Phum sóc đồng bào Khmer ở Kiên Giang rộn ràng đón lễ Ok Om Bok

Ok Om Bok là lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer vào dịp rằm tháng 10 hằng năm. Những ngày này, đồng bào Khmer ở Kiên Giang tích cực chuẩn bị cho lễ hội.

vna_potal_kien_giang_co_111116_xa_dat_chuan_nong_thon_moi_7626890.jpg
Đường bê tông đạt chuẩn nông thôn mới ở xã Thới Quản, huyện Gò Quao vừa được khánh thành đưa vào sử dụng giữa năm 2024. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Ở Kiên Giang, hơn 13% tổng số dân là đồng bào dân tộc Khmer (đứng thứ 3 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh). Nhiều năm qua, được Đảng, Nhà nước hỗ trợ chính sách nhà ở, đất ở, đất sản xuất, vay vốn tạo điều kiện phát kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên. Nhờ đó, đồng bào vui đón lễ hội Ok Om Bok năm nay rộn ràng hơn.

Theo sư Danh Minh Tuấn (trụ trì chùa Khmer Tà Mum, xã Định Hòa, huyện Gò Quao), cuộc sống của đồng bào ngày càng khấm khá hơn nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào đồng ruộng, chăn nuôi; giảm dần các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan… Từ đó, mọi người bắt đầu có tích lũy, vươn lên thoát nghèo; người dân vui đón lễ hội Ok Om Bok vui tươi và đầm ấm.

Những ngày này, không khí nhộn nhịp, tưng bừng đã tràn ngập các phum sóc. Mọi người tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa, làm những món bánh truyền thống để cúng vào dịp lễ (cúng trăng). Một món ăn không thể thiếu đó là bánh cốm dẹp (làm bằng gạo nếp). Các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao cũng được chuẩn bị chu đáo tại nhiều ngôi chùa.

Ông Danh Út (ngụ xã Minh Hòa, huyện Châu Thành) cho biết, dù đang trong thời điểm chăm sóc cho vụ lúa Đông Xuân nhưng ông vẫn cùng mọi người đi tập để thi đấu ghe ngo trong ngày hội sắp tới. Mỗi năm, gần đến lễ hội Ok Om Bok, người dân đều nô nức, phấn khởi chuẩn bị, ngoài làm cốm dẹp, đến nhà chùa dâng lễ, người dân mong đợi nhất là được đi thi đấu ghe ngo.

Với đồng bào dân tộc Khmer, ghe ngo chính là hình ảnh đại diện cho phum sóc, biểu hiện của sự ấm no, sung túc. Vì vậy, chiếc ghe ngo được cất giữ tại chùa, bảo quản cẩn thận chỉ để đua trong các ngày lễ quan trọng. Cứ mỗi giải đấu, Ban quản trị các chùa đều chỉnh sửa hay sơn phết lại toàn bộ hoa văn để tô thêm vẻ đẹp của mỗi chiếc ghe go trước khi "ra trận".

Để chuẩn bị cho giải đua ghe ngo truyền thống năm nay, một số địa phương (thành phố Rạch Giá, huyện Giồng Riềng, Châu Thành) đã sớm tổ chức giải đua ghe ngo cấp huyện mở rộng. Anh Danh Kha (ngụ xã Ngọc Chúc, huyện Giồng Riềng) cho biết, để thi đấu được tốt nhất, anh em trong xã đã tập luyện hơn một tháng nay.

Từ năm 2007, lễ hội được tỉnh Kiên Giang nâng lên thành Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer. Ngày hội năm nay là lần thứ XVI, diễn ra từ ngày 13 - 16/11 (tức là 13-16/10 âm lịch), tại thị trấn Gò Quao, huyện Gò Quao với nhiều hoạt động hấp dẫn.

Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang Trần Nguyễn Bá cho biết, Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch đồng bào Khmer lần thứ XVI năm 2024 có quy mô cấp tỉnh, dự kiến thu hút khoảng 200.000 - 250.000 lượt người tham dự. Để chuẩn bị chu đáo cho giải đua ghe ngo năm nay và những năm tiếp theo, UBND huyện Gò Quao đã đầu tư mới hệ thống bờ kè khang trang dài gần 350m và rộng 15m nhằm phục vụ khán giả đến xem và cổ vũ cùng nhiều hoạt động khác.

Bên cạnh đó, còn có trưng bày hình ảnh, hiện vật về đồng bào Khmer; triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách và xe ô tô thư viện lưu động phục vụ độc giả; hội chợ thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hàng tiêu dùng; hội thi làm giàn thủy lục đẹp; biểu diễn văn nghệ và liên hoan nghệ thuật truyền thống Khmer; biểu diễn văn nghệ; các giải thể thao như Giải bóng đá nam Khmer 11 người, giải kéo co Khmer, giải đẩy gậy Khmer huyện Gò Quao...

Ok Om Bok không chỉ là lễ hội truyền thống mà còn giúp gắn bó tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Đây cũng là động lực giúp đồng bào dân tộc ra sức thi đua, lao động sản xuất và xây dựng đời sống văn hóa; tạo thêm công trình, phần việc ý nghĩa trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Lê Sen

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.