Xây dựng thương hiệu cá lăng đuôi đỏ

Xây dựng thương hiệu cá lăng đuôi đỏ
Do giá trị kinh tế cao nên cá lăng đuôi đỏ sông Sêrêpốk đang bị khai thác tràn lan, có nguy cơ cạn kiệt. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Do giá trị kinh tế cao nên cá lăng đuôi đỏ sông Sêrêpốk đang bị khai thác tràn lan, có nguy cơ cạn kiệt. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Cá lăng đuôi đỏ là loại cá da trơn, sản vật trên dòng sông Sêrêpốk hùng vĩ (dòng sông chảy ngược từ Đông sang Tây). Giá trị kinh tế loài cá này mang lại khá cao nên trong những năm gần đây, người dân đã tổ chức đánh bắt tràn lan khiến cá lăng đuôi đỏ đang dần cạn kiệt. Trước nguy cơ loài cá quý mất dần trên dòng Sêrêpốk, năm 2005, các hộ dân ở xã Hòa Phú đã có sáng kiến đưa cá lăng đuôi đỏ từ tự nhiên về nuôi trong ao, hồ, môi trường nước tỉnh, dọc sông lưu vực sông Sêrêpốk để vừa phát triển kinh tế, vừa bảo tồn nguồn gen cá lăng đuôi đỏ tự nhiên.

Ông Hoàng Quốc Bài, thôn 5 là một trong những hộ nuôi cá lăng đầu tiên ở xã Hòa Phú cho biết, gia đình ông tận dụng 0,5ha mặt hồ nước bên cạnh dòng sông Sêrêpốk để nuôi cá lăng đuôi đỏ. Để có nguồn cá giống, gia đình mua cá lăng đuôi đỏ còn nhỏ mà bà con dân chài, đánh bắt trên sông với giá với giá bán 300.000 đồng/kg về nuôi. Cá giống sau khi mua được, đem thả vào ao, hồ, cho cá ăn cám cá đậm đặc, hỗ trợ dinh dưỡng để cá phát triển, khi cá lớn được khoảng từ 3 đến 4 lạng cho cá ăn các loại thức ăn truyền thống như cá con, tôm tép... Sau hơn 1 năm thả nuôi, lứa cá giống đầu tiên của gia đình xuất bán đạt trọng lượng từ 3 - 7kg/con, trừ các khoản chi phí gia đình thu về 270 triệu đồng.

Thành công bước đầu từ mô hình đưa cá lăng đuôi đỏ vào môi trường nước tỉnh để nuôi của gia đình ông Hoàng Quốc Bài, ngày càng nhiều hộ dân ở xã Hòa Phú thực nghiệm đưa cá lăng đuôi đỏ vào các ao, hồ nuôi. Năm 2009, người dân xã Hòa Phú đã thành lập Câu lạc bộ nuôi cá lăng đuôi đỏ với 16 thành viên nuôi thả cá lăng trên diện tích gần 10ha.

Theo các hộ dân địa phương, để cá lăng đuôi đỏ phát triển tốt trong môi trường nước tỉnh, người dân xã Hòa Phú đã đào kênh dẫn nước từ sông Sêrêpốk ra vào ao nuôi vừa tạo môi trường nước tự nhiên, tận dụng nguồn thức ăn thực sinh cho cá.

Cá lăng đuôi đỏ có giá bán trên thị trường khoảng từ 300.000-450.000 đồng/kg. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN
Cá lăng đuôi đỏ có giá bán trên thị trường khoảng từ 300.000-450.000 đồng/kg. Ảnh: Phạm Cường-TTXVN

Cá lăng đuôi đỏ nuôi tại xã Hòa Phú có đuôi đỏ thẩm, da sáng hơn, kích thước thân dài, thịt có vị ngọt và thơm, trọng lượng cá có thể lên đến 10kg/con. Đặc biệt, loài cá lăng có nguồn gốc tự nhiên này rất dễ nuôi và sức kháng bệnh rất cao, điểm khác biệt so với cá lăng nuôi ở các địa phương khác. Hiện nay, giá bán cá lăng đuôi đỏ ở Hòa Phú giao động từ  270.000 - 350.000 đồng/kg.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND xã Hòa Phú ông Từ Văn Hợi, hiện nay, các hộ gia đình nuôi cá lăng đuôi đỏ ở xã Hòa Phú phần lớn chỉ dựa vào kinh nghiệm, đầu ra cho sản phẩm chủ yếu tại các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh. Cá lăng được đưa từ môi trường tự nhiên sông Sêrêpốk vào ao nuôi phát triển tốt, tuy nhiên lại không thể sinh sản, nhân giống được nên người dân không thể phát triển thêm được nguồn con giống, nếu người dân phát triển số lượng đàn cá lớn mà không cạnh tranh được với thị trường thì nghề nuôi cá lăng sẽ không duy trì nhân rộng được.

Để chủ động phát triển nghề nuôi cá lăng trong ao nuôi, ngành nông nghiệp thành phố Buôn Ma Thuột đã hỗ trợ người dân về vốn, con giống để phát triển mở rộng chăn nuôi. Năm 2017, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn MasterBrand lập Dự án Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú-Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”. Đồng thời, đơn vị phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú-Buôn Ma Thuột.

Theo bà Hồ Thị Cẩm Lai, Phó Trưởng phòng Kinh tế, Ủy ban nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, việc xây dựng nhãn hiệu cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú-Buôn Ma Thuột là việc làm cần thiết, nhằm khẳng định giá trị của cá lăng đuôi đỏ Hòa Phú, khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi, nhân giống loài cá đặc sản. Đồng thời, xây dựng thương hiệu cho cá lăng đuôi đỏ còn góp phần quảng bá thương hiệu, tìm đầu ra cho sản phẩm, giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi, tạo việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn nguồn gen quý cá lăng đuôi đỏ.
Phạm Cường

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.