Đồng Tháp Mười - nửa thế kỷ bứt phá (Bài cuối)

Bài 4 (Bài cuối): Thích ứng để phát triển bền vững

Để Đồng Tháp Mười phát triển bền vững là câu chuyện đặt ra nhiều bài toán mà toàn tỉnh Long An đang nỗ lực giải quyết. Đó là những hạn chế, khó khăn, thách thức từ biến đổi khí hậu, lũ không về, hạn hán, sạt lở, hay chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp; xây sửa, nâng cấp các tuyến giao thông giúp việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, giao thương được thuận tiện hơn…

vna_potal_dong_thap_muoi_-_gan_50_nam_sau_ngay_mien_nam_giai_phong_7408158.jpg
Cánh đồng huyện Tân Hưng mùa lũ thấp năm 2023. Ảnh: Đức Hạnh – TTXVN

Thích ứng để phát triển bền vững

Tân Hưng là huyện đầu nguồn biên giới, thường xuyên chịu tác động bởi lũ, tuy nhưng trong giai đoạn hiện nay, biến đổi khí hậu khiến lũ không còn về nhiều. Đời sống của người dân Đồng Tháp Mười nói chung và Tân Hưng nói riêng bị ảnh hưởng.

Năm 2023 là năm lũ thấp. Theo người dân địa phương, những năm lũ lớn, mức nước ở giữa ruộng có thể cao quá đầu người lớn, nhưng vào giữa tháng 9/2023, nơi sâu nhất ở đây chỉ khoảng 5 tấc (50 cm). Thời điểm đó, mực nước lũ là 1m55, so với cùng kỳ năm 2022 thấp hơn 37cm. Đỉnh lũ cũng thấp hơn khoảng 40cm.

Nhiều năm gần đây, lũ về ít hoặc không về, nguồn lợi từ lũ ở nhiều nơi hầu như không có. Gia đình bà Võ Thị Kim Hai ở ấp Láng Sen, xã Vĩnh Đại làm nghề đan lợp và có 1,7 ha đất sản xuất. Những năm lũ về nhiều, cá đổ về ruộng, bà bán được gần 20 triệu đồng tiền cá. Thế nhưng mùa lũ vừa qua, bà hầu như không có thu nhập từ cá. Lũ thấp, lợp bán ra cũng không nhiều. Nếu như những năm nước lớn, gia đình bà bán gần 3.000 lợp, thì năm qua chỉ bán không đến 1.000 chiếc.

vna_potal_dong_thap_muoi_-_gan_50_nam_sau_ngay_mien_nam_giai_phong_7408162.jpg
Người dân vùng Đồng Tháp Mười không còn nhiều nguồn lợi từ tôm, cá khi lũ về thấp. Ảnh: Đức Hạnh – TTXVN

Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng Huỳnh Thanh Hiền cho biết: Lũ nhỏ ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất kinh tế của huyện. Trong hoàn cảnh đó, chính quyền và người dân trong huyện phải tìm cách thích nghi.

Lũ không về, nhiều diện tích đồng ruộng không ngập nước, cỏ dại phát triển, mầm mống sâu bệnh không được rửa trôi; các dịch hại như chuột, ốc bươu vàng… phát triển. Ngành Nông nghiệp huyện khuyến cáo người dân vệ sinh đồng ruộng tốt, diệt chuột, ốc; chọn giống chất lượng đạt tiêu chuẩn; mật độ gieo sạ đúng theo khuyến cáo; áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa, tùy từng đồng ruộng áp dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Tập quán sản xuất của người dân dần thay đổi, từng bước ứng dụng công nghệ vào sản xuất, hướng tới nền nông nghiệp phát triển bền vững, không lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên như trước.

Từ năm 2016, khi Đề án sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao được triển khai, Tân Hưng luôn là huyện đi đầu, thực hiện vượt chỉ tiêu diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Tính đến tháng 4/2024, Tân Hưng có hơn 13.000 ha lúa ứng dụng công nghệ cao, đạt trên 86% chỉ tiêu đề ra vào cuối năm 2025. Đây cũng là địa phương tiêu biểu trong thực hiện cánh đồng lớn. Trên địa bàn huyện có nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho các thành viên.

“Với tinh thần đổi mới tư duy, dám nghĩ dám làm, Tân Hưng là một trong những địa phương dự kiến sẽ được chọn tham gia thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”, Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng Huỳnh Thanh Hiền thông tin.

Phát triển cây, con thích hợp với địa phương

Việc phát triển cây ăn trái, nuôi thủy sản tại vùng Đồng Tháp Mười giờ đây không còn lạ nữa vì việc chuyển đổi mang lại lợi ích về kinh tế cho nông dân. Tân Thạnh là huyện được quy hoạch có diện tích cây ăn trái lớn nhất Đồng Tháp Mười với 2 loại cây chủ lực là mít và sầu riêng. Theo kế hoạch phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Long An đến năm 2025 và 2030, Tân Thạnh được quy hoạch 1.400 ha mít, 300ha sầu riêng vào năm 2025.

vna_potal_dong_thap_muoi_-_gan_50_nam_sau_ngay_mien_nam_giai_phong_7408164.jpg
Mít là 1 trong những cây ăn trái chủ lực của vùng Đồng Tháp Mười mà tỉnh Long An quy hoạch phát triển đến năm 2025 và 2030. Ảnh: Đức Hạnh – TTXVN

Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh - Lê Phước Vẹn cho biết, năm 2023 diện tích đất trồng lúa chuyển sang trồng cây lâu năm tại huyện là trên 280 ha (mít có 238,15 ha; sầu riêng 38,36 ha), nâng tổng diện tích mít trên toàn huyện lên khoảng trên 1.300ha, sầu riêng là trên 287 ha. Diện tích mặt nước nuôi thủy sản của Tân Thạnh là trên 680ha, ổn định so với cùng kỳ, chủ yếu là cá tra giống, cá tra thương phẩm, ếch kết hợp cá, tôm thẻ chân trắng...

“Việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện dựa trên cơ sở ổn định sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu... Đặc biệt, phải phù hợp với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030. Huyện đang nỗ lực tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng cây ăn quả chủ lực tập trung, gắn với phát triển công nghệ chế biến và thị trường tiêu thụ…”, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Thạnh nhấn mạnh.

Theo định hướng của tỉnh, để việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn Long An hiệu quả và bền vững cần chú trọng gắn phát triển vùng trồng cây ăn quả với các cơ sở bảo quản, chế biến sản phẩm; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cây ăn quả từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm; phát triển hợp tác xã; xây dựng và quản lý thông tin, dữ liệu vùng nguyên liệu... Để làm được điều đó, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và địa phương, hướng đến mục tiêu “Phát triển bền vững cây ăn quả chủ lực; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, tăng giá trị xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh khu vực nông thôn” (Kế hoạch phát triển cây ăn quả chủ lực tỉnh Long An đến năm 2025 và 2030).

Cải tạo Quốc lộ 62 để Đồng Tháp Mười "cất cánh"

Quốc lộ 62 là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Long An với tỉnh Đồng Tháp, An Giang và nước bạn Campuchia. Sau gần 30 năm đưa vào sử dụng, Quốc lộ 62 dần xuống cấp, làm ảnh hưởng lớn đến việc thu hút doanh nghiệp về đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu, gây khó khăn cho người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa.

vna_potal_dong_thap_muoi_-_gan_50_nam_sau_ngay_mien_nam_giai_phong_7408168.jpg
Dự án nâng cấp, cải tạo quốc lộ 62 đã được Chính phủ phê duyệt, dự kiến thực hiện từ năm 2025. Người dân Đồng Tháp Mười đang mỏi mòn chờ ngày khởi công dự án. Ảnh: Đức Hạnh – TTXVN

Theo Chủ tịch Công đoàn Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tainan Việt Nam (xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường) Đỗ Thị Bích Liên, khó khăn lớn nhất của công ty hiện tại là việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu thông qua Quốc lộ 62. Xe chở hàng xuất khẩu từ Kiến Tường lên Thành phố Hồ Chí Minh luôn phải dự phòng bao bì, đề phòng các thùng hàng bị móp, vỡ; cùng với đó là phát sinh chi phí do thời gian vận chuyển kéo dài vì đường xấu và hẹp.

Chị Đỗ Thị Bích Liên cho biết, đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh về đây bằng từ Thành phố Hồ Chí Minh về Vũng Tàu, nhưng chi phí vận chuyển cao hơn 5%. Nhiều khách hàng muốn xuống đánh giá, tham quan nhà máy song lại “ngại” Quốc lộ 62 nên không đi. Khi đường được sửa chữa nâng cấp, những chi phí “bị đội lên” cho vận chuyển sẽ được doanh nghiệp dùng để chăm lo thêm cho công nhân lao động.

Cũng vì đường xuống cấp, kinh tế biên mậu Long An chưa phát triển như kỳ vọng. Khu kinh tế Cửa khẩu Bình Hiệp (bao gồm một khu công nghiệp rộng 168 ha) được xác định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, động lực phát triển của tiểu khu Đồng Tháp Mười, tuy nhiên nhiều năm qua chỉ có vài doanh nghiệp hoạt động. Nhiều đơn vị sau khi tìm hiểu môi trường đầu tư đã quyết định rút lui do hạ tầng giao thông không thuận tiện.

vna_potal_dong_thap_muoi_-_gan_50_nam_sau_ngay_mien_nam_giai_phong_7408160.jpg
Công ty TNHH Tainan Việt Nam (xã Bình Hiệp, thị xã Kiến Tường) mong muốn quốc lộ 62 được cải tạo nâng cấp, giảm chi phí vận chuyển hàng hoá, tăng nguồn chăm lo cho công nhân lao động. Ảnh: Đức Hạnh – TTXVN

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Long An Đặng Hoàng Tuấn cho biết: Quốc lộ 62 kết nối với quốc lộ 1 đi qua thành phố Tân An, huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh và thị xã Kiến Tường đến Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp tiếp giáp Campuchia. Tuyến đường này hiện không còn đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Vài năm qua, người dân các địa phương vùng Đồng Tháp Mười liên tục kiến nghị nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ này.

Hiện Dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến Quốc lộ 53, 62, 91B tại Đồng bằng sông Cửu Long, sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới đã được Chính phủ phê duyệt, giao Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Người dân Long An đang mong ngóng ngày Quốc lộ 62 chính thức được khởi công sửa chữa.

Theo dự kiến, Quốc lộ 62 sẽ được nâng cấp, cải tạo thành đường cấp 3 đồng bằng, chiều dài đầu tư khoảng 69km, vận tốc thiết kế 80km/giờ, mặt đường rộng 11m bao gồm 2 làn cơ giới, 2 làn xe thô sơ, lề đường rộng mỗi bên 0,5m. Một số đoạn qua đô thị, thị trấn, thị tứ có mặt cắt ngang theo hiện trạng. Hướng tuyến cơ bản bám theo tim đường hiện hữu, riêng đoạn qua thị trấn Tân Thạnh sẽ xây dựng mới tuyến tránh. Dự án dự kiến khởi công năm 2025.

vna_potal_dong_thap_muoi_-_gan_50_nam_sau_ngay_mien_nam_giai_phong_7408166.jpg
Mặt đường quốc lộ 62 hiện tại chỉ rộng 7m, nhưng lưu lượng giao thông cao và có nhiều đoạn đi qua khu dân cư ở 2 bên đường. Ảnh: Đức Hạnh – TTXVN

Với tâm thế sẵn sàng chờ Bộ Giao thông Vận tải khởi công nâng cấp, sửa chữa tuyến Quốc lộ 62, UBND tỉnh Long An chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh phối hợp chặt chẽ với Cục Đường bộ Việt Nam hoàn thiện các thủ tục liên quan, đặc biệt là công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư để sớm khởi công dự án theo đúng kế hoạch.

Dự án nâng cấp Quốc lộ 62 khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, thúc đẩy giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp và vùng Đồng Tháp Mười. (Hết)

Đức Hạnh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Sáng 21/4, đại diện lãnh đạo UBND xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng và người dân địa phương đã tìm thấy thi thể hai em học sinh mất tích khi tắm tại sông Dinh.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 21/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C. Có mây, ngày nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Bộ Y tế thông tin về thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép

Bộ Y tế thông tin về thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Hai cháu nhỏ tại Lào Cai tử vong trong hố nước cạnh nhà

Hai cháu nhỏ tại Lào Cai tử vong trong hố nước cạnh nhà

Ngày 20/4, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã đến thăm hỏi, chia buồn và động viên gia đình, thân nhân của hai cháu bé bị tử vong do đuối nước khi không may bị rơi xuống hố nước cạnh nhà riêng đang xây dựng tại thôn Hỏm Trên, xã Nậm Chày. Vụ việc xảy ra vào chiều 19/4, khiến người dân địa phương bàng hoàng và đau xót.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Ngày 20/4, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ. Đây là những cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên được đưa về từ Thái Lan, thuộc Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032”.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới

Ngày 20/4, cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết, vừa phát hiện và bắt giữ một người phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.

Đoàn tàu đặc biệt chở đội hình Nghi lễ Quân đội tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Đoàn tàu đặc biệt chở đội hình Nghi lễ Quân đội tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Rạng sáng 20/4, hàng trăm người dân Đồng Nai đã có mặt tại ga Biên Hòa đón chào đoàn tàu đặc biệt chở các chiến sĩ trong đội hình Nghi lễ của Quân đội hành quân từ Bắc vào Nam, chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh

Triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh

Ngày 20/4, theo thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh vừa triệt xóa đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh do đối tượng Nguyễn Bá Khánh (sinh năm 1989 ở phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa) cầm đầu, bắt giữ 7 đối tượng.

Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan du lịch

Tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan du lịch

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trong 2 ngày 19 và 20/4, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Bình phát động “Ngày thứ Bảy tình nguyện” và “Ngày Chủ nhật xanh” chung tay bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan phát triển du lịch, thu hút sự tham gia của hơn 1.500 đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên.