Bảo đảm mở cửa trường học an toàn; lên kế hoạch chăm sóc điều trị trẻ mắc COVID-19

Trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long phân luồng các hướng đi vào lớp cho học sinh. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN
Trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long phân luồng các hướng đi vào lớp cho học sinh. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 24/2 đến 16h ngày 25/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 78.795 ca mắc mới, trong đó 21 ca nhập cảnh; 78.774 ca ghi nhận trong nước (tăng 9.655 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố (có 54.345 ca trong cộng đồng).

Bảo đảm mở cửa trường học an toàn; lên kế hoạch chăm sóc điều trị trẻ mắc COVID-19 ảnh 1Trường THCS Nguyễn Trãi, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long phân luồng các hướng đi vào lớp cho học sinh. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.120.301 ca mắc, trong đó có 2.355.619 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh; 3.235 bệnh nhân nặng đang điều trị; 39.962 ca tử vong

Tính đến ngày 24/2 đã có 192.865.977 liều vaccine được tiêm. Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.110.836 liều: mũi 1 là 70.849.206 liều; mũi 2 là 67.187.585 liều; mũi 3 là 1.441.597 liều; mũi bổ sung là 13.628.967 liều; mũi nhắc lại là 23.003.481 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.755.141 liều: mũi 1 là 8.620.184 liều; mũi 2 là 8.134.957 liều.

Bảo đảm an toàn cho trẻ em khi trở lại trường

Tại Phiên giải trình về tình hình tổ chức triển khai dạy học trong bối cảnh COVID-19 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, với hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương đã ban hành những kịch bản, lộ trình, các phương án, tổ chức diễn tập, chuẩn bị các điều kiện... quyết tâm đưa học sinh trở lại trường học.

Khẳng định tiếp tục nhất quán trong việc chỉ đạo đưa học sinh quay trở lại trường học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh đây là xu hướng tất yếu, không thể khác được.

Về câu hỏi đảm bảo an toàn của trẻ em quay lại trường học, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Xuân Tuyên cho biết, qua làm việc, Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh, thời điểm nay đưa ra quan điểm coi dịch COVID-19 như cúm mùa là quá sớm; dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, chưa thể chấm dứt trong năm 2022 và có nguy cơ xuất hiện biến chủng mới.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ đến trường, Bộ Y tế đã phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành các văn bản về hướng dẫn công tác phòng, chống dịch trong trường học. “Cơ bản nhất hiện nay là các địa phương tổ chức thực hiện như thế nào? Bộ Y tế và Bộ Giáo dục không có văn bản nào cấm đưa học sinh đến trường mà chỉ có hướng dẫn biện pháp phòng, chống dịch khi đến trường; căn cứ cấp dịch để dạy trực tuyến hay trực tiếp phù hợp từng địa bàn của tỉnh. Sau khi xuất hiện các ca mắc trong trường học, các địa phương tự ra văn bản quyết định dừng học trực tiếp tại trường”, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu rõ.

Sử dụng thuốc Molnupiravir an toàn, hiệu quả

Chiều 25/2, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, để đảm bảo nguồn cung ứng và tăng cường khả năng tiếp cận thuốc mới trong điều trị COVID-19, ngày 17/2/2022, Bộ Y tế đã có Quyết định số 69/QĐ-QLD cấp giấy đăng ký lưu hành có điều kiện đối với 3 thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir sản xuất trong nước, cụ thể: Thuốc Molnupiravir 200mg của Công ty CP Hoá - Dược phẩm Mekophar; Molnupiravir 400mg của Công ty TNHH Liên doanh StellaPharm; Molnupiravir 400mg của Công ty Cổ phần dược phẩm Boston Việt Nam.

Để đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) khuyến cáo người dân cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc Molnupiravir để điều trị COVID-19.

Theo Cục Quản lý Dược, Molnupiravir được sử dụng để điều trị COVID-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày; không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp.

Đặc biệt, Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ có khả năng mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Bên cạnh đó, dựa trên khả năng xảy ra các phản ứng có hại cho trẻ sơ sinh từ Molnupiravir, không khuyến cáo cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Đối với nam giới, Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới hoạt động tình dục với phụ nữ có khả năng sinh đẻ nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thuốc Molnupiravir khi có đơn của bác sĩ theo đúng chỉ định, các giới hạn sử dụng và các cảnh báo, thận trọng của thuốc nêu trên. Trong quá trình sử dụng thuốc Molnupiravir, nếu gặp phải bất kỳ phản ứng có hại nào của thuốc, cần thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ để được tư vấn và xử trí kịp thời.

Đặc biệt lưu ý người dân không tự ý mua, sử dụng thuốc Molnupiravir trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường, chỉ sử dụng các thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành để đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị và sức khỏe của chính mình.

Hướng dẫn chăm sóc, điều trị COVID-19 ở trẻ em


Tại Hướng dẫn mới về chẩn đoán và điều trị COVID-19 ở trẻ em do Bộ Y tế vừa ban hành trẻ em mắc COVID-19 mức độ nhẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị không dùng thuốc như sau: Nằm phòng cách ly, hoặc theo hướng dẫn cách ly tại nhà của Bộ Y tế. Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi. Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol. Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ. Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng. Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

Bên cạnh đó, cần đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt; Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 02 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở.

Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm quy định), báo nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường

Trẻ có triệu chứng bất thường như Sốt > 38 độ C; Tức ngực; Đau rát họng, ho; Cảm giác khó thở; Tiêu chảy; SpO2 < 96%; Trẻ mệt, không chịu chơi; Ăn/bú kém cần báo nhân viên y tế.

Khi trẻ có dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay. Các dấu hiệu gồm: Thở nhanh; Li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; Khó thở, cánh mũi phập phồng; Tím tái môi, đầu chi; Rút lõm lồng ngực; SpO2 < 95%.

Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh vừa có văn bản khẩn gửi các đơn vị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường chăm sóc, thu dung điều trị trẻ mắc COVID-19.

Thời gian qua, trên địa bàn Thành phố ghi nhận số trẻ em mắc COVID-19 có xu hướng tăng. Theo dữ liệu giám sát từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), từ ngày 14/2 đến ngày 22/2, số trẻ mắc COVID-19 tăng gấp 3 lần so với khoảng thời gian từ ngày 7/2 đến ngày 13/2.

Nhằm bảo đảm an toàn cho trẻ, nhất là trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm chủng, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn khẩn trương triển khai các hoạt động thu dung, điều trị trẻ mắc COVID-19.

Cụ thể, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường sàng lọc khi tiếp nhận trẻ đến khám, chữa bệnh vì triệu chứng sốt, kèm hoặc không kèm các triệu chứng hô hấp khác, cần thực hiện xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 sớm (xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR) để phát hiện, cách ly điều trị kịp thời.

Ngoài ra, Sở Y tế cũng khuyến khích thành lập khoa COVID-19 tại các bệnh viện chuyên khoa nhi, hoặc đơn vị chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại khu vực cách ly dành cho người mắc của bệnh viện. Trong giai đoạn hiện nay, khi phát hiện trẻ có xét nghiệm tầm soát dương tính và có chỉ định nhập viện điều trị, các đơn vị cần liên hệ ngay tới Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 để chuyển viện kịp thời... Trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vaccine phải được xem là nhóm nguy cơ, nhất là trẻ em có bệnh nền như béo phì, các bệnh lý bẩm sinh...

Bệnh nhân hậu COVID nên tái khám sau 2-4 tuần khỏi bệnh


Bệnh nhân hậu COVID nên tái khám sau 2-4 tuần khỏi bệnh để đảm bảo khỏe mạnh hoàn toàn, không còn di chứng – Đó là thông điệp được các bác sĩ khuyến cáo tại Hội thảo “Tư vấn Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19”, do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Cần Thơ phối hợp với Hội Y học thành phố Cần Thơ tổ chức ngày 25/2.

Theo Bác sĩ Chuyên khoa II, Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ Vũ Thị Hương Giang, đa phần bệnh nhân phục hồi sức khỏe sau khi điều trị các triệu chứng hậu COVID-19. Một số thống kê cho thấy bệnh nhân không điều trị vẫn có cải thiện, song cần nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân bị biến chứng nặng, không được điều trị kịp thời có thể trở thành di chứng vĩnh viễn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Các vấn đề chủ yếu mà người bệnh gặp phải hậu COVID là: mệt mỏi (58%), đau đầu (44%), rối loạn chú ý, rụng tóc, khó thở, lú lẫn, loạn thần, nổi mề đay, đau cơ, trầm cảm, đánh trống ngực... Về tâm lý, nhiều bệnh nhân bị stress, rối loạn lo lâu, rối loạn giấc ngủ... Do đó, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sớm. Các bác sĩ sẽ được thực hiện xét nghiệm, đánh giá tổng quát thể trạng. Từ đó, kịp thời điều trị di chứng do SARS-CoV-2 gây ra, giúp bệnh nhân trở lại cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Bác sĩ Chuyên khoa II Triệu Anh Đệ, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ nêu lưu ý các nhóm bệnh nhân hậu COVID cần đặc biệt quan tâm đến việc tái khám sau khi khỏi bệnh, đó là: những người có bệnh nền (như huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa...); nhóm người từ 60 tuổi trở lên; nhóm người khi mắc COVID có các triệu chứng nặng (suy hô hấp, sốt cao...).

Các bác sỹ cũng khuyến cáo người bệnh hậu COVID nên tăng cường các bài tập thở, đi bộ, tập dưỡng sinh, chạy xe đạp... để phục hồi chức năng phổi. Đồng thời, cần chú ý dinh dưỡng, chia nhỏ bữa ăn thành 3-5 bữa/ngày, với thực đơn nhiều rau, trái cây, nước ép. Đặc biệt, bổ sung sữa và chuối để tăng kali...

P. V

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Sáng 21/4, đại diện lãnh đạo UBND xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng và người dân địa phương đã tìm thấy thi thể hai em học sinh mất tích khi tắm tại sông Dinh.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 21/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C. Có mây, ngày nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Bộ Y tế thông tin về thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép

Bộ Y tế thông tin về thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Hai cháu nhỏ tại Lào Cai tử vong trong hố nước cạnh nhà

Hai cháu nhỏ tại Lào Cai tử vong trong hố nước cạnh nhà

Ngày 20/4, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã đến thăm hỏi, chia buồn và động viên gia đình, thân nhân của hai cháu bé bị tử vong do đuối nước khi không may bị rơi xuống hố nước cạnh nhà riêng đang xây dựng tại thôn Hỏm Trên, xã Nậm Chày. Vụ việc xảy ra vào chiều 19/4, khiến người dân địa phương bàng hoàng và đau xót.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Ngày 20/4, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ. Đây là những cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên được đưa về từ Thái Lan, thuộc Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032”.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới

Ngày 20/4, cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết, vừa phát hiện và bắt giữ một người phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.