Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Năm 2024 sẽ đạt độ bao phủ bảo hiểm y tế trên 94% dân số

Sáng 14/6, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin định kỳ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp quý II/2024, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh cho biết, trong bối cảnh tình hình 6 tháng đầu năm khó khăn nhiều hơn thuận lợi, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động xây dựng các kịch bản để triển khai một cách linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, quyết liệt.

vna_potal_hoi_nghi_cung_cap_thong_tin_dinh_ky_ve_bao_hiem_xa_hoi_quy_ii2024_7430872.jpg
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu. Ảnh: TTXVN phát

Ông Nguyễn Thế Mạnh điểm ra 5 mặt nổi bật, đó là việc tham gia, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, sửa đổi các chính sách quan trọng liên quan đến an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành trong việc tham gia xây dựng, sửa đổi các dự luật quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như: Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), chính sách cải cách tiền lương… Tập trung đề xuất, đánh giá tác động của các quy định, chính sách đối với công tác tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… nhằm thực thi chính sách hiệu quả, đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân, người lao động và doanh nghiệp. Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất cao, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vào ngày 25/6 tới.

Công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đạt và tăng so với cùng kỳ năm 2023 với khoảng 18,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ bao phủ 39,05% lực lượng lao động trong độ tuổi, tăng 1,16 triệu người (tương đương 6,77%) so với cùng kỳ năm 2023; trong đó bảo hiểm xã hội tự nguyện là 1,62 triệu người, tăng 202 nghìn người (tương đương 14,25%) so với cùng kỳ năm 2023. Đặc biệt, ngành đã linh hoạt triển khai nhiều giải pháp phát triển người tham gia bảo hiểm y tế, tăng 1,22 triệu người (tương đương 1,37%) so với cùng kỳ năm 2023.

"Với sự tăng trưởng bền vững này, chúng tôi tin chắc rằng sẽ đạt được độ bao phủ bảo hiểm y tế trên 94% dân số vào thời điểm 31/12/2024", ông Nguyễn Thế Mạnh tin tưởng.

Cùng với đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng bảo đảm công tác giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ, kịp thời, qua đó đã góp phần hỗ trợ, ổn định cuộc sống của người lao động và nhân dân. Ước trong 6 tháng đầu năm 2024, ngành Bảo hiểm xã hội giải quyết và chi trả cho gần 8 triệu người hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; phối hợp với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội giải quyết cho 442,38 nghìn người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được lập danh sách chi trả trong tháng.

Ngành thực hiện tốt công tác giải quyết, chi trả chế độ, đảm bảo quyền lợi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế. Ước đến tháng 6/2024, cả nước có khoảng 89,552 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú (tăng 6,563 triệu lượt người so với cùng kỳ năm 2023); với số tiền giám định, thanh toán hơn 66,92 nghìn tỷ đồng.

Trong quá trình thực hiện giải quyết, chi trả chế độ, chính sách bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan giải quyết khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, tạo thuận lợi cho các cơ sở khám, chữa bệnh và đảm bảo tốt quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế theo Luật định.

Việc quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được thực hiện đảm bảo an toàn, bền vững, hiệu quả, trên tinh thần tối ưu hóa sử dụng quỹ nhưng phải đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách.

Với phương châm lấy người dân làm trung tâm phục vụ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên tập trung nguồn lực cho công tác này. Ngành thường xuyên rà soát, cắt giảm tối đa về quy trình, hồ sơ, thủ tục; ứng dụng công nghệ thông tin, quyết liệt chuyển đổi số toàn diện mà trọng tâm là Đề án số 06 của Chính phủ… Nhờ đó, đã đem lại rất nhiều lợi ích, tiện ích phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là 1 trong 7 cơ quan hoàn thành 100% phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư.

Công tác thông tin, truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được tăng cường đổi mới với nhiều hoạt động truyền thông đa dạng, thiết thực, phù hợp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chung của ngành, nhất là các chỉ tiêu phát triển hiệu quả, bền vững người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trong đó, công tác phối hợp truyền thông chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp với các cơ quan thông tấn, báo chí ngày càng đi vào chiều sâu, bài bản, chuyên nghiệp. Số lượng tin, bài, phóng sự, chương trình hay, hấp dẫn… về lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được các cơ quan thông tấn, báo chí đăng tải/phát sóng ngày càng nhiều, đặc biệt là các bài viết thông tin kịp thời các quy định mới về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; các nội dung của dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); truyền cảm hứng, lan tỏa gương người tốt, việc tốt, các mô hình hay, sáng tạo trong công tác tổ chức, thực hiện chính sách tại địa phương.

Ước trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn ngành đã xây dựng và phát hành khoảng 44 thông cáo báo chí, bản tin, có khoảng 16.000 tin, bài, phóng sự… (bình quân mỗi ngày có khoảng 80-100 tin, bài) được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đáng chú ý, riêng trong đợt truyền thông cao điểm nhân Tháng vận động triển khai bảo hiểm xã hội toàn dân (tháng 5/2024) và nhân Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các cơ quan thông tấn, báo chí đã vào cuộc mạnh mẽ với số tin, bài, phóng sự lớn, tăng hơn 33% so với tháng 4/2024 cũng như so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả đó đã góp phần tạo sự chuyển biến rõ rệt trong công tác phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội của toàn ngành. Chỉ tính trong tháng 5/2024, ngành Bảo hiểm xã hội đã vận động, phát triển tăng mới hơn 100 nghìn người tham gia bảo hiểm xã hội so với tháng 4/2024.

Nhân dịp này, hướng tới kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2024), Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh đánh giá cao sự đồng hành, chia sẻ của các cơ quan báo chí, cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, các ngành, các cấp vận động người dân thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đóng góp quan trọng vào công tác an sinh xã hội của đất nước.

Chu Thanh Vân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn tỉnh từ ngày 1/7, chiều 28/6, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố và trao hàng loạt quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trọng điểm như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực.

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Từ ngày 27 đến ngày 28/6, Tổ công tác theo Quyết định số 2106 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Thanh Tú - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế việc vận hành thử và chuẩn bị triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Lai Châu.

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, địa phương hiện có nghề chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh với tổng đàn gia cầm 17,5 triệu con, vượt 04,17 % so với kế hoạch cả năm, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó gồm có: gà ri, cút, gà ta... Các huyện có tổng đàn gia cầm tập trung lớn là: Chợ Gạo, Cái Bè, Châu Thành...

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 tại Hà Tĩnh đang được tuổi trẻ các địa phương tích cực triển khai, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, góp phần hỗ trợ thí sinh vững vàng khi tham dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang để hình thành tỉnh Tuyên Quang mới không chỉ là một bước ngoặt hành chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trên nền tảng kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương trong nhiệm kỳ 2020-2025, Tuyên Quang mới được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành trung tâm tăng trưởng mới của khu vực.

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Năng động, nhiệt tình, gần dân, vì dân,… là những tố chất của một số trưởng thôn tại Quảng Ngãi. Họ là những cán bộ điển hình trong công tác dân vận khéo, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và củng cố niềm tin trong dân.

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 26/6, tại Kỳ họp lần thứ 27, HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết thống nhất cơ chế, chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Luật Đất đai năm 2024 và Nghị quyết số 189/2025/QH15 ngày 19/2/2025 về cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội.