Yên Bái: Nhiều đổi thay sau 70 năm giải phóng Nghĩa Lộ

Cánh đồng Mường Lò - Nghĩa Lộ nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN phát
Cánh đồng Mường Lò - Nghĩa Lộ nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN phát

Nghĩa Lộ (Yên Bái) là vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng với bề dày truyền thống lịch sử yêu nước và cách mạng. Truyền thống đó được đánh dấu bằng chiến thắng Nghĩa Lộ 18/10/1952 - mốc son trong lịch sử cách mạng Việt Nam, mở màn cho chiến dịch Tây Bắc toàn thắng. Chiến thắng Nghĩa Lộ đã tạo tiền đề, động lực quan trọng để Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ vượt qua khó khăn, thử thách, xây dựng quê hương, dành được nhiều thành tựu to lớn sau 70 năm giải phóng.

Chiến thắng mở màn chiến dịch Tây Bắc toàn thắng

Mường Lò - Nghĩa Lộ được biết đến là một trong bốn vựa lúa trù phú của miền Tây Bắc. Năm 1948 bị thực dân Pháp chiếm lại và xây dựng trở thành một trong bốn phân khu quân sự mạnh nhất ở vùng Tây Bắc. Đầu năm 1952, Bộ Chính trị và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Tây Bắc. Phân khu Nghĩa Lộ là mục tiêu tấn công chủ yếu, là điểm đột phá mở cửa tiến vào giải phóng Tây Bắc. Với tinh thần quyết tâm “trận đầu phải thắng”, lực lượng vũ trang địa phương và nhân dân trong vùng đã tích cực vận chuyển lương thực, vũ khí, nuôi dấu cán bộ nằm vùng, phối hợp với quân chủ lực, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ kháng chiến.

Ông Đinh Văn Don, bản Ao Luông, xã Sơn A, thị xã Nghĩa Lộ (gia đình trung kiên nuôi giấu cán bộ thời kỳ tạm chiếm) kể lại: Trước đây, nhà ông ở giữa cánh đồng, nghèo lắm nhưng vẫn luôn dành cơm gạo, thuốc men cho bộ đội mình. Khi cán bộ, bộ đội về đây ở, chưa di chuyển được, gia đình ông cũng phải che giấu để đảm bảo an toàn.

Yên Bái: Nhiều đổi thay sau 70 năm giải phóng Nghĩa Lộ ảnh 1Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo phương án tác chiến đánh đồn Nghĩa Lộ năm 1952. Nguồn: yenbai.gov.vn

Chiến dịch Tây Bắc mở màn ngày 14/10/1952, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra lệnh cho Đại đoàn 308 nhanh chóng tiến vào bao vây chặt và tiêu diệt gọn quân địch ở Nghĩa Lộ. Đúng 20 giờ ngày 17/10, quân ta đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm Nghĩa Lộ đồi, tiêu diệt và bắt sống 400 tên địch... Rạng sáng 18/10, Trung đoàn 88 - Đại đoàn 308 nổ súng tiến công cứ điểm Nghĩa Lộ phố. Chỉ sau 2 giờ 20 phút chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ 280 tên địch, thu nhiều vũ khí, chiến lợi phẩm. Nghĩa Lộ hoàn toàn giải phóng. Chiến thắng này đã đập tan mắt xích quan trọng trong hệ thống phòng thủ sông Đà của địch, mở thông đường vào Tây Bắc, nối liền với căn cứ địa Việt Bắc; làm tiền đề thuận lợi cho các đợt chiến dịch tiếp theo; tạo thế và lực cho chiến dịch Tây Bắc toàn thắng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy.

Yên Bái: Nhiều đổi thay sau 70 năm giải phóng Nghĩa Lộ ảnh 2Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Yên Bái trao đổi với phóng viên về chiến thắng Nghĩa Lộ. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN

Tiến sỹ Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Yên Bái mong rằng, thời gian tới, cần tiếp tục tổ chức khảo sát, nghiên cứu hoàn thiện tư liệu về chiến dịch Tây Bắc; trong đó, tỉnh Yên Bái cần làm kỹ tư liệu của đợt 1 tiến công giải phóng Nghĩa Lộ. Tài liệu lịch sử Đảng bộ tỉnh cần viết kỹ hơn về chiến dịch Tây Bắc, làm rõ, chi tiết hơn những đóng góp của nhân dân Yên Bái phục vụ chiến dịch. Bảo tàng tỉnh cần bổ sung thêm tư liệu về chiến dịch và phần lịch sử kháng chiến trong tài liệu giáo dục địa phương...

70 năm đã trôi qua, chiến trường của trận đánh ác liệt năm xưa đã hoàn toàn thay đổi nhưng khí thế cách mạng hào hùng vẫn là nguồn cổ vũ động viên thế hệ hôm nay tiếp bước cha anh, nỗ lực chung tay xây dựng quê hương Nghĩa Lộ ngày một phát triển. Em Phan Diệp Anh, lớp 12A1, Trường Trung học Phổ thông thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) xúc động chia sẻ: Em tự hào là người con của vùng đất Nghĩa Lộ anh hùng. Em sẽ cố gắng nhiều hơn nữa để góp phần nhỏ bé xây dựng quê hương phát triển; xứng đáng với những cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước.

Đổi thay trên mảnh đất chiến trường xưa

Sau ngày giải phóng, Nghĩa Lộ đã nhiều lần thay đổi địa giới hành chính. Hiện nay, thị xã Nghĩa Lộ có 14 đơn vị hành chính xã, phường; diện tích hơn 107 km2; dân số hơn 70.000 người với 21 dân tộc cùng chung sống. Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ đã chung sức xây dựng thị xã văn hóa - du lịch, đô thị loại 3 “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”. Thị xã đã tập trung các nguồn lực để phát triển quy hoạch không gian đô thị; xây dựng nâng cấp các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với các tiêu chí đô thị thông minh, tiên phong trong lĩnh vực chuyển đổi số. Địa phương đã mở rộng hệ thống giao thông liên kết vùng, xây dựng các khu đô thị thương mại hiện đại. Các thiết chế văn hóa được đầu tư đạt chuẩn quốc gia. Các trụ sở cơ quan, đơn vị, trường học, trạm y tế, bệnh viện được xây dựng khang trang đáp ứng tốt nhu cầu của nhân dân. Đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.

Yên Bái: Nhiều đổi thay sau 70 năm giải phóng Nghĩa Lộ ảnh 3Cánh đồng Mường Lò - Nghĩa Lộ nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN phát

Ông Nguyễn Trọng Thông, Tổ 1, phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ phấn khởi cho biết: Sinh sống tại thị xã Nghĩa Lộ từ năm 1993, đến nay, ông nhận thấy Nghĩa Lộ có sự thay đổi rất lớn. Trước đây chỉ có 4 phường, bây giờ đã tăng thêm 10 xã, phường. Đồng thời, du lịch ngày càng phát triển mạnh, thu hút được nhiều du khách và các nhà đầu tư.

Nghĩa Lộ luôn có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, đúng hướng. Thương mại - dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; các ngành công nghiệp sạch phát huy được thế mạnh của địa phương. Đến nay, thị xã Nghĩa Lộ có gần 150 doanh nghiệp, 31 hợp tác xã, trên 2.500 hộ kinh doanh. Trên cánh đồng Mường Lò hôm nay, xen lẫn vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao là những mô hình trồng hoa, trồng cỏ ngọt, trồng rau an toàn đem lại giá trị cao. Những đồi chè xanh, những vườn cây ăn quả gắn với thực hiện chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP) đã đưa những sản phẩm chủ lực của thị xã ra thị trường trong nước và quốc tế.

Chị Lường Thị Thiết, Chủ nhiệm Hợp tác xã An Sơn (xã Phúc Sơn, thị xã Nghĩa Lộ) chia sẻ: Là một doanh nghiệp xây dựng được sản phẩm OCOP, chị rất tự hào vì đã tạo được công ăn việc làm cho bà con, góp phần vào sự phát triển của địa phương.

Là nơi hội tụ, kết nối những giá trị văn hóa đặc sắc, từ năm 2013, thị xã Nghĩa Lộ đã thực hiện đề án thị xã văn hóa - du lịch; chú trọng nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; xây dựng tổ dân phố, thôn, bản hạnh phúc, câu lạc bộ gia đình hạnh phúc. Đến nay, 14/14 xã, phường của thị xã đều đã đạt xã nông thôn mới, phường văn minh đô thị.

Yên Bái: Nhiều đổi thay sau 70 năm giải phóng Nghĩa Lộ ảnh 4Đoàn đại biểu Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, thị xã Nghĩa Lộ đến dâng hương tại Di tích lịch sử Căng - Đồn, thị xã Nghĩa Lộ. Ảnh: TTXVN phát

Vừa qua, đồng bào nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái nói riêng và Tây Bắc nói chung đã vinh dự, tự hào đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Xòe Thái” vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể. Người dân nơi đây càng ý thức hơn việc bảo tồn, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời khai thác các giá trị văn hóa để làm du lịch. Thị xã cũng quan tâm đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch; thường niên tổ chức lễ hội Văn hóa, du lịch Mường Lò; khuyến khích các hộ làm du lịch cộng đồng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Bình quân mỗi năm, thị xã đón hơn 60.000 lượt khách du lịch.

Anh Lê Trung Kiên, du khách ở thành phố Hà Nội cho biết: Đến với Nghĩa Lộ, gia đình anh rất vui và ý nghĩa; bởi vì nơi đây có di tích lịch sử Căng và Đồn Nghĩa Lộ cùng nhiều cảnh đẹp khác. Anh cùng các bạn trẻ cần có trách nhiệm hơn trong việc giới thiệu bản sắc văn hóa truyền thống và lịch sử hào hùng của mảnh đất Nghĩa Lộ tới những người bạn, người thân tại Hà Nội.

70 năm sau ngày giải phóng, Nghĩa Lộ đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc thị xã Nghĩa Lộ đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu cao quý như: Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ; Huân chương Lao động Hạng nhất, hạng Nhì, hạng Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác…

Ông Hà Văn Nam, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Nghĩa Lộ cho biết: Được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã Nghĩa Lộ lần thứ XIV, định hướng phát triển thị xã Nghĩa Lộ phấn đấu đến năm 2025 thị xã trở thành thị xã văn hóa - du lịch và cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại III. Để đạt được mục tiêu đó, các cấp ủy, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo bằng các chương trình, đề án kế hoạch cụ thể trên từng lĩnh vực; đồng thời, phát huy sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc trên địa bàn thị xã, chung sức đồng lòng để thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra.

Phát huy những thành tích đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Nghĩa Lộ tiếp tục đoàn kết, chung tay dựng xây cuộc sống ấm no, hạnh phúc, xây dựng thành công thị xã văn hóa - du lịch, “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”./.

Tuấn Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.