Dệt thổ cẩm của người M'nông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Dệt thổ cẩm của người M'nông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 18/5, chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận, đưa nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người M’nông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dệt thổ cẩm của người M'nông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1Phụ nữ dân tộc M' nông dệt thổ cẩm. Ảnh: TTXVN phát

Bình Phước được biết đến là vùng đất đa dân tộc, một trong những dân tộc cư trú lâu đời, mang nhiều nét văn hóa độc đáo, đặc sắc, đó là cộng đồng dân tộc M’nông. Trong đời sống hằng ngày, người M’nông gắn bó chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Với kinh nghiệm được tích lũy từ bao đời, người M’nông đã tạo nên nghề truyền thống riêng của dân tộc mình, trong đó có Nghề dệt thổ cẩm.

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là nghề thủ công truyền thống tích lũy và phát triển qua nhiều thế hệ, thể hiện kỹ thuật qua bàn tay khéo léo, sáng tạo của người phụ nữ để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Để dệt thổ cẩm, người nghệ nhân phải có năng khiếu, có kỹ năng, nắm rõ kỹ thuật dệt. Bên cạnh đó, họ phải biết nhận diện và khai thác đúng các nguyên liệu từ thiên nhiên như lá cây, vỏ cây rừng để phối tạo ra chất liệu nhuộm màu, kỹ thuật tạo hình hoa văn. Những kỹ thuật, tri thức này còn thể hiện sự ghi nhớ, chắt lọc, sáng tạo và tích lũy qua thời gian để tạo ra sản phẩm độc đáo, riêng có của người M’nông.

Nghề dệt thổ cẩm là một nghề độc đáo của người M’nông còn thể hiện các giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử của cư dân với cộng đồng, thể hiện mối quan hệ gắn kết cộng đồng.

Với giá trị tiêu biểu đó, Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông tỉnh Bình Phước đã được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1838/QĐ- BVHTTDL.

Dệt thổ cẩm của người M'nông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 2Trao Bằng công nhận dệt thổ cẩm của người M'nông Bình Phước là Di sản phi vật thể quốc gia. Ảnh: TTXVN phát 

Tại buổi Lễ, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước Nguyễn Khắc Vĩnh nhấn mạnh, Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông tỉnh Bình Phước được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ là sự tôn vinh và khẳng định những giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học của nghề truyền thống mà còn là sự ghi nhận những nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, của Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đặc biệt là sự tâm huyết của các nghệ nhân và cộng đồng người M’nông đối với việc duy trì, bảo tồn và phát huy giá trị đối với Nghề dệt thổ cẩm.

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Nghề dệt thổ cẩm trong thời gian tới, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Phước đề nghị các cấp chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, các nghệ nhân, cộng đồng người M’nông huyện Bù Đăng, huyện Bù Gia Mập cần phối hợp chặt chẽ với Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Tỉnh cần quan tâm, có cơ chế để thúc đẩy công tác đào tạo nghề truyền thống, nâng cao tay nghề, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mang đậm bản sắc văn hóa của người M’nông; ưu tiên hỗ trợ các hộ gia đình còn duy trì nghề tiếp cận nguồn vốn, nhằm tạo điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, giảm giá thành sản phẩm để phù hợp với điều kiện kinh tế chung của số đông người dân và phù hợp với nền kinh tế thị trường. Tỉnh có chính sách khuyến khích, ưu đãi với nghệ nhân dệt thổ cẩm, người có tay nghề giỏi và xây dựng các buôn, sóc thành điểm du lịch cộng đồng; thành lập các hợp tác xã dệt thổ cẩm để quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới đông đảo khách du lịch.

Bên cạnh đó, các sản phẩm cần không ngừng cải tiến mang tính hiện đại hơn. Cải tiến kỹ thuật dệt nhằm rút ngắn thời gian, phục hồi chất liệu truyền thống, giảm công sức của người dệt và giảm giá thành sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, mời nghệ nhân và nhà thiết kế sản phẩm giảng dạy, chuyển giao công nghệ mới cho cộng đồng, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng để làm ra các sản phẩm phù hợp cho cộng đồng, để nghề dệt thổ cẩm vừa được lưu giữ, vừa giúp mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống.

K GỬIH

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ

Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Đờn ca tài tử Nam Bộ

Được xem là cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ, Long An (nay là Tây Ninh mới) đã và đang từng bước khẳng định vai trò trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

'Đắk Lắk - Âm vang ngày mới'

Tối 19/7, tại quảng trường Tháp Nghinh Phong (phường Tuy Hòa, tỉnh Đắk Lắk) diễn ra chương trình nghệ thuật - thời trang với chủ đề “Đắk Lắk - Âm vang ngày mới”.

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Dạy chữ Khmer, giúp học sinh gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc

Đã thành thông lệ, vào dịp hè, các chùa Phật giáo Nam tông Khmer tại tỉnh Vĩnh Long tổ chức các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh là con em đồng bào Khmer tại địa phương. Hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số mà còn tạo nên sân chơi bổ ích trong dịp hè, giúp các em gắn kết với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.