Đặc sắc Hội voi Buôn Đôn

Ngày 12/3/2025, tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk diễn ra Hội voi Buôn Đôn năm 2025. Đây là chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10/3/1975 - 10/3/2025) và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.

potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908549.jpg
Voi H’Khun của Nài voi Y’Sa Nóp (trái) đạt giải Nhất cuộc thi trang điểm cho voi. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
voi-1.jpg
Hội voi Buôn Đôn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham dự. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Hội voi nhằm tôn vinh vai trò của loài voi trong đời sống văn hóa và kinh tế của người dân địa phương, thể hiện sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Sự kiện này không chỉ tôn vinh văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, góp phần quảng bá du lịch, nâng cao nhận thức về bảo tồn voi. Tại Hội voi Buôn Đôn năm 2025 diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc như cúng sức khỏe cho voi, trang điểm cho voi, tiệc buffet cho voi...

Anh Trần Văn Biền, du khách đến từ tỉnh Hải Dương chia sẻ: Đây là lần đầu tiên anh tham dự Hội voi Buôn Đôn cũng là lần đầu được nhìn thấy voi, cho voi ăn, chụp ảnh kỷ niệm cùng voi nên cảm giác rất thích thú. Đặc biệt, các hoạt động như trang điểm cho voi, tiệc buffet cho voi… để lại ấn tượng sâu sắc với anh và nhiều du khách. Anh hy vọng thời gian tới, chính quyền địa phương tiếp tục xúc tiến hoạt động du lịch liên quan đến voi, nhất là du lịch thân thiện để du khách trải nghiệm sản phẩm du lịch đặc biệt về voi ở Buôn Đôn mà không địa phương nào có được.

potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908548.jpg
Chú voi chuẩn bị bước vào trình diễn sau khi hoàn thành khâu trang điểm. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908543.jpg
Nài voi hoàn thiện khâu trang điểm cho voi trước khi vào hội. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908547.jpg
Những chú voi được trang điểm với các “phụ kiện” mang màu sắc, hoa văn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908550.jpg
Những chú voi dự hội được trang điểm gây ấn tượng với du khách. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Chị Hà Thị Thu, du khách đến từ tỉnh Khánh Hòa cho hay: Đến với hội voi, chị không chỉ được trải nghiệm sản phẩm du lịch liên quan đến voi mà còn có cơ hội để tìm hiểu và khám phá đời sống văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc sinh sống ở xã biên giới Krông Na (như người Êđê, M’Nông, Lào… ) rất đa dạng, phong phú và đoàn kết, gắn bó.

Trong không gian lễ hội, âm vang tiếng cồng chiêng Tây Nguyên, toàn bộ già làng, nam thanh, nữ tú đắm chìm trong các điệu nhảy truyền thống, những chú voi được trang điểm sặc sỡ biểu diễn đem lại cảm xúc rất đặc biệt cho du khách.

Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Si Thắt Ksơr thông tin Hội voi là một hoạt động đặc sắc của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Voi là loài động vật quý, hiếm của đồng bào các dân tộc huyện Buôn Đôn, trở thành biểu tượng văn hóa nơi đây.

potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908546.jpg
Đa dạng các loại thức ăn phục vụ voi dự hội. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908545.jpg
Những chú voi cùng nhau dự tiệc buffet. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908544.jpg
Sau khi trang điểm, các chú voi trình diễn trên “sàn catwalk” để buôn làng và du khách chiêm ngưỡng. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908556.jpg
Voi thưởng thức tiệc buffet trong ngày hội. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908555.jpg
Âm vang cồng chiêng Tây Nguyên là thứ không thể thiếu trong Hội voi. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
khong-co-tieu-de.jpg
Những thiếu nữ của buôn làng chụp ảnh kỷ niệm cùng voi dự hội. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
potal-dac-sac-hoi-voi-buon-don-7908554.jpg
Hoa hậu Đinh Thị Hoa, Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, tham gia các hoạt động tại hội voi. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
voi2.jpg
Hoa hậu Đinh Thị Hoa, Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025, tham gia các hoạt động tại hội voi. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN

Từ năm 2023, Hội voi Buôn Đôn đã có những thay đổi đáng kể trong cách tổ chức. Ban Tổ chức đã loại bỏ các hoạt động có thể gây căng thẳng cho voi, thay vào đó là các hoạt động thân thiện. Những thay đổi này nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo vệ và chăm sóc voi, tạo môi trường du lịch bền vững và thân thiện với động vật.

Hội voi Buôn Đôn năm 2025 đã mang đến cho du khách trải nghiệm độc đáo và sâu sắc về văn hóa Tây Nguyên; góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc bảo tồn voi và phát triển du lịch bền vững./.

Tuấn Anh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Gìn giữ nghề đóng ghe, xuồng bên dòng Vàm Cỏ Đông

Gìn giữ nghề đóng ghe, xuồng bên dòng Vàm Cỏ Đông

Bên dòng sông Vàm Cỏ Đông lặng lẽ chảy qua vùng đất Cần Giuộc xưa - nay thuộc xã Tân Tập (tỉnh Tây Ninh), tiếng đục, tiếng khoan, tiếng cưa vẫn vang lên đều đặn trong cơ sở đóng tàu của ông Huỳnh Văn Hiệu. Những chiếc ghe mũi đỏ của làng nghề đã từng nổi danh khắp Nam kỳ lục tỉnh ngày nay vẫn còn tồn tại nhờ những người thợ lành nghề.

Cận cảnh cơn lũ lịch sử ở miền tây Nghệ An

Cận cảnh cơn lũ lịch sử ở miền tây Nghệ An

Hoàn lưu cơn bão số 3 tràn qua khiến nhiều địa phương miền Tây Nghệ An chìm trong lũ. Dù đã 4 ngày trôi qua, nhưng đến nay vẫn còn 15 xã với gần 12.000 hộ vẫn bị cô lập, trong đó, có 3 xã với gần 5.000 hộ bị cô lập hoàn toàn.

Xây dựng thương hiệu nhãn Sơn Thủy

Xây dựng thương hiệu nhãn Sơn Thủy

Cuối tháng 7 là thời điểm nhãn Sơn Thủy của xã Nật Sơn, tỉnh Phú Thọ bước vào vụ thu hoạch. Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và các nhà vườn, điều kiện thời tiết năm nay thuận lợi nên sản lượng và chất lượng quả cao hơn năm trước. Giá thành nhãn đầu vụ được gần 30.000 đồng/kg và ổn định ở mức từ 15.000 - 20.000 đồng/kg.

Vị Xuyên tháng Bảy - Nơi ký ức còn xanh mãi

Vị Xuyên tháng Bảy - Nơi ký ức còn xanh mãi

Những ngày tháng Bảy, cả nước hướng về Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, nghĩa trang Liệt sĩ Vị Xuyên (Tuyên Quang) trở thành điểm đến linh thiêng những bước chân lặng lẽ nhưng nặng trĩu nghĩa tình, tri ân. Từ mọi miền Tổ quốc, thân nhân liệt sĩ, cựu chiến binh, cán bộ, chiến sĩ và đông đảo nhân dân về đây để thắp nén tâm hương, cúi đầu tưởng niệm những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì biên cương Tổ quốc.

Xã biên giới Mỹ Lý (Nghệ An) tan hoang sau mưa lũ

Xã biên giới Mỹ Lý (Nghệ An) tan hoang sau mưa lũ

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn xã Mỹ Lý (Nghệ An) xuất hiện trận lũ lớn làm 231 nhà dân bị hư hỏng, trong đó, 109 nhà bị thiệt hại trên 70%, 122 nhà bị hư hỏng 50-70% tập trung ở 7 bản dọc sông Nậm Nơn; cầu treo dân sinh qua bản Yên Hoà bị lũ cuốn trôi.

Vẻ đẹp của hải đăng Gành Đèn một sớm bình minh

Vẻ đẹp của hải đăng Gành Đèn một sớm bình minh

Hải đăng Gành Đèn (xã Tuy An Đông, tỉnh Đắk Lắk) có chiều cao 10m, nằm cách mực nước biển 22m và có tầm đèn chiếu sáng trong phạm vi 17 hải lý. Với vẻ đẹp hoang sơ, trữ tình, ngắm nhìn toàn cảnh biển, nơi đây là một trong những địa điểm để lại ấn tượng và thu hút khách du lịch tìm đến.

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Nghĩa đồng bào, tình dân tộc

Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Nghĩa đồng bào, tình dân tộc

Dọc khắp các vùng miền của Tổ quốc, trong những ngày tháng này, nhiều mái ấm kiên cố tiếp tục được dựng xây bằng tình yêu thương, sự sẻ chia và tinh thần đùm bọc lẫn nhau. Số lượng nhà được khởi công và bàn giao tăng lên từng ngày, không chỉ là những con số mang tính định lượng đơn thuần, mà đó còn là những con số của lòng dân - thể hiện sự đồng thuận, quyết tâm và nghĩa tình giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Đưa ong về lấy mật ở Vườn quốc gia Xuân Thủy

Đưa ong về lấy mật ở Vườn quốc gia Xuân Thủy

Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Ninh Bình) được bao bọc bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, mỗi mùa hoa sú vẹt nở, các chủ ong đưa đàn hàng nghìn con về lấy mật. Bên cạnh việc hỗ trợ người dân chọn vị trí đặt thùng ong để lấy mật hiệu quả, Vườn quốc gia Xuân Thủy còn hỗ trợ về công nghệ chế biến, tăng cường quảng bá thương hiệu giúp người nuôi ong mở rộng thị trường tiêu thụ.

Những mái ấm nghĩa tình trước ngày 27/7

Những mái ấm nghĩa tình trước ngày 27/7

Chỉ còn ít tuần nữa là đến ngày 27/7 - Ngày Thương binh - Liệt sĩ, dịp để cả nước tưởng nhớ, tri ân những người đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đặc biệt, tại nhiều địa phương, công tác hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ đang được làm với tinh thần khẩn trương, quyết liệt để kịp về đích trước ngày 27/7 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Lào Cai bảo đảm an toàn cho các vùng có nguy cơ sạt lở

Lào Cai bảo đảm an toàn cho các vùng có nguy cơ sạt lở

Ngay sau khi xảy ra vụ sạt lở đất thương tâm vào ngày 13/7, khiến 2 người chết, 3 người bị thương tại thôn Khe Qué (xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai), lãnh đạo tỉnh Lào Cai và chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình nạn nhân lo hậu sự; đồng thời triển khai các biện pháp di dời người dân ra khỏi khu vực sạt lở.

Đảm bảo an toàn cho người dân tại các vùng có nguy cơ sạt lở cao

Đảm bảo an toàn cho người dân tại các vùng có nguy cơ sạt lở cao

Ngay sau khi xảy ra vụ sạt lở đất thương tâm khiến 2 người chết, 3 người bị thương tại thôn Khe Qué (xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai) vào ngày 13/7, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình nạn nhân lo hậu sự; đồng thời triển khai các biện pháp di dời người dân ra khỏi khu vực sạt lở.

Hồi sinh tơ lụa B'Lao

Hồi sinh tơ lụa B'Lao

Từng rực rỡ một thời với danh xưng "thủ phủ tơ lụa Việt Nam", ngành dệt tơ tằm Bảo Lộc (Lâm Đồng) còn được gắn bó với thương hiệu “Tơ lụa B’Lao” đã trải qua những năm tháng đầy trắc trở vì thị trường bấp bênh, nhân lực thiếu hụt và guồng quay công nghiệp giá rẻ. Nhưng hôm nay, giữa những đồi dâu xanh non và tiếng tằm gặm lá, một cuộc hồi sinh đang bắt đầu được dệt lại, bằng chính quyết tâm của những người giữ nghề.

Nghĩa tình trên vùng đất lửa Quảng Đà

Nghĩa tình trên vùng đất lửa Quảng Đà

Hướng tới kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, để tri ân người có công, đến nay, thành phố Đà Nẵng đã xây mới và sửa chữa 2.938 ngôi nhà trên tổng số 2.942 ngôi nhà tạm, nhà dột nát, đạt tỷ lệ 99,86%, cho đối tượng là người có công và thân nhân liệt sĩ.

Vùng chuyên canh mắc ca ở xã vùng biên Lâm Đồng

Vùng chuyên canh mắc ca ở xã vùng biên Lâm Đồng

Với hơn 1.500 ha đất trồng mắc ca, xã Quảng Trực đã hình thành một vùng chuyên canh với diện tích, sản lượng lớn nhất tỉnh Lâm Đồng. Loại cây này cũng giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, và góp phần nâng cao độ che phủ rừng tại nơi phên dậu Tổ quốc.

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Sa Pa tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đêm

Nhằm đa dạng hóa sản phẩm và kéo dài thời gian lưu trú của du khách, hướng tới mục tiêu đến năm 2025 đón khoảng 5,8 triệu lượt khách, Sa Pa (Lào Cai) đang tập trung phát triển các hoạt động du lịch đêm hấp dẫn và giàu bản sắc.

Nhiều tuyến đường ở Lai Châu bị sạt lở nghiêm trọng do mưa lũ

Nhiều tuyến đường ở Lai Châu bị sạt lở nghiêm trọng do mưa lũ

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài từ ngày 6/7 đến đêm 10/7/2025, trên địa bàn tỉnh Lai Châu tiếp tục có mưa lớn kéo dài gây sụt lún, đứt đường, sạt lở nghiêm trọng nhiều tuyến đường tỉnh như 131, 133..., Quốc lộ 4D, 4H, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như người tham gia giao thông và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Thắp sáng niềm tin trong cơ sở cai nghiện

Thắp sáng niềm tin trong cơ sở cai nghiện

Từ tháng 3/2025, Công an tỉnh Gia Lai đã chính thức tiếp nhận quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi tiếp nhận, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy phát hiện, trong tổng số 238 học viên có nhiều học viên không biết chữ, phần lớn là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Để hỗ trợ các học viên, cán bộ, chiến sĩ của cơ sở cai nghiện đã mở lớp xóa mù chữ, không những giúp học viên biết đọc, biết viết, mà còn mở ra cơ hội để họ thay đổi nhận thức, làm lại cuộc đời.

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy

Khám phá vẻ đẹp nên thơ của vịnh Vĩnh Hy

Nằm về phía Nam tỉnh Khánh Hòa, vịnh Vĩnh Hy nằm trong Vườn quốc gia Núi Chúa (thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa, xã Vĩnh Hải), đang là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong mùa hè bởi vẻ đẹp hoang sơ, yên bình cùng với nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn.

Đắk Lắk chủ động chống khô hạn cho lúa vụ hè thu

Đắk Lắk chủ động chống khô hạn cho lúa vụ hè thu

Dự báo thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm nay có nắng nóng có thể xảy ra kéo dài khiến cho nguồn nước tưới vụ Hè Thu bị suy giảm, dễ xảy ra khô hạn cục bộ. Xã Phú Hòa 2 có diện tích trồng lúa lớn và là cây trồng chính, khoảng 2.000 hecta lúa đang có nguy cơ khô hạn do cuối nguồn nước. Nhiều diện tích lúa mới gieo sạ vào cuối tháng 6/2025 đã khô hạnm mặt ruộng nứt “chân chim”, nông dân không thể tiến hành chăm sóc, bón phân nên cây lúa chậm phát triển.

Hợp tác xã ở Điện Biên chủ động chuyển đổi, tăng giá trị sản xuất

Hợp tác xã ở Điện Biên chủ động chuyển đổi, tăng giá trị sản xuất

Trước những biến động của thị trường, giá cả nông sản thiếu ổn định, nhiều hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã chủ động tìm hướng đi mới: mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng kỹ thuật hiện đại, mở rộng kênh bán hàng trực tuyến. Những giải pháp này không chỉ giúp nâng cao giá trị sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho thành viên, người lao động địa phương.

Những ngôi nhà mới và niềm tin về một tương lai tươi sáng

Những ngôi nhà mới và niềm tin về một tương lai tươi sáng

Hàng chục nghìn mái ấm được dựng lên tại các vùng khó khăn, mang đến niềm vui, sự bình yên và hy vọng về một tương lai tươi sáng cho người nghèo. Những ngôi nhà mang tình cảm ấm áp và dấu ấn Công an nhân dân sẽ góp phần củng cố, xây dựng vững chắc thế trận an ninh nhân tại cơ sở.

Đắk Lắk sử dụng đồng bộ hệ thống chỉ đạo, điều hành

Đắk Lắk sử dụng đồng bộ hệ thống chỉ đạo, điều hành

Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và chia sẻ văn bản điện tử giữa các cơ quan nhà nước, hướng tới xây dựng một nền hành chính điện tử, minh bạch và hiệu quả. Trước khi hợp nhất tỉnh Phú Yên và Đắk Lắk, mỗi địa phương áp dụng giải pháp công nghệ để liên thông văn bản khác nhau. Khi vận hành chính quyền địa phương hai cấp, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều giải pháp bảo đảm vận hành thống nhất và hiệu quả.

Độc đáo Lễ đón tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ Đu

Độc đáo Lễ đón tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ Đu

Ngày 27/6/2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định số 2192/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận “Lễ đón tiếng sấm đầu năm của dân tộc Ơ Đu ở xã Nga My - Nghệ An” là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.