Vẽ sáp ong trên vải lanh

Vẽ sáp ong trên vải lanh

Se lanh, dệt vải – kỳ công

Vào tháng 9, tháng 10, tháng 11, đến các bản người Mông ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đều bắt gặp hình ảnh người phụ nữ Mông đang ngồi vẽ sáp ong bên bếp lửa. Đây là lúc công việc đồng áng xong xuôi, có thời gian rảnh rỗi, chị em bắt tay vào may vá, thêu thùa. Vải lanh bền nên thường được đồng bào Mông dùng để làm trang phục.

Để tạo được những hoa văn trên tấm vải, người Mông Hoa đã nghĩ ra cách dùng sáp ong để vẽ. Các bước chuẩn bị cho vẽ sáp ong trên vải lanh cũng lắm công phu. 

                           qua-trinh-nhuom-cham-cho-vai-lanh-tho-cam-Mela.JPG

                     Đôi bàn tay phụ nữ nào xanh xanh màu chàm, ấy là người chăm chỉ, chịu khó. Ảnh: IE

Đầu tiên phải làm lanh, dệt vải. Một chiếc váy Mông được làm từ tấm vải lanh dài từ 6 – 7m. Lanh được cắt về phơi khô, đem giã cho mềm rồi mới nối. Trước khi dệt vải, sợi lanh được đem ngâm với tro bếp. Đó phải là tro trắng, đun từ củi nghiến mà thành. Tro bếp càng trắng bao nhiêu đem ngâm vỏ lanh càng trắng bấy nhiêu. Lúc đó mới bắt đầu dệt vải. Để miếng vải có được màu trắng tinh giúp chàm bám chắc hơn khi nhuộm, vải phải được giặt, phơi cẩn thận, sau đó mang đi lu cho mặt vải bóng mịn.

Công đoạn chuẩn bị vải hoàn thành, tiếp đến là chuẩn bị sáp ong để vẽ. Chị Hờ Thị Và ở thôn Ma Hồng, xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cho biết: sáp ong có hai khoảnh màu vàng và màu đen. Màu vàng là lớp sáp non, màu đen là lớp sáp già, bóp cho hai khoảnh sáp đó chảy hết mật rồi nấu mỗi loại ra một nồi khác nhau. Nấu sáp cho đến khi nóng chảy, đem đổ ra bát riêng. Lấy một lượng sáp đen vừa đủ, trộn đều với sáp vàng với một lượng tương ứng và đặt lên bếp.

“Nếu nấu trộn ngay từ đầu thì nó không được đẹp. Khi bắt đầu chuẩn bị in sáp lên váy bắt buộc nấu hai loại sáp này trộn với nhau để nó chảy ra. Khi đun sáp, chảo bao giờ cũng nóng ở nhiệt độ 70 – 80. Sáp nóng in ra nó mới không bị khô. Nếu không sáp sẽ không dính vào váy”. – Chị Và lý giải.

Để làm được một chiếc váy, người phụ nữ Mông mất rất nhiều công. Khi đã chuẩn bị được vải, sáp, họ bắt đầu bước vào công đoạn vẽ sáp. Nhưng để vẽ thành một chiếc váy in hoa văn đủ sắc họ phải làm cả tuần, cả tháng, thậm chí có khi vài tháng mới xong được cái váy. 

                            dangcongsan.vn.JPG

                Ngòi bút là một lá đồng bé xíu hình tam giác, được nẹp vào thanh tre. Ảnh: dangcongsan.vn

Chị Hờ Thị Và bảo, khi có sợi lanh, đi đâu, làm gì, lên rừng lấy củi hay đi hội, đi chăn trâu, làm đất, làm tất cả các công việc, người phụ nữ Mông đều phải se lanh trên tay. Đôi bàn tay cô gái nào xanh xanh màu chàm, ấy là người chăm chỉ, chịu khó, tương lai sẽ là người vợ tốt.

Se lanh xong cũng là lúc vào mùa bẻ ngô. Khi nào xong xuôi công việc đồng áng, phụ nữ Mông lại bắt đầu làm công đoạn dệt lanh, dệt vải. Không chỉ làm ban ngày, phụ nữ Mông còn tranh thủ làm cả ban đêm, không lúc nào ngừng nghỉ.

“Chuẩn bị lấy một con dâu phải có 3 cái váy, người mẹ phải rất vất vả chuẩn bị. Đón con dâu mình bằng 3 cái váy thì phải làm cả năm miệt mài, có khi làm trước cả 1 – 2 năm rồi cất đi đấy. Một người phụ nữ Mông chăm chỉ nhất một năm chỉ làm được 2 cái. Không phải mùa nào cũng làm được, chỉ vào mùa đông mới làm được, mà một mùa cũng chỉ có một vụ lanh thôi”.

                                     vietnamplus.vn.jpg

                                                   Từ nhỏ họ đã ý thức việc dệt vải không chỉ để làm đẹp
                                                   mà còn là trách nhiệm, bổn phận. Ảnh: vietnamplus.vn

Kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải lanh

Để vẽ được sáp ong lên vải, một công cụ không thể thiếu đó là bút vẽ. Gọi là bút, nhưng kỳ thực đó là một thanh tre nhỏ dài khoảng 7cm, ngòi bút là một lá đồng bé xíu hình tam giác, được nẹp vào thanh tre.

Khi vẽ, người phụ nữ Mông luôn phải ngồi bên bếp lửa, chấm bút vào chảo sáp ong nóng đặt trên than hồng, thoăn thoắt đưa tay kẻ những đường thẳng trên vải. Phải kẻ thật khéo để lượng sáp chảy đều, không loang lổ cho đến hết rồi mới tiếp tục chấm tiếp.

Bút vẽ có 3 loại, một loại để vẽ phác họa, vẽ đường thẳng dùng ngòi to, còn loại để vẽ hoa văn dùng ngòi nhỏ, càng mỏng manh vẽ hoa văn càng đẹp và dễ dàng hơn. Chị Hờ Thị Và giải thích:

“Khi in sáp trên váy, chúng tôi hay có cái gùi, miếng gỗ để trên lên cái gùi chúng tôi gọi là lu cử, là một miếng ván bằng và nhẵn, một đầu để cái đã in xong rồi, một đầu để cuộn tiếp tục in tiếp, in đến đâu ta lăn, ta quấn vải đến đấy cho nó không bị bẩn. Sau đó, chúng tôi kẻ vẽ và khi đưa cái bút, đầu bút phải chìa ra ngoài, cái bút phải ở trong phía lòng của người ngồi. In sáp không phải in bất cứ chỗ nào cũng được, mà lúc nào người phụ nữ Mông cũng ngồi ở gần cạnh bếp thì mới in được”.

Tấm vải lanh dài 7m sẽ được chia đều thành 10 – 12 ô vuông. Đoạn hai đầu trên cạp váy và dưới đoạn nối thổ cẩm phải kẻ đường thẳng, rồi họ bắt đầu kẻ hình tam giác, hình trôn ốc, in thành hình đồng tiền, hình chữ thập, hình chân chim… Vẽ xong toàn bộ váy, người ta lại mang đi luộc, phải đun sôi lửa và đều tay lớp sáp mới bong hết và để lại hoa văn đẹp trên lớp vải. Nhưng luộc rồi chưa phải đã xong,  tiếp tục lấy chàm về nhuộm, phơi vài lần nắng mới được chiếc váy lanh hoàn chỉnh.

Ông Sùng Mí Quảng, Chủ nhiệm hợp tác xã sản xuất vải lanh truyền thống xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ bảo, muốn có hoa văn sáp ong đẹp, khi nhuộm phải có kỹ thuật hãm: “Ngày trước chúng tôi cũng không biết đâu. Các cụ chúng tôi nhỡ tay, nhỡ tay nhưng mà được việc, lấy cái thuốc củ nâu đem vào nhuộm cũng là một loại. Nhưng sau đó nhỡ tay đổ vào chảo, cái váy đang nhuộm dở nó lại mắc lên trên, quá trình hấp, củ nâu chín một cái hơi nó hớp ra thì hóa ra nó lại là một bài hãm màu cực tốt cho tất cả các màu nên đó là bí quyết”.

Nghề mẹ truyền con nối

Trên nền vải màu xanh chàm nổi bật hàng hoa văn sáp ong màu trắng bạc, đấy đích thị là bàn tay của người phụ nữ tài hoa. Từ nhỏ họ đã ý thức được việc làm lanh, làm vải, vẽ sáp không chỉ để làm đẹp mà còn là trách nhiệm, bổn phận phụ nữ Mông Hoa. 12 tuổi, chị Sùng Thị Mỉ, ở thôn Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ, Hà Giang đã bắt đầu học cách dệt vải, vẽ sáp. Chị tâm sự, muốn vẽ sáp ong trên vải đẹp người con gái Mông phải chăm học, lúc nào cũng phải ghi nhớ trong đầu và phải tự làm, nếu không thì sẽ không bao giờ biết vẽ.

“Đã là con gái Mông khi còn ở nhà bố mẹ ai cũng phải biết trồng lanh, dệt vải, se lanh in sáp, rồi làm thổ cẩm. Khi đấy mới có nhiều chàng trai để ý đến, còn nếu không biết trồng lanh dệt vải, không biết se lanh thì người phụ nữ đấy chưa phải là người phụ nữ Mông” – chị Mỉ nói.

Người phụ nữ Mông Hoa đã và sẽ không bao giờ từ bỏ nghề làm vải lanh, vẽ sáp ong truyền thống của mình. Bởi, đó còn là chuyện tâm linh. Khi qua đời, người Mông Hoa nhất thiết phải mặc váy áo vải lanh, in sáp ong, để được“gia nhập” thế giới tổ tiên.

Theo VOV4

Có thể bạn quan tâm

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”.

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Đã thành thông lệ, vào dịp hè, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Vĩnh Long tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh là con em đồng bào Khmer tại địa phương. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số mà còn tạo nên sân chơi bổ ích trong dịp hè, giúp các em gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.