Chuyển hướng xuất khẩu

Chuyển hướng xuất khẩu
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Minh Phu Seafood Corp tại Khu công nghiệp Nam Sông Hậu (Hậu Giang). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Dây chuyền chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Minh Phu Seafood Corp tại Khu công nghiệp Nam Sông Hậu (Hậu Giang). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Thiếu sự gắn kết

Mặc dù xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới nhưng đến nay tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp của Việt Nam cho mạng lưới phân phối vẫn chiếm tỷ lệ thấp cả về số lượng và giá trị kim ngạch.

Chính vì vậy, Bộ Công Thương xây dựng Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài” và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và triển khai trong thời gian gần đây nhằm đẩy mạnh kết nối doanh nghiệp Việt với các nhà bán lẻ nước ngoài; trong đó phối hợp với các Tập đoàn phân phối lớn như Central Group, AEON, Auchan...

Theo ông Tạ Hoàng Linh - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), Đề án nhằm giúp doanh nghiệp trực tiếp tham gia mạng phân phối, nắm bắt tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng và tiếp cận phương thức quản lý chất lượng tiên tiến, đảm bảo đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.

Bên cạnh đó, các chuỗi phân phối có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với doanh nghiệp Việt Nam để đa dạng thêm nguồn hàng, kiểm soát tốt hơn chất lượng hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng nông - lâm - thủy sản cần quản lý chất lượng tận gốc. Hơn nữa, cả doanh nghiệp và nhà bán lẻ đều có lợi về giá thông qua giảm chi phí trung gian.

Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng rất lớn tới hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam nhất là mặt hàng nông sản.

Anh Lê Đức Bình (ngoài cùng bên phải) thôn Sơn Thủy, xã Tân Phúc, huyện miền núi Lang Chánh kiểm tra chất lượng than tre hoạt tính mới sản xuất. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Anh Lê Đức Bình (ngoài cùng bên phải) thôn Sơn Thủy, xã Tân Phúc, huyện miền núi Lang Chánh kiểm tra chất lượng than tre hoạt tính mới sản xuất. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Mặc dù, cung cầu hàng hóa tuy được bảo đảm, nhưng vẫn thiếu tính bền vững do liên kết giữa các nhà sản xuất, phân phối, vận chuyển và người tiêu dùng còn lỏng lẻo, đặc biệt là với hàng nông sản khiến thị trường dễ bị biến động cục bộ.

Vì vậy, khi thị trường dư nguồn cung hoặc cầu tăng đột biến sẽ khiến cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc tiếp cận công cụ điều tiết bình ổn thị trường.

Ông Trần Duy Đông cũng khuyến cáo doanh nghiệp cần sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và truy xuất nguồn gốc để dễ đưa hàng vào hệ thống siêu thị và thị trường xuất khẩu khó tính.

Mặt khác, Nhà nước nên chuyển dần hình thức hỗ trợ người nông dân trực tiếp như một số cách làm thời gian qua mà chuyển sang hỗ trợ gián tiếp thông qua các công cụ như bảo hiểm giá; các vấn đề liên quan đến kho lạnh, logistics, công nghiệp chế biến...

Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, MM Mega Market đã thành lập 4 trung tâm mua hàng nông sản ở Việt Nam và năm 2019 doanh nghiệp này đã xuất khẩu trên 1.000 tấn nông sản của Việt Nam qua hệ thống phân phối. Ngoài ra, bình quân mỗi năm Tập đoàn Central Group xuất khẩu 46 triệu USD giá trị hàng hóa Việt Nam và con số này tiếp tục tăng trưởng.

Hay như Saigon Co.op phối hợp với hệ thống NTUC FairPrice, mỗi năm xuất khẩu trên 200 container hàng hóa nhiều chủng loại vào thị trường Singapore.

Đặc biệt, siêu thị AEON đang xuất khẩu 250 triệu USD/năm giá trị hàng hóa của Việt Nam thông qua thương hiệu Top Value. Theo cam kết của AEON, trong năm nay giá trị xuất khẩu hàng hóa Việt Nam qua hệ thống phân phối này sẽ tăng lên 500 triệu USD và năm 2025 là 1 tỷ USD.

Mặt khác, Vinamilk cũng thành công trong việc đưa sản phẩm sữa organic vào Singapore và đang đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường khác như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thương mại, để hàng hóa có thể "vào" được các hệ thống phân phối nước ngoài, người sản xuất, xuất khẩu buộc phải tuân thủ các quy định rất nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, bao bì, nhãn mác… do đơn vị thu mua đưa ra. Đây cũng là cơ hội tốt để chuẩn hóa hàng hóa ngay từ khâu sản xuất.

Dù lợi ích rất rõ ràng, song không phải doanh nghiệp nào muốn tham gia vào chuỗi tiêu thụ đều có thể thực hiện. Bởi thực tế cho thấy, chỉ những doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, có kinh nghiệm, năng lực mới có thể làm được.

Ngược lại, với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa từng tham gia xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn do chưa nắm bắt yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng hàng hóa.

Cấp đông sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Minh Phu Seafood Corp tại Khu công nghiệp Nam Sông Hậu (Hậu Giang). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN
Cấp đông sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Tập đoàn Minh Phu Seafood Corp tại Khu công nghiệp Nam Sông Hậu (Hậu Giang). Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Giải pháp linh hoạt

Chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực này, ông Nguyễn Ngọc Luân - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Lâm San (Đồng Nai) cho hay, các sản phẩm của hợp tác xã hiện đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu và được xuất khẩu với số lượng lớn sang thị trường này.

Chính vì thế, thay vì sản xuất đại trà rồi đem bán như trước đây, hợp tác xã đang tự tìm gặp các nhà phân phối đặt vấn đề, đưa sản phẩm cho họ xem và tổ chức sản xuất phù hợp. Việc làm này tuy mất thời gian, nhưng hàng hóa sản xuất đảm bảo chắc chắn được đầu ra và có giá thành tốt hơn.

Cùng chung quan điểm này, không ít doanh nghiệp cũng tích cực ủng hộ phương án xuất khẩu thông qua hệ thống phân phối nước ngoài.

Không những thế, nhiều doanh nghiệp còn coi đó như là hướng đi để phát triển xuất khẩu bền vững, mang lại hiệu quả và giá trị gia tăng cao.

Công ty cổ phần tự động hóa PMTT với 3 cơ sở tại Hà Nội chuyên gia công các sản phẩm cơ khí, cơ khí chính xác, thiết kế chế tạo máy, tự động hóa dây chuyền sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Công ty áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2008, phương pháp quản lý sản xuất “5S” của Nhật Bản để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ công nhân viên, đầu tư chiều sâu trang thiết bị để có những sản phẩm nhận được sự tín nhiệm của các khách hàng trong các khu công nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Công ty cổ phần tự động hóa PMTT với 3 cơ sở tại Hà Nội chuyên gia công các sản phẩm cơ khí, cơ khí chính xác, thiết kế chế tạo máy, tự động hóa dây chuyền sản xuất, kinh doanh các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Công ty áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, không ngừng cải tiến hệ thống quản lý chất lượng dựa trên các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2008, phương pháp quản lý sản xuất “5S” của Nhật Bản để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ công nhân viên, đầu tư chiều sâu trang thiết bị để có những sản phẩm nhận được sự tín nhiệm của các khách hàng trong các khu công nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, để hỗ trợ doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và giúp tăng trưởng xuất khẩu thông qua gián tiếp, Bộ Công Thương đã thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt.

Theo đó, liên tiếp trong những ngày đầu năm 2020, lãnh đạo Bộ Công Thương không chỉ làm việc với các tập đoàn phân phối lớn tại Việt Nam mà còn làm việc với các hệ thống thương mại điện tử lớn nhằm đa dạng các kênh xuất khẩu cho hàng Việt.

Không chỉ vậy, các cơ quan chức năng, nhất là Tham tán thương mại Việt Nam tại các thị trường xuất khẩu phải chủ động kết nối chặt với doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, nhu cầu thị trường, ngành hàng mà doanh nghiệp có điều kiện phát triển.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đưa ra những khuyến cáo về rào cản kỹ thuật, các tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu để doanh nghiệp trong nước chủ động điều chỉnh, tránh trường hợp bị trả lại hàng, dù là trực tiếp hay gián tiếp.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định: Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, ngành chức năng tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp kiểm tra, giám sát việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, từ đó giúp doanh nghiệp tham gia bền vững vào chuỗi cung ứng hệ thống phân phối toàn cầu.
Uyên Hương









 

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.