Đổi thay vùng căn cứ cách mạng Đá Bàn

Căn cứ cách mạng Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa xưa là vùng rừng núi hoang sơ, đến nay đã “thay da đổi thịt”, là xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Khánh Hòa. Căn cứ cách mạng này đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh vào năm 2021.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-doi-thay-vung-can-cu-cach-mang-da-ban-khanh-hoa-7967274.jpg
Đường giao thông liên xã khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Thời điểm cuối năm 1949, giao thông đường bộ về Hòn Hèo (xã Ninh Hòa) thường bị ách tắc, việc tiếp tế bằng đường biển từ tỉnh Phú Yên vào Khánh Hòa không còn an toàn, khiến các lực lượng cách mạng bị động về vấn đề lương thực. Đầu năm 1951, Tỉnh ủy Khánh Hòa cử một bộ phận đi thăm dò, khảo sát và quyết định lấy khu vực Đá Bàn để xây dựng căn cứ cách mạng.

Tháng 12/1951, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ hai trong bối cảnh toàn Đảng có chuyển hướng rõ trong tư tưởng chỉ đạo để đưa cuộc kháng chiến đến toàn thắng. Ngày ấy, căn cứ Đá Bàn rộng hàng trăm km2, với những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, trải dài hai bên bờ sông Đá Bàn cùng những nhánh suối, rừng cây rậm rạp, hang đá tự nhiên liên hoàn. Trong trung tâm là thung lũng Đá Bàn, vùng đất bằng phẳng màu mỡ có thể trồng lúa và hoa màu để giải quyết lương thực tại chỗ.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-doi-thay-vung-can-cu-cach-mang-da-ban-khanh-hoa-7967261.jpg
Trường Tiểu học Ninh Sơn, đáp ứng nhu cầu học tập cho học sinh trên địa bàn. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Thương binh Nguyễn Thanh Tư (sinh năm 1947, tham gia lực lượng vũ trang thị xã Ninh Hòa, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì năm 1985) dù tuổi đã cao nhưng vẫn nhớ như in về giai đoạn chuẩn bị cho việc giải phóng hoàn toàn miền Nam tại khu căn cứ Đá Bàn.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-doi-thay-vung-can-cu-cach-mang-da-ban-khanh-hoa-7967272.jpg
Thương binh Nguyễn Thanh Tư (sinh năm 1947, thương tật 31%) trú tại xã Ninh Sơn kể về sự đổi thay của vùng đất Ninh Sơn. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Theo lời kể của ông Tư, năm 1970, ông được giao nhiệm vụ đưa cán bộ từ căn cứ Hòn Hèo (cũ) chuyển sang căn cứ Đá Bàn để làm nhiệm vụ. Thời điểm đó, căn cứ Đá Bàn có bố trí phòng ngự chặt chẽ bằng các tuyến chông, mìn. Nguồn lương thực cũng được vận chuyển về đây cho bộ đội đánh trận. Ngày đó, vùng căn cứ Đá Bàn là rừng già, thỉnh thoảng mới có người dân vào rừng hái lá thuốc. Chính vì vậy, trong những trận đánh then chốt, địch luôn cho máy bay thả chất độc để tàn phá lá rừng, tìm kiếm quân đội ta để tiêu diệt. Phía dưới chân núi của vùng căn cứ cách mạng là lòng hồ nước sâu, dẫn nước từ đó về nương rẫy cho bà con.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-doi-thay-vung-can-cu-cach-mang-da-ban-khanh-hoa-7967271.jpg
Một góc của vùng núi ở khu căn cứ Đá Bàn, xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN (Tư liệu)

Trận đánh năm 1972, khiến ông Tư bị thương nặng. Đến năm 1981, ông mới trở lại vùng đất Ninh Sơn để khai hoang, làm ăn, phát triển kinh tế. Theo ông Tư, Ninh Sơn - “Đất lành chim đậu”, nên nhiều gia đình sau giải phóng đã đến đây lập nghiệp. Nhiều hộ trở nên khá giả, giàu có nhờ trồng mía. “Mảnh đạn trong người giờ đây vẫn gây đau âm ỉ khi thời tiết bất thường. Dù vậy, khi vùng kinh tế mới Ninh Sơn được khai hoang, tôi và gia đình vẫn hăng say lao động. Từ ngày đó đến nay, trải qua hơn nửa thế kỷ, chứng kiến bao sự đổi thay của Ninh Sơn, từ hoang sơ đường đất gồ ghề tới đường nhựa rải tận đến ngõ mỗi nhà dân, tôi vui mừng và mong đất nước tiếp tục phát triển, tạo nên nhiều kỳ tích”, thương binh Nguyễn Thanh Tư chia sẻ.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-doi-thay-vung-can-cu-cach-mang-da-ban-khanh-hoa-7967263.jpg
Hệ thống thủy lợi dẫn nước từ căn cứ Đá Bàn về phục vụ sản xuất cho người dân Ninh Sơn. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN (Tư liệu)

Còn ông Nguyễn Minh Ấp (sinh năm 1945) cho hay thời điểm đất nước vừa thống nhất, thanh niên được vận động đến các vùng kinh tế mới để mở rộng sản xuất. Bản thân ông Ấp cũng được giao nhiệm vụ làm thủy lợi cho nông trường trồng bông ở căn cứ Đá Bàn. Hồi đó, quyết định làm đập thủy lợi chứa nước, dẫn nước từ trên cao xuống là quyết định sáng suốt của Đảng, Nhà nước. Có đập Đá Bàn, có nguồn nước, việc phát triển kinh tế của vùng Ninh Sơn thay đổi nhanh chóng, liên tục.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-doi-thay-vung-can-cu-cach-mang-da-ban-khanh-hoa-7967262.jpg
Ông Nguyễn Minh Ấp (sinh năm 1945) kể lại giai đoạn khu kinh tế mới Đá Bàn cho thế hệ trẻ. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Phát huy giá trị căn cứ Đá Bàn không chỉ là mong mỏi của các thế hệ cán bộ cách mạng mà chính là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã Ninh Sơn. Ông Đào Trung Hải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã cho biết, từ thời điểm tách xã (từ xã Ninh An ra) năm 1999, Ninh Sơn được sự hỗ trợ từ các cấp, tập trung mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc giáo dục các thế hệ về giá trị của căn cứ cách mạng Đá Bàn. Hiện nay, Ủy ban nhân dân xã giao cho Đoàn thanh niên xã tập trung tổ chức các hoạt động giáo dục cho tuổi trẻ địa phương về lịch sử, phong trào cách mạng tại Đá Bàn. Cùng với đó, xã tổ chức các hoạt động kết nạp đảng viên mới, sinh hoạt chuyên đề tại khu căn cứ cách mạng.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-doi-thay-vung-can-cu-cach-mang-da-ban-khanh-hoa-7967270.jpg
Kết nạp Đảng viên mới tại Khu di tích lịch sử Căn cứ Đá Bàn. Ảnh: TTXVN phát

Là một người trẻ sinh ra và lớn lên ngay chính vùng đất Ninh Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ninh Sơn rất biết ơn những thế hệ đã khai khẩn, phát triển vùng đất hoang sơ này từ sau giải phóng. Đến hôm nay, để có một Ninh Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là sự chung sức, đồng lòng của toàn thể nhân dân địa phương và tài lực từ các cấp chính quyền, hội đoàn thể trong tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ. Trước mắt, Ninh Sơn vẫn là vùng đất nông nghiệp với mía, bí đỏ, lúa là những cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập cho bà con nông dân. Tuy nhiên, thực tế việc sản xuất nông nghiệp đang nằm trong bài toán “Được mùa mất giá, được giá mất mùa”, nên xã định hướng và khuyến khích người dân quan tâm sản xuất trên cơ sở chuyển đổi cây trồng vật nuôi theo hướng dẫn của tỉnh. Ủy ban nhân dân xã tiếp tục thực hiện các giải pháp giúp tạo sản phẩm đầu ra bền vững cho nông dân và các nhiệm vụ chính trị khác.

potal-50-nam-thong-nhat-dat-nuoc-doi-thay-vung-can-cu-cach-mang-da-ban-khanh-hoa-7967259.jpg
Cao tốc Vân Phong - Nha Trang đoạn đi qua xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của mình, vùng căn cứ cách mạng Ninh Sơn sau 50 năm giải phóng đã "thay da đổi thịt", trở nên trù phú. Giờ đây, trẻ em nô nức đến trường, người nông dân vui lao động sản xuất tạo ra những mùa vàng bội thu.

Phan Sáu

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.