Bắc Kạn khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác

Ngày 16/5, Tỉnh ủy Bắc Kạn tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Dịp này, 36 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016- 2025 và năm 2024 được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Kạn.

bk-160525.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Kạn Phương Thị Thanh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị. Ảnh: Nguyễn Công Hải/TTXVN

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Kạn Phương Thị Thanh ghi nhận, biểu dương, chúc mừng những thành tích nổi bật của toàn Đảng bộ tỉnh, các cán bộ, đảng viên và nhân dân, đặc biệt chúc mừng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, điển hình được lựa chọn, tôn vinh và khen thưởng.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bắc Kạn Phương Thị Thanh nhấn mạnh, các cấp ủy Đảng, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh của từng cơ quan, đơn vị. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phải gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi đặt ra và coi đó là việc làm tự giác, thường xuyên. Các bên liên quan đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng hơn, phát hiện, biểu dương, nhân rộng kịp thời cách làm hay, mô hình có hiệu quả trong học tập và làm theo Bác, tạo sức lan tỏa trong toàn xã hội, nhằm khơi dậy khát vọng thực hiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân...

bk3-160525.jpg
36 tập thể, cá nhân được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Nguyễn Công Hải/TTXVN

Theo Tỉnh ủy Bắc Kạn, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở Bắc Kạn đã có sức lan tỏa sâu rộng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành và nhân dân. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn với Chỉ thị 05-CT/TW đến nay đã trở thành nội dung thường xuyên trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt cơ quan và trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá phân loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm; qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; kịp thời sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, yếu kém; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, xuất hiện nhiều gương “người tốt - việc tốt”, mô hình mới, cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh tại Bắc Kạn.

bac-kan1.jpg
Trao Bằng khen các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016- 2025. Ảnh: Nguyễn Công Hải - TTXVN

Từ năm 2015 đến năm 2025, hàng nghìn việc làm có ý nghĩa với trị giá hàng chục tỷ đồng đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh triển khai tại các xã khó khăn của tỉnh. Từ năm 2016-2024, toàn tỉnh có 2.609 tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong đó, 30 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Ban Tuyên giáo Trung ương; 245 tập thể, cá nhân được nhận Bằng khen của UBND tỉnh; 1.475 tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng cấp huyện; 859 tập thể, cá nhân được biểu dương, khen thưởng cấp xã.../.

Có thể bạn quan tâm

Giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số ở Hòa Bình tiếp cận với tin học

Giúp học sinh vùng dân tộc thiểu số ở Hòa Bình tiếp cận với tin học

Ngày 16/5, tại xã Đoàn Kết, huyện Đà Bắc (Hòa Bình), Bộ Tư lệnh Quân khu 3 phối hợp với UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức trao tặng phòng học máy vi tính cho Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Đoàn Kết; tặng quà đối tượng chính sách, người nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Hoạt động nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

'Đổi đời' từ vốn vay chính sách

'Đổi đời' từ vốn vay chính sách

Nhờ tiếp cận hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo, cận nghèo tại An Giang đã mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chương trình tín dụng chính sách đã mở ra cơ hội "đổi đời" cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Sáng 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, có bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Hỗ trợ người nghèo 'an cư'

Hỗ trợ người nghèo 'an cư'

Đắk Lắk là một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đặc biệt là ở các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đảm bảo chỗ ở ổn định, an toàn cho các hộ nghèo là nhu cầu bức thiết, tạo tiền đề để người dân an tâm lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Nông có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định đời sống cho người dân, trong bối cảnh tỉnh còn nhiều khó khăn và địa hình đồi dốc, chia cắt mạnh. Ảnh: TTXVN phát

Đắk Nông tháo gỡ khó khăn về đất đai, hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Việc xóa nhà tạm, dột nát, đẩy nhanh hỗ trợ đất ở, nhà ở cho các hộ dân là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Đắk Nông hiện nay. Với sự quan tâm của Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, địa phương đặt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, dột nát trước ngày 31/12 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.