe tiếng lá cây rung lắc mạnh, nghe rõ tiếng di chuyển ào ào như gió thổi, sáng ra thức dậy thì thấy cây cỏ đổ rạp theo lối đi kéo dài từ trên rừng xuống tận bàu nước. Người dân cho rằng đó là dấu của rắn thần về tắm mát. Hoặc những lúc đi ngang qua các khu rừng rậm rạp, nghe có tiếng gió thổi u u là lúc thần hiện. "Vào những kỳ đại hạn, có gió Lào, các đồng khô nứt nẻ, đến bàu Canh và bàu Ác để khấn nguyện thì lập tức sẽ có mưa thuận gió hòa. Những lúc lũ lụt lớn, người dân đến bàu Canh và bàu Ác làm lễ khấn nguyện sẽ giảm, tránh được các đại họa do thiên tai gây ra. Do đó, người dân trong vùng tôn xưng rắn thần là "ông" và lập đền thờ ông cụt ở bàu Canh, đền thờ ông lành ở bàu Ác", ông Hà Huy Quang kể.

Gìn giữ tín ngưỡng văn hóa

Ông Phan Quốc Toản, công chức văn hóa xã Đức Thành cho biết, mặc dù đền Canh đã có từ lâu đời nhưng gần đây mới được tôn tạo lại và công nhận là di tích cấp tỉnh. Hàng năm, vào rằm tháng Giêng, nơi đây tổ chức lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.

potal-ky-bi-nhung-ngoi-den-thieng-tho-than-ran-o-xu-nghe-7832779.jpg
Tín ngưỡng thờ thần rắn là minh chứng rõ nét cho mối liên hệ mật thiết giữa con người với cội nguồn, với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Hiện nay, đền Canh được tôn tạo tương đối khang trang, có hàng nghìn người khắp mọi miền đất nước đến dâng lễ, cầu yên cầu phúc, cầu lộc, cầu tài, cầu cho tai qua nạn khỏi.

Đền có kiến trúc hình chữ đinh, có tứ trụ, tam quan, cạnh tam quan có hai con voi chầu bằng đá nguyên khối có đường nét chạm khắc rất tinh tế. Trong đền Canh Hạ còn có am nhỏ có tượng thờ mẹ người bồng hai con rắn. Trải qua thời gian, đến nay vẫn giữ được nhiều dấu tích cổ sơ như cổng tam quan, cặp voi đá, điện thờ thần rắn.

Cổng tam quan của đền Canh Hạ có một cây si hình thù kỳ dị, thân và rễ cây như vô vàn những con rắn to nhỏ, ngắn dài ôm ấp bao bọc phủ kín hết cả tam quan, đồng thời ôm ấp lưu giữ những nét kiến trúc cổ kính từ xa xưa để lại. Coi là sự lạ, ngay tại tam quan người dân cũng lập bàn thờ để hương khói thờ phụng…

Câu chuyện "ông Cụt Bàu Canh, ông Lành Bàu Ác" dù chỉ là truyền thuyết, nhưng đã phản ánh sâu sắc về vị trí quan trọng của rắn trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt, đặc biệt là ở mảnh đất xứ Nghệ. Tín ngưỡng thờ thần rắn là minh chứng rõ nét cho mối liên hệ mật thiết giữa con người với cội nguồn, với nền văn hóa nông nghiệp lúa nước. Tín ngưỡng này cũng thể hiện cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên, coi thiên nhiên như một phần không thể tách rời trong cuộc sống và sinh tồn.

Tại Nghệ An, tục thờ thần rắn gắn bó sâu sắc với đời sống cư dân nông nghiệp. Riêng ở hai huyện Diễn Châu và Yên Thành, có đến 9 ngôi đền thờ thần rắn, nổi bật là: Đền Canh (xã Đức Thành, Yên Thành), đền Sò (thị trấn Diễn Châu), đền Đức Thánh Cả (xã Diễn Lộc, Diễn Châu), đền Đức Hoàng (xã Phúc Thành, Yên Thành)...

Anh Hồ Mạnh Hà – Phó Phòng Quản lý Di sản, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cho biết: “Tục thờ rắn là tín ngưỡng tự nhiên, phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa con người và môi trường lao động nông nghiệp. Đối với người dân Nghệ An, tín ngưỡng này đã tồn tại hàng ngàn năm, minh chứng qua các di chỉ khảo cổ như hình tượng dao găm rắn ngậm chân voi tại làng Vạc, cùng các thần tích và sắc phong vẫn còn lưu giữ. Tục thờ thần rắn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của nước, mong ước cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu – một biểu tượng thiêng liêng gắn liền với cuộc sống của cư dân nông nghiệp”./.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ

Được xem là cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Long An (nay là Tây Ninh mới) đã và đang từng bước khẳng định vai trò trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”.

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Đã thành thông lệ, vào dịp hè, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Vĩnh Long tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh là con em đồng bào Khmer tại địa phương. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số mà còn tạo nên sân chơi bổ ích trong dịp hè, giúp các em gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.