Điểm tựa tin cậy của đồng bào các dân tộc ở vùng biên Đắk Lắk

Năm 2025 đánh dấu chặng đường 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2025). Trải qua nửa thế kỷ, Bộ đội Biên phòng không chỉ khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia mà còn là điểm tựa tin cậy của nhân dân các dân tộc anh em ở vùng biên Đắk Lắk.

Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk luôn vững vàng canh giữ đất trời biên cương, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk luôn vững vàng canh giữ đất trời biên cương, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong mọi tình huống.

“Phên dậu” ở vùng biên

Tỉnh Đắk Lắk có hơn 71 km đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Mundulkiri (Campuchia). Địa bàn biên giới thuộc huyện Buôn Đôn và Ea Súp có khí hậu khắc nghiệt nên kinh tế - xã hội còn khó khăn. Vượt lên trên tất cả, những người lính “quân hàm xanh” luôn vững vàng canh giữ đất trời biên cương, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trở thành “phên dậu” trên vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc.

Vượt qua điều kiện khắc nghiệt ở khu vực biên giới cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Vượt qua điều kiện khắc nghiệt ở khu vực biên giới cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.

Sau ngày thành lập, đất nước còn bộn bề khó khăn, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đã nhanh chóng củng cố lực lượng, tổ chức quản lý, bảo vệ biên giới và tham gia truy quét FULRO; chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam. Trong giai đoạn này, lực lượng Bộ đội Biên phòng không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, trở thành nòng cốt bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, lực lượng Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đã sát cánh cùng quân và dân cả nước, chiến đấu kiên cường với hơn 185 trận đánh lớn, nhỏ. Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk phối hợp với các lực lượng vũ trang tiêu diệt, bắt sống nhiều đối tượng FULRO; có những cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì lý tưởng cao đẹp, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước, vượt qua mọi khó khăn, vững vàng bám trụ từng đường biên, cột mốc và hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Với 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Với 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk khẳng định vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Theo Đại tá Đỗ Quang Thấm, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh ngày càng khẳng định vai trò là đội quân nòng cốt, chuyên trách trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. Đặc biệt, trong kỷ nguyên vươn mình phát triển của dân tộc, việc bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy là tất yếu quan trọng. Do đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh xác định tiếp tục quán triệt và thực hiện quan điểm của Đảng, nhận thức rõ nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là một bộ phận đặt trong tổng thể hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng tiếp tục quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ Tổ quốc, tập trung vào Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Nghị quyết 33-NQ/TW, ngày 28/9/2018 của Bộ Chính trị về “Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia”; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, nhất là phát huy vai trò của đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, để mỗi người dân là một “cột mốc sống”, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân vững mạnh.

Giữa đất trời thiêng liêng của Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đang ngày đêm bám trụ từng đường biên, cột mốc để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Giữa đất trời thiêng liêng của Tổ quốc, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đang ngày đêm bám trụ từng đường biên, cột mốc để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.

Bên cạnh đó, lực lượng tiến hành đồng bộ các biện pháp công tác biên phòng, nắm chắc tình hình địa bàn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống; phối hợp hiệu quả với các lực lượng trong bảo đảm an ninh biên giới quốc gia, đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm ở khu vực biên giới; thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại biên phòng với lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, Đại tá Đỗ Quang Thấm cho hay.

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” trong kỷ nguyên mới

Lực lượng vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Sêrêpốk chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai cho bà con vùng biên phát triển kinh tế.

Lực lượng vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Sêrêpốk chia sẻ kinh nghiệm nuôi lợn rừng lai cho bà con vùng biên phát triển kinh tế.

Thấm nhuần phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là ruột thịt”, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk kế thừa và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới, ngày đêm tận tụy vì sự phát triển của đồng bào vùng biên.

Xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn có diện tích hơn 11.113 km2, là đơn vị cấp xã có diện tích lớn nhất cả nước với 14 dân tộc anh em sinh sống. Tròn 10 năm làm nhiệm vụ vận động quần chúng trên địa bàn xã, Đại úy Y Hán Hwing (Đội trưởng Đội vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Sêrêpốk) luôn trăn trở với khó khăn của nhân dân và tìm mọi cách để giúp đỡ đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Đại úy Y Hán Hwing chia sẻ anh là người con của buôn làng xã Krông Na nên thấu hiểu sự vất vả của bà con ở vùng biên khi sinh sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kinh tế còn khó khăn. Vì vậy, quá trình công tác, anh luôn gần dân, sát dân và thông qua các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội vùng biên để tìm hướng đi phù hợp cho nhân dân làm kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Hiện, có một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt được Bộ đội Biên phòng hỗ trợ đã phát huy hiệu quả kinh tế, giúp người dân định hình sinh kế lâu dài ở vùng biên Đắk Lắk.

Gia đình bà H’Nghĩa Mlô, sinh năm 1977, buôn Trí B, xã Krông Na là một trong những hộ được Bộ đội Biên phòng hỗ trợ mô hình kinh tế. Theo bà Mlô: Gia đình thuộc diện hộ nghèo, đất sản xuất hạn hẹp, ở vùng có khí hậu khắc nghiệt nên khó khăn trong trồng trọt lẫn chăn nuôi. Từ năm 2023, Đại úy Y Hán Hwing hỗ trợ gia đình 1 cặp lợn rừng lai để nuôi, đến nay đã sinh sản được đàn lợn gần 10 con. Thời gian tới, gia đình sẽ tiếp tục gây dựng, tăng số lượng trong đàn lợn và cho xuất chuồng lợn lớn để trang trải cuộc sống.

“Đại úy Y Hán Hwing bàn giao lợn cho gia đình và thường xuyên đến hướng dẫn cách chăn nuôi, động viên gia đình kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi để vươn lên thoát nghèo. Được sự hỗ trợ, động viên của Bộ đội Biên phòng, gia đình cũng yên tâm, nỗ lực phát triển kinh tế, hướng đến thoát nghèo để sớm ổn định đời sống, cùng bộ đội Biên phòng xây dựng vùng biên giới giàu đẹp”, bà H’Nghĩa Mlô chia sẻ.

Mô hình bò giống sinh sản được Bộ đội Biên phòng trao cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn.

Mô hình bò giống sinh sản được Bộ đội Biên phòng trao cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn.

Cũng trong hoàn cảnh khó khăn, năm 2024, bà H’Lăng NiêKĐăm, buôn Ea Rông, xã Krông Na được Bộ đội Biên phòng hỗ trợ một bò giống sinh sản; đến nay, bò đã đẻ được một con, từ đó góp phần tháo gỡ phần nào khó khăn kinh tế gia đình. Bà H’Lăng NiêKĐăm cho biết, do đất sản xuất ít, hiệu quả kinh tế thấp nên khi được hỗ trợ bò giống, gia đình rất vui mừng, hy vọng từ đó sẽ gây dựng được đàn bò, mở ra hướng kinh tế chăn nuôi gia súc, từng bước giảm bớt khó khăn cho gia đình.

Không chỉ hỗ trợ bò giống, con trai bà H’Lăng NiêKĐăm đang theo học Trung học cơ sở cũng được Bộ đội Biên phòng hỗ trợ theo Chương trình “Nâng bước em đến trường” để cháu được duy trì việc học tập và tìm kiếm được nghề nghiệp ổn định. Bà con sống ở vùng biên nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tận tình về mọi mặt của Bộ đội Biên phòng cảm thấy rất yên tâm. Đây cũng là động lực để bà con cố gắng lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống, xây dựng đời sống vật chất, tinh thần khấm khá hơn.

Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, xem “đồng bào các dân tộc là ruột thịt”, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đã không ngừng nỗ lực, tham gia giúp dân phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt, Bộ đội Biên phòng đã hỗ trợ xây dựng hàng trăm căn nhà “Mái ấm biên cương”, “Nhà đại đoàn kết Quân - Dân”… tặng đồng bào các dân tộc khó khăn về nhà ở; nuôi dưỡng 43 học sinh trong chương trình “Nâng bước em đến trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng”, “Mẹ đỡ đầu”. Bộ đội Biên phòng đã hỗ trợ 325 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong Đề án “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em đến trường”; mở hơn 10 lớp học xóa mù chữ với 400 quần chúng tham gia; xây dựng 3 Phòng khám Quân - Dân y trên địa bàn 3 xã biên giới cùng hàng nghìn sinh kế được trao tặng đến các hộ nghèo, giúp các gia đình vươn lên và từng bước thoát nghèo…

Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk “phên dậu” vững chắc ở biên cương.

Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk “phên dậu” vững chắc ở biên cương.

Theo Đại tá Đỗ Quang Thấm, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk, với truyền thống hào hùng đã được dày công vun đắp trong suốt 50 năm qua, cùng sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành và sự tin yêu, đùm bọc của nhân dân, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk sẽ tiếp tục vững bước, lập nhiều chiến công hơn nữa, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, góp phần xây dựng Đắk Lắk ngày càng giàu đẹp, văn minh và xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

Có thể bạn quan tâm

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn làm chậm tiến độ dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Mưa lớn kéo dài đã gây ảnh hưởng đến nhiều dự án giao thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; trong đó, có dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Các điểm chịu thiệt hại của dự án tập trung chủ yếu tại các vị trí thi công cầu, đường công vụ, bãi đầm, ruộng sản xuất và hệ thống điện lực.

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Lợi nhuận tăng thêm 1,5 triệu đồng/ha/vụ từ cơ giới hóa canh tác lúa

Tại Bạc Liêu, rất nhiều khâu trong canh tác lúa được máy móc hỗ trợ, việc ứng dụng cơ giới hóa vào các khâu canh tác lúa vừa giúp nông dân giảm công lao động, giảm giá thành, tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời nâng cao lợi nhuận. Đây là cơ sở để tỉnh Bạc Liêu tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển bền vững.

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo

Ngày 24/6, Ủy ban đoàn kết công giáo Việt Nam tỉnh Nghệ An tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước biểu dương gương người tốt, việc tốt trong đồng bào Công giáo tỉnh Nghệ An lần thứ VI (giai đoạn 2020-2025). Đại hội cũng xác định, giai đoạn 2025-2030, đồng bào công giáo Nghệ An tiếp tục cùng toàn dân “đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo”.

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Xóa nhà tạm: Kon Tum hoàn thành sớm 2 tháng, xem xét hỗ trợ các hộ phát sinh

Sáng 24/6, tại Hội nghị sơ kết triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Kon Tum, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh cho biết, đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 2.740 căn nhà, đạt 100% kế hoạch đề ra, sớm hơn 2 tháng so với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh tiếp tục huy động kinh phí để hoàn thành 1.312 căn phát sinh, phấn đấu đến ngày 31/10 xóa hoàn toàn nhà tạm, nhà dột nát.

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

'Chìa khóa' nâng cao hiệu quả sản xuất ở Ninh Thuận

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nông dân Ninh Thuận đang chứng minh sự linh hoạt và quyết tâm bằng cách chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ những diện tích đất lúa kém sản xuất hiệu quả và vườn tạp, giờ đây đã hình thành các vùng cây trồng cạn, cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao.

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Đắk Nông cấp phép, nâng công suất nhiều mỏ vật liệu xây dựng

Để đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cũng như tránh tình trạng tăng giá, khan hàng, UBND tỉnh Đắk Nông vừa cấp phép khai thác khoáng sản và nâng công suất khai thác một số mỏ đá xây dựng trên địa bàn. Đồng thời, đưa ra đấu giá nhiều mỏ khoáng sản; trong đó, có đá, cát xây dựng trong bối cảnh giá nhiều mặt hàng như cát, đá tăng mạnh.

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

'Điểm tựa' yêu thương cho những phận đời kém may mắn

Những năm qua, với sự chung tay của các cấp Hội Phụ nữ, chương trình "Mẹ đỡ đầu" ở Bến Tre đã trở thành "điểm tựa", nơi lan tỏa yêu thương thiết thực dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, những mẹ đỡ đầu còn trở thành người bạn đồng hành, dìu dắt các em từng ngày, tiếp thêm niềm tin và nghị lực, để các em mạnh mẽ vượt qua mất mát, mở ra tương lai rộng mở hơn.

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Ứng dụng nền tảng số để quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP đang là hướng đi mà nhiều chủ thể sản xuất đang tiếp cận thị trường hiện nay. Với hình thức này các sản phẩm OCOP đã lan tỏa rộng rãi tới người tiêu dùng và gia tăng doanh thu cho các chủ thể sản xuất ở Nghệ An.

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa lũ gây sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, trên địa bàn tỉnh từ đêm 22 đến sáng 23/6 có mưa to và dông gây sạt lở một số vị trí trên tuyến đường giao thông tại các xã ở huyện Yên Bình.

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Lạng Sơn đảm bảo an toàn cho người dân ở vùng bị cô lập, ngập sâu

Mưa lớn liên tục trong những ngày qua cộng với nước lũ từ các tỉnh lân cận dồn về khiến một số vùng thấp, trũng của huyện Bắc Sơn, Hữu Lũng... tỉnh Lạng Sơn bị ngập sâu. Chính quyền lực lượng chức năng đã hỗ trợ di chuyển đồ đạc, di dời người dân ở vùng trũng thấp đến nơi an toàn, đồng thời cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân ở khu vực bị ngập...

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Thay đổi diện mạo nông thôn từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Trong 5 năm từ 2021-2025, các Chương trình mục tiêu Quốc gia triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, vùng cao Lào Cai. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững.

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Cao Bằng chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có mưa kéo dài, một số nơi mưa lớn khiến cho mực nước tại các sông, suối, hồ, đập dâng cao gây nguy cơ ngập úng, sạt lở, đe dọa mùa màng, công trình, nhà ở của người dân. Tại một số tuyến đường giao thông huyết mạch đã xuất hiện một số điểm sạt lở gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Quảng Ninh xóa bỏ các điểm, lối đi tự mở qua đường sắt

Trước nguy cơ mất an toàn cho người dân khi trên tuyến đường sắt đi qua địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khảo sát, xử lý các điểm, lối đi qua đường sắt không đảm bảo an toàn trên địa bàn.

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Mưa lũ tại Lạng Sơn gây nhiều thiệt hại

Ngày 22/6, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, trong 24 giờ qua, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản.

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Đảm bảo các xã, phường ở tỉnh Cà Mau mới đi vào vận hành thông suốt từ ngày 1/7

Ngày 22/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cho biết đã triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 17/39 xã, phường mới và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt mô hình chính quyền cấp xã mới đối với các đơn vị cấp xã còn lại; Đồng thời, tỉnh Bạc Liêu cũng đã nghiêm túc triển khai vận hành thử nghiệm và rút kinh nghiệm tại 7/25 xã, phường và đang vận hành thử nghiệm đồng loạt ở các đơn vị xã, phường còn lại để đảm bảo đi vào hoạt động thông suốt từ ngày 1/7.

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Tuyên Quang cảnh báo nguy cơ sạt lở đất do mưa lớn

Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, từ ngày 21/6 đến sáng 22/6, các khu vực trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: xã Hùng Mỹ 129mm (huyện Chiêm Hóa); các xã Phúc Ninh 144mm, Lăng Quán 118mm (huyện Yên Sơn); các xã Thái Hòa 135mm, Thành Long 131mm (huyện Hàm Yên); xã Thượng Giáp 110mm (huyện Na Hang).

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Đột phá giao thông, vùng cao khơi dòng phát triển mới

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là một trong ba khâu đột phá chiến lược được Hà Giang xác định tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TU ngày 22/12/2021, nhiều công trình giao thông trọng điểm đã được đầu tư đồng bộ, mở ra hướng phát triển kinh tế - xã hội mới cho tỉnh miền núi biên giới địa đầu Tổ quốc.