Bổ sung vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm để cải thiện sức khỏe cộng đồng

Ngày 11/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

vna_potal_hoi_thao_gop_y_quy_dinh_kiem_soat_dua_cac_vi_chat_vao_thuc_pham_7646904.jpg
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Hạnh Quyên - TTXVN

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, thiếu vi chất còn được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” bởi nó diễn biến từ từ và âm thầm. Để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và vi chất cần thiết cho sự phát triển, Luật An toàn thực phẩm quy định các tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm phải bổ sung vi chất dinh dưỡng vào sản phẩm của mình. Việc thiếu hụt vi chất dinh dưỡng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, sau 7 năm thực hiện Nghị định số 09, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đạt chuẩn trong cộng đồng đã giảm. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ em trên toàn quốc sử dụng i-ốt hiện đang ở mức thấp gần sát với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó trẻ em miền núi có tỷ lệ rất thấp và không đáp ứng được yêu cầu khuyến cáo. Tỷ lệ sử dụng i-ốt không đạt chuẩn WHO cũng xuất hiện ở nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (chỉ đạt khoảng 50%), trong khi tỷ lệ hộ gia đình đạt yêu cầu là 27%, so với mức khuyến cáo 90% của WHO.

Tình trạng thiếu sắt, kẽm và vitamin A trong huyết thanh vẫn còn tồn tại trong cộng đồng, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em – những đối tượng nhạy cảm và cần được bổ sung vi chất nhiều nhất. Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, thiếu i-ốt tác động lớn đối với sức khỏe cộng đồng, cần tiếp tục tăng cường i-ốt vào muối dùng trực tiếp và trong chế biến thực phẩm. Đồng thời, việc bổ sung sắt, kẽm vào bột mì, vitamin A, dầu ăn là cần thiết để đảm bảo ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng trong cộng đồng. Đây là biện pháp hiệu quả, bền vững và ít tốn kém nhất.

"Tuy nhiên, Ban soạn thảo vẫn nhận được ý kiến từ một số doanh nghiệp đề nghị không bắt buộc đưa vi chất dinh dưỡng vào dự thảo. Do đó, Bộ Y tế tổ chức hội thảo lần này để thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong nước và quốc tế, phân tích và làm rõ vấn đề, có được các minh chứng khoa học cụ thể để báo cáo lên Chính phủ, đảm bảo rằng khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Trước đó, Quyết định 53/2024/QĐ-CP ngày 15/1/2024, Chính phủ đã giao cho Bộ Y tế nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09. Đến thời điểm hiện tại, hồ sơ hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 09 cơ bản đã được hoàn thành và quá trình lấy ý kiến từ các cơ quan, đơn vị liên quan cũng đã được tổ chức.

Tiến sĩ Loland Kupka, Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết: Tại Việt Nam, cần áp dụng toàn diện các biện pháp để bù đắp sự thiếu hụt này bằng cách tăng cường vi chất dinh dưỡng trên quy mô rộng và lớn. Chúng tôi khuyến nghị việc bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào các sản phẩm như dầu ăn, bột mì, muối nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt vitamin và khoáng chất đang phổ biến.

vna_potal_hoi_thao_gop_y_quy_dinh_kiem_soat_dua_cac_vi_chat_vao_thuc_pham_7646700.jpg
Tiến sĩ Loland Kupka, Cố vấn dinh dưỡng khu vực, Văn phòng UNICEF khu vực Đông Á và Thái Bình Dương phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hạnh Quyên- TTXVN

Tiến sĩ Trần Anh Dũng, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế nhận định, một số doanh nghiệp lo ngại rằng việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm sẽ làm tăng giá bán, gây khó khăn trong cạnh tranh với các doanh nghiệp không thực hiện việc này.

Tiến sĩ Dũng phân tích, qua điều tra đánh giá tác động về mặt kinh tế, pháp luật, thủ tục hành chính, phương án bắt buộc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào muối, bột mì mang lại nhiều lợi ích hơn so với phương án khuyến khích. Điều này đáp ứng yêu cầu cấp bách trong việc giảm nhanh tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đáng báo động ở cộng đồng. Về mặt kinh tế, phương án bắt buộc này tạo ra lợi ích kinh tế cao hơn, ước tính khoảng 13.451 tỷ đồng, với tỷ suất lợi ích trên chi phí gần gấp đôi (85,0: 1 so với 46,3).

Trong bối cảnh kinh tế-xã hội của Việt Nam và mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, giải pháp trung hạn tăng cường các vi chất dinh dưỡng thiết yếu vào muối và bột mì là lựa chọn tối ưu. Giải pháp này không chỉ đảm bảo sự bình đẳng trong việc tiếp cận vi chất mà còn kết hợp được nguồn lực từ khu vực công và tư nhân. Theo đó, các cơ sở sản xuất thực phẩm sẽ chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối các sản phẩm được tăng cường vi chất, còn người tiêu dùng sẽ chi trả một khoản nhỏ để tiếp cận thực phẩm có lợi cho sức khỏe với chi phí thấp.

Tại hội thảo, các chuyên gia trong, ngoài nước đều bày tỏ quan điểm đề xuất giữ nguyên khoản 1, Điều 6 của Nghị định số 09 do Chính phủ ban hành, liên quan đến việc bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Bà Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế sẽ tổng hợp tất cả các ý kiến đóng góp, cùng với các phân tích dựa trên cơ sở khoa học được các chuyên gia và đại diện các tổ chức quốc tế nêu ra trong buổi hội thảo. Những thông tin này là cơ sở để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời sẽ được sử dụng để trao đổi với các doanh nghiệp. Bộ cũng sẽ sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2016/NĐ-CP về việc tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm để trình lên Chính phủ.

HQ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Lâm Đồng: Nhiều nơi ở Đà Lạt ngập cục bộ sau trận mưa lớn

Chiều 16/6, trên địa bàn thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) xuất hiện trận mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ đã gây ngập cục bộ tại một số khu vực, đoạn đường ven suối trong trung tâm thành phố. Sau khoảng 30 phút, nước đã rút tại các khu vực này.

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Tìm kiếm hài cốt liệt sỹ - Hành trình tri ân

Hà Giang - nơi địa đầu Tổ quốc, từng chứng kiến những tháng năm rực lửa trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Nơi đây trên từng triền núi, từng tấc đất thấm đẫm máu xương và hành trình tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ chưa có điểm dừng.

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Hỗ trợ xóa trên 206.000 căn nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Ngày 15/6, theo thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo, tuần qua trên cả nước đã có thêm hai địa phương (Hải Dương và Cà Mau) hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát, qua đó nâng tổng số địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc là 23/63 địa phương.

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

'Ống tiết kiệm 3 sạch' gom góp nhỏ hiệu quả lớn

Giữa núi non hùng vĩ của Hà Giang, nơi đời sống người dân còn nhiều vất vả, có một mô hình nhỏ bé nhưng mang sức mạnh lan tỏa to lớn, đó là “Ống tiết kiệm 3 sạch”. Không phải chương trình đầu tư khổng lồ, cũng không cần đến ngân sách dồi dào, mô hình này được nuôi dưỡng từ những đồng tiền lẻ, những tấm lòng sẻ chia, gom góp qua từng ngày nhưng lại góp phần thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng sống cho hàng nghìn hội viên phụ nữ Hà Giang.

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Hơn 70% hợp tác xã ở Thái Nguyên liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 804 hợp tác xã với hơn 42.000 thành viên, người lao động và 350 tổ hợp tác hoạt động theo Nghị định số 77/2019/NĐ-CP của Chính phủ với hơn 6.000 thành viên, người lao động. Bên cạnh đó, tỉnh còn có trên 4.000 tổ hợp tác đang hoạt động theo nhu cầu tự phát, không có đăng ký thành lập với khoảng 100.000 thành viên, người lao động tham gia.

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Nghệ An: Cao điểm 90 ngày làm sạch dữ liệu hôn nhân

Ngày 13/6, thông tin từ UBND tỉnh Nghệ An cho biết, tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 438/KH-UBND ngày 11/6/2025 về việc triển khai đợt cao điểm 90 ngày, đêm nhằm làm sạch dữ liệu tình trạng hôn nhân, đồng bộ hóa với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và tiến tới cắt giảm các thủ tục hành chính liên quan đến xác nhận tình trạng hôn nhân trên địa bàn tỉnh.

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Yoga góp phần xây dựng một trái đất, một sức khỏe chung

Ngày 14/6, tại Khu du lịch Mộc Châu Island, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Ngày hội Quốc tế Yoga năm 2025, với chủ đề “Vì một trái đất, một sức khỏe chung”.

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Bắc Kạn quyết định dừng tìm kiếm nạn nhân nghi mất tích tại 'hố tử thần'

Sau hơn 16 ngày tìm kiếm tích cực bằng nhiều phương pháp, lực lượng cứu nạn không tìm thấy nạn nhân. Công tác tìm kiếm gặp rất nhiều khó khăn và nguy hiểm, UBND tỉnh Bắc Kạn đã đồng ý với đề xuất của UBND huyện Na Rì dừng các hoạt động tìm kiếm đối với nạn nhân nghi mất tích tại hố sụt lún ở thôn Hiệp Lực (xã Kim Lư, huyện Na Rì).

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Quảng Trị: Mưa lũ khiến 2 người chết, 1 người bị thương, hàng nghìn hộ dân bị ngập sâu

Chiều 13/6, theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, do ảnh hưởng bão số 1, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã xảy ra mưa lớn kéo dài, lũ lên nhanh trên các sông đã gây thiệt hại nghiêm trọng khiến 2 người chết, tài sản người dân và cơ sở hạ tầng, sản xuất nông nghiệp bị hư hại nặng, mất trắng.

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Quảng Bình: Mưa lớn khiến 4 người dân mất tích

Đến 18 giờ chiều 13/6, mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 1 đã khiến 4 người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mất tích; nhiều điểm vẫn ngập cục bộ gây chia cắt tại các huyện miền núi; sản xuất nông nghiệp thiệt hại nghiêm trọng.

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ châu chấu tre gây hại cây trồng

Trước việc một số địa phương đã công bố dịch châu chấu tre gây hại cây rừng và cây trồng nông nghiệp, Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố tập trung hướng dẫn điều tra phát hiện sớm và phun trừ kịp thời các ổ châu chấu trên địa bàn ngay khi châu chấu còn tuổi nhỏ.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để phát triển nông nghiệp hiện đại

Tỉnh Trà Vinh tranh thủ nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 và các chương trình, đề án đang triển khai tập trung đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, cơ giới hóa, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Nhiều sai sót khi cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh

Đoàn kiểm tra, hậu kiểm tra sau cấp mã số vùng trồng do Chi cục Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Kon Tum) chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân Tu Mơ Rông đã có kết luận việc cấp mã số vùng trồng sâm Ngọc Linh tại Công ty cổ phần Rượu sâm Ngọc Linh Kon Tum tại xã Ngọk Lây. Với sự phối hợp của các đơn vị ngoài ngành nông nghiệp, nhiều cái sai đã được điểm tên.

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Thiên tai liên tiếp gây thiệt hại hơn 18 tỷ đồng tại Gia Lai

Từ đầu năm đến ngày 11/6/2025, thiên tai liên tiếp xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã gây tổng thiệt hại ước tính hơn 18 tỷ đồng. Thiên tai với các hình thái như hạn hán, mưa dông, lốc sét, sương muối và mưa lớn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh và kết cấu hạ tầng ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Các địa phương Tây Nguyên đề phòng với mưa lớn, lũ quét

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, vào 8 giờ ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1 (tên quốc tế là WUTIP). Hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa Tây Nam gây ra một đợt mưa lớn trên diện rộng tại khu vực Tây Nguyên. Khu vực tỉnh Gia Lai, theo dự báo từ ngày 11 đến sáng 13/6 có mưa vừa đến mưa to và dông.

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Bố trí kinh phí sửa chữa, tránh xảy ra sự cố công trình thủy lợi vùng hạ du

Nhận định mùa mưa lũ sắp tới có thể diễn biến phức tạp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước Trần Tuệ Hiền đã chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương đồng loạt tăng cường công tác quản lý nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống công trình thủy lợi trên toàn tỉnh. Mục tiêu là chủ động phòng ngừa, hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Kon Tum tăng cường các biện pháp ứng phó mưa bão

Ngày 11/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum đã ban hành công văn số 29/PCTT về việc chủ động ứng phó với mưa, bão trên địa bàn tỉnh Kon Tum, nhằm ứng phó kịp thời nguy cơ mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét.

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 3 tỉnh Tây Nguyên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ 19 giờ 30 ngày 11/6 đến 00 giờ 30 ngày 12/6, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng tiếp tục có mưa với lượng mưa lũy tích phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 90mm. Nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện: Cư Kuin, Ea H'leo, Ea Súp, Krông A Na, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Lắk (tỉnh Đắk Lắk); Cư Jút, Đăk Glong, Đắk Mil, Đắk R'Lấp, Đắk Song, Krông Nô, thành phố Gia Nghĩa, Tuy Đức (tỉnh Đắk Nông); Bảo Lâm, Đam Rông, Đơn Dương, Lạc Dương, Lâm Hà (tỉnh Lâm Đồng). Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy cấp 1.

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Gia Lai chỉ đạo xử lý vụ khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh Chư Đang Ya – Biển Hồ

Sau phản ánh của TTXVN và người dân về tình trạng khai thác đất trái phép tại khu vực giáp ranh giữa xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) và xã Biển Hồ (thành phố Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan liên quan vào cuộc kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.