'Giáo dục từ gốc' về nhận thức pháp luật cho học sinh miền núi

Với phương châm "Phòng ngừa từ sớm, giáo dục từ gốc", thời gian qua, cùng với các cấp, các ngành, lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã tích cực phối hợp với các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống cho học sinh.

giao-duc-19052025-01.jpg
Tiết học lịch sử ở lớp 8B - trường Phổ thông DTNT THCS huyện Ngọc Lặc với những hình ảnh trực quan sinh động nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh minh họa: Việt Hoàng/TTXVN

Nội dung tập trung vào các vấn đề như an toàn giao thông; phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống ma túy, xâm hại trẻ em; kỹ năng phòng cháy, chữa cháy; kỹ năng phòng, chống đuối nước… Những hoạt động này không chỉ giúp các em nâng cao nhận thức pháp luật, mà còn trang bị ckỹ năng cần thiết để phòng tránh rủi ro trong cuộc sống...

Huyện Bá Thước hiện có 3 dân tộc chính là Thái, Mường, Kinh cùng chung sống, (dân tộc Mường chiếm 53,6%, dân tộc Thái chiếm 30,7%). Do đặc thù của địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đời sống kinh tế, văn hóa cũng như trình độ dân trí vùng đồng bào dân tộc vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, với nhiều cách làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, các trường học đã tích cực phối hợp với lực lượng Công an thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho học sinh về an toàn giao thông, phòng, chống ma túy, HIV/AIDS, phòng, chống đuối nước và cháy nổ; phòng, chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội; cách sử dụng mạng xã hội...

Trường Trung học cơ sở Thiết Ống (Bá Thước) có hơn 80% học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Thầy giáo Lê Bá Mơ, Hiệu trưởng Trường cho biết, hằng năm, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể theo nội dung từng tháng và chuyên đề từng quý. Một hình thức tuyên truyền hiệu quả là lồng ghép vào hoạt động văn hóa, văn nghệ và qua các cuộc thi, trải nghiệm thực tế, giúp học sinh hiểu biết và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội.

Thường Xuân là huyện miền núi nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hóa, với 16 xã, thị trấn, có 124 thôn, bản, khu phố, trong đó 112 thôn, bản, khu phố miền núi. Toàn huyện có gần 23.000 hộ với hơn 96.000 người dân, đa phần là đồng bào dân tộc Thái (chiếm gần 55.000 người). Để nâng cao nhận thức của thanh thiếu niên về hiểu biết pháp luật và kỹ năng sống, trong năm học 2024-2025, Công an thị trấn Thường Xuân đã phối hợp với Trường Trung học phổ thông Cầm Bá Thước tổ chức chương trình "Phủ xanh trường học" với sự tham gia của khoảng 800 học sinh.

Thông qua hình ảnh trực quan, những tình huống và câu chuyện thực tế, buổi tuyên truyền của Công an thị trấn Thường Xuân tại Trường Trung học phổ thông Cầm Bá Thước không chỉ dừng lại ở việc giáo dục, phổ biến pháp luật, mà còn giúp các em học sinh phân biệt và nhận diện dấu hiệu của tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật; những việc gì nên và không nên làm…

Em Cầm Xuân Đức, học sinh lớp 11B4, Trường Trung học phổ thông Cầm Bá Thước chia sẻ, qua buổi tuyên truyền, em biết đội mũ bảo hiểm đúng cách, nhận diện hành vi xấu và cách tự bảo vệ bản thân khi gặp người lạ. Em còn được học kỹ năng và cách giải quyết, xử lý tình huống đột xuất, cách gọi cứu trợ khi cần thiết.

Thượng tá Lương Thế Anh, Trưởng Công an thị trấn Thường Xuân cho biết, để tăng thêm tính hấp dẫn và phù hợp với nhận thức, lứa tuổi học sinh, ngoài những nội dung tuyên truyền được biên tập ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, dễ hiểu, các tuyên truyền viên đã khéo léo lựa chọn nhiều hình thức tuyên truyền, hấp dẫn sinh động như sân khấu hóa tình huống, thi tìm hiểu pháp luật, các trò chơi vận động lồng ghép kiến thức… thu hút sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Điều này giúp học sinh tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng, tự nhiên và đầy hứng thú.

Hiện nay, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật, đặc biệt là bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng. Việc đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong trường học là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Đây là giải pháp phòng ngừa từ sớm, từ xa, góp phần xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh, giúp học sinh phát triển toàn diện cả về tri thức, kỹ năng và đạo đức./.

Có thể bạn quan tâm

Điều chỉnh chính sách hỗ trợ hợp tác xã phù hợp với thực tiễn

Điều chỉnh chính sách hỗ trợ hợp tác xã phù hợp với thực tiễn

Xác định phát triển kinh tế hợp tác xã là một trong những giải pháp căn cơ để tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách toàn diện, từ những mô hình nhỏ lẻ, manh mún, thời gian qua, trên địa bàn ở Phú Thọ đã có bước phát triển rõ rệt, từng bước khẳng định được vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, để khu vực kinh tế tập thể thực sự phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và thị trường, đòi hỏi tỉnh phải tiếp tục đồng bộ các giải pháp về cơ chế, nguồn lực và tổ chức thực hiện.

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng không gian mạng tích cực, văn minh và lành mạnh

Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng không gian mạng tích cực, văn minh và lành mạnh

Sáng 17/5, Công an tỉnh Tuyên Quang tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tuyên truyền pháp luật đối với các KOLs, quản trị viên trang, kênh, hội, nhóm trên không gian mạng” với sự tham gia của trên 100 người có sức ảnh hưởng trên các nền tảng mạng xã hội (KOLs), quản trị viên trang, kênh, hội, nhóm trên không gian mạng thuộc địa bàn các tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.

Bắc Kạn khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác

Bắc Kạn khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân học tập và làm theo Bác

Ngày 16/5, Tỉnh ủy Bắc Kạn tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị Khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Dịp này, 36 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016- 2025 và năm 2024 được tặng Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Kạn.

'Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng' - cách làm sáng tạo trong học và làm theo Bác

'Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng' - cách làm sáng tạo trong học và làm theo Bác

Học tập và làm theo gương Bác, tại Đắk Lắk xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến, mô hình hay, cách làm sáng tạo, lan tỏa sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Nổi bật trong số đó là mô hình “Sổ tiết kiệm Búa liềm vàng” của Thị ủy Buôn Hồ - một sáng kiến phù hợp thực tiễn, thiết thực giúp đỡ đảng viên có hoàn cảnh khó khăn.

'Đổi đời' từ vốn vay chính sách

'Đổi đời' từ vốn vay chính sách

Nhờ tiếp cận hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hộ nghèo, cận nghèo tại An Giang đã mở rộng sản xuất, kinh doanh. Chương trình tín dụng chính sách đã mở ra cơ hội "đổi đời" cho nhiều hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quy định chặt chẽ hoạt động nuôi, trồng, phát triển và thu hoạch cây dược liệu

Sáng 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp cho ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, có bổ sung quy định chi tiết về nuôi, trồng phát triển và thu hoạch cây dược liệu trong rừng.

Hỗ trợ người nghèo 'an cư'

Hỗ trợ người nghèo 'an cư'

Đắk Lắk là một địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, với tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao, đặc biệt là ở các huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, việc đảm bảo chỗ ở ổn định, an toàn cho các hộ nghèo là nhu cầu bức thiết, tạo tiền đề để người dân an tâm lao động, sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Đắk Nông có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định đời sống cho người dân, trong bối cảnh tỉnh còn nhiều khó khăn và địa hình đồi dốc, chia cắt mạnh. Ảnh: TTXVN phát

Đắk Nông tháo gỡ khó khăn về đất đai, hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm

Việc xóa nhà tạm, dột nát, đẩy nhanh hỗ trợ đất ở, nhà ở cho các hộ dân là ưu tiên hàng đầu của tỉnh Đắk Nông hiện nay. Với sự quan tâm của Trung ương và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, địa phương đặt mục tiêu xóa toàn bộ nhà tạm, dột nát trước ngày 31/12 theo chỉ đạo của Chính phủ.