Từ biên cương Tổ quốc, Hà Giang hướng trọn niềm tin về ngày thống nhất

Giữa đại ngàn biên cương, cán bộ, đảng viên, chiến sỹ các lực lượng vũ trang và đồng bào các dân tộc Hà Giang lặng mình trước màn hình, hướng về Thành phố Hồ Chí Minh - nơi diễn ra Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trong niềm tự hào và xúc động khôn nguôi.

vna-potal-le-thuong-co-tai-cot-co-quoc-gia-lung-cu-trong-ngay-thong-nhat-dat-nuoc-8005381.jpg
Lễ thượng cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú. Ảnh: Văn Trung-TTXVN phát

Niềm tự hào nơi biên cương cực Bắc

Dù không thể trực tiếp chứng kiến tại nơi tổ chức, nhưng tinh thần hào hùng, niềm tự hào dân tộc vẫn lan tỏa mạnh mẽ tới từng mái nhà nơi biên cương cực Bắc. Trên các tuyến phố trung tâm thành phố Hà Giang, các địa điểm công cộng như Km0, Quảng trường 26/3 hay nhà văn hóa tổ dân phố đều bố trí màn hình lớn để phục vụ người dân theo dõi. Tại đây, hàng nghìn người dân và du khách, trong đó có cả những cụ già tóc bạc, em nhỏ còn chưa đến tuổi cắp sách, đã đứng nghiêm trang, lặng lẽ xúc động khi Quốc ca vang lên và từng đội hình hùng dũng tiến qua lễ đài.

Trong không gian thiêng liêng ấy, ông Hoàng Văn Dương (cán bộ quân đội nghỉ hưu) chia sẻ: “Tôi đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên cương Tổ quốc. Giờ được thấy lực lượng vũ trang oai hùng tiến bước, lòng tôi như sống lại cả một thời trận mạc. Cảm ơn Đảng, Nhà nước đã tổ chức buổi lễ trang trọng để những người lính năm xưa như tôi thêm vững tin vào sự phát triển hôm nay của đất nước”.

Ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn - nơi cột cờ Tổ quốc tung bay giữa trời biên giới, bà Vừ Thị Mai (người dân tộc Mông) đã dậy từ tinh mơ để cùng con cháu chuẩn bị theo dõi buổi lễ qua truyền hình. Giọng bà Mai nghèn nghẹn: “Tôi nhớ cha tôi lắm. Ông ấy đi kháng chiến, không kịp trở về. Hôm nay, nhìn thấy bộ đội, Công an duyệt binh, tôi như thấy bóng hình cha mình trong từng bước đi”.

potal-ha-giang-le-truy-dieu-va-an-tang-6-hai-cot-liet-si-7994254.jpg
Thắp hương tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Không khí hào hứng ấy cũng lan tỏa mạnh mẽ tại huyện Vị Xuyên - mảnh đất từng là chiến trường ác liệt bảo vệ biên giới phía Bắc. Những con đường rợp màu cờ đỏ sao vàng, các gia đình quây quần bên nhau trước màn hình tivi, cùng nhau hồi tưởng và biết ơn thế hệ cha anh đã ngã xuống cho hòa bình hôm nay. Anh Nông Văn Đức (đoàn viên thanh niên xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên) bộc bạch: “Lễ diễu binh hôm nay không chỉ hoành tráng mà còn truyền cho chúng tôi niềm tin, niềm tự hào và trách nhiệm. Thế hệ trẻ như tôi càng hiểu rằng mình phải nỗ lực nhiều hơn, góp sức xây dựng quê hương Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh”.

Tự hào truyền thống, vững vàng đổi mới

Trong hành trình trường kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mỗi tấc đất, mỗi địa phương trên dải đất hình chữ S đều có những đóng góp âm thầm nhưng bền bỉ cho đại thắng mùa Xuân năm 1975. Với Hà Giang – một tỉnh biên giới địa đầu Tổ quốc, dù xa hậu phương lớn, điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng tinh thần “vì miền Nam ruột thịt”, ý chí sắt đá chống giặc ngoại xâm luôn rực cháy trong lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân nơi đây.

potal-50-nam-vang-mai-ban-hung-ca-khuc-trang-ca-bat-diet-cua-dan-toc-7997905.jpg
Chương trình nghệ thuật “50 năm vang mãi bản hùng ca”. Chương trình nghệ thuật là lời tri ân sâu sắc gửi tới những thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, đồng thời khơi dậy niềm tự hào dân tộc và hun đúc tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam hôm nay và mai sau. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến, Hà Giang không chỉ là tuyến sau tiếp nhận hàng hóa, lương thực từ các nước bạn, còn là nơi "chuyển mình" mạnh mẽ từ thời bình sang thời chiến. Khi đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, cầu đường, kho tàng, giao thông trên địa bàn tỉnh thường xuyên bị đe dọa, nhiều lần oanh tạc, nhưng không vì thế tinh thần chiến đấu của nhân dân Hà Giang suy giảm. Ngược lại, càng trong bom đạn, khí thế cách mạng càng sục sôi.

Thanh niên vùng cao tình nguyện lên đường nhập ngũ, phụ nữ bám bản vừa lo sản xuất, vừa nuôi giấu cán bộ; các phong trào thi đua lao động, sản xuất gắn với khẩu hiệu hành động cụ thể được phát động sâu rộng. Những công trường mở đường, những đêm vận chuyển lương thực xuyên rừng, vượt suối... đều thấm đẫm tinh thần cống hiến vì đại nghĩa dân tộc. Không ít người con Hà Giang đã ngã xuống ở chiến trường miền Nam, nhiều người trở về mang trên mình thương tật, mang theo cả ký ức không thể quên về một thời chiến chinh oanh liệt.

potal-50-nam-vang-mai-ban-hung-ca-khuc-trang-ca-bat-diet-cua-dan-toc-7997903.jpg
Chương trình nghệ thuật “50 năm vang mãi bản hùng ca”. Ảnh: Minh Tâm-TTXVN

Sau ngày đất nước thống nhất, Hà Giang bước vào một chặng đường phát triển mới, với vô vàn khó khăn do điểm xuất phát thấp. Nhưng phát huy khí phách quật cường từ những năm tháng chiến tranh, toàn tỉnh đã nỗ lực vượt qua thách thức, đoàn kết một lòng kiến thiết quê hương. Từ vùng đất đá núi, giao thông chia cắt, hạ tầng mỏng manh, Hà Giang hôm nay đã có diện mạo hoàn toàn khác. Các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xóa nhà tạm, nhà dột nát… được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Hàng nghìn hộ nghèo đã có nhà ở kiên cố, con em vùng sâu, vùng xa được đến trường đầy đủ, mạng lưới y tế được mở rộng tới tận các bản làng hẻo lánh. Các sản phẩm nông nghiệp chủ lực như chè, cam, mật ong, dược liệu… không chỉ đáp ứng tiêu dùng trong nước, còn từng bước vươn ra thị trường quốc tế thông qua chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP) và các hội chợ xúc tiến thương mại.

potal-phat-trien-mo-hinh-nuoi-ca-bong-tren-vung-nui-ha-giang-7989677.jpg
Mô hình nuôi cá bỗng trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang). Ảnh: Đức Thọ - TTXVN

Cùng đó, Hà Giang đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, cột cờ Lũng Cú, đèo Mã Pì Lèng, phố cổ Đồng Văn… đã trở thành những điểm đến nổi bật, thu hút hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế. Không chỉ tạo ra nguồn thu ổn định, du lịch còn góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống cộng đồng.

potal-le-thong-xe-ky-thuat-cong-trinh-cai-tao-nang-cap-duong-bac-quang-xin-man-giai-doan-i-7997042.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh cắt băng thông xe kỹ thuật công trình ĐT.177 giai đoạn I - một công trình trọng điểm mang nhiều ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của tỉnh và đời sống bà con nhân dân vùng cao.. Ảnh: Kim Tiến/TTXVN phát

Tinh thần cống hiến cho Tổ quốc năm xưa giờ đây đã được tiếp nối bằng tinh thần cống hiến cho sự phát triển của quê hương. Thế hệ trẻ Hà Giang hôm nay - những người sinh ra trong hòa bình không quên những hy sinh máu xương của thế hệ cha anh, càng trân quý hơn từng thành quả đổi mới và quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Với khát vọng vươn lên, Hà Giang đang dốc toàn lực xây dựng tỉnh ngày càng phát triển nhanh, bền vững, tạo dựng hình ảnh một vùng đất nghĩa tình, năng động, là điểm sáng nơi địa đầu cực Bắc trong hành trình hội nhập và phát triển của đất nước.

Từ một địa phương từng chìm trong khói lửa chiến tranh, Hà Giang hôm nay đã vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vị thế bằng chính nội lực, niềm tin và bản lĩnh kiên cường của con người vùng cao. Và trong thời khắc cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm thống nhất, từ biên cương Lũng Cú đến chiến địa Vị Xuyên, mỗi người dân Hà Giang đều thấy mình góp phần trong bản hùng ca bất tận của dân tộc Việt Nam./.

Minh Tâm - Đức Thọ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.