Nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận

Nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận
Theo Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận, năm 2019, toàn tỉnh phát hiện 38 cặp tảo hôn/1.517 cặp thanh niên dân tộc thiểu số đăng ký kết hôn (chiếm 2,5%), trong đó dân tộc Raglai có 36 cặp tảo hôn, 2 cặp còn lại thuộc dân tộc Chăm. Ngoài ra,15 vụ tảo hôn khác đã được địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn. Việc phát hiện tảo hôn gặp nhiều khó khăn vì nhiều trường hợp không đăng ký kết hôn hoặc tổ chức cưới theo phong tục ban đêm, tổ chức trên nương rẫy.

Tiêm vắc–xin chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai tại Trạm Y tế xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Tiêm vắc–xin chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ mang thai tại Trạm Y tế xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Qua theo dõi, Ninh Thuận chưa phát hiện trường hợp hôn nhân cận huyết thống nhưng đã ghi nhận 625 trường hợp sinh đẻ trong độ tuổi vị thành niên. Nguyên nhân của tình trạng này là do ảnh hưởng của những quan niệm, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số còn tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của người dân từ nhiều đời nay. Mặt khác, do thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản vị thành niên, tác động từ những mặt trái của các phương tiện thông tin, giới trẻ dễ dàng tiếp cận với các phim ảnh không lành mạnh dẫn đến quan hệ tình dục sớm.

Theo ông Lê Văn Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận, tình trạng tảo hôn tại các địa phương có chiều hướng giảm (giảm 6 trường hợp so với năm 2018) nhưng nguy cơ tiềm ẩn tảo hôn xảy ra còn rất cao, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số cư trú vùng sâu, sống phân tán, trình độ dân trí thấp dẫn đến việc tiếp cận thông tin về tảo hôn, chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nhóm trẻ vị thành niên, thanh niên còn hạn chế.

Để khắc phục tình trạng tảo hôn, tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình. Đồng thời, các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, những hậu quả và hệ lụy do hành vi này gây ra để giúp người dân nâng cao nhận thức, từng bước hạn chế nhằm tiến tới chấm dứt nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dân tộc thiểu số mang thai an toàn tại Trạm Y tế xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN
Tư vấn chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ dân tộc thiểu số mang thai an toàn tại Trạm Y tế xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Theo đó, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của các mô hình giảm thiểu tình trạng tảo hôn như: Câu lạc bộ pháp lý, tổ tư vấn hôn nhân và gia đình, Câu lạc bộ Đoàn thanh niên, các đội văn nghệ tuyên truyền, Chương trình bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ để cung cấp thông tin, kiến thức về sự phát triển tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì, Luật Hôn nhân và gia đình cho đoàn viên, hội viên.

Tỉnh chú trọng thay đổi nhận thức của các nhóm vị thành niên, thanh niên vùng dân tộc thiểu số và học sinh. Ngành Giáo dục đưa nội dung tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào các hoạt động trong trường học; trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân trước những nguy cơ như bị dụ dỗ, bị xâm hại, thấy được tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; đấu tranh chống những quan điểm lạc hậu ngay từ trong gia đình các em và khu dân cư để khắc phục, bài trừ tệ nạn này.

Trong năm 2020, để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống một cách bền vững, tỉnh Ninh Thuận tiếp tục đẩy mạnh cung cấp thông tin, sản phẩm truyền thông phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của đồng bào để nâng cao hiệu quả tuyên truyền nhằm hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, tỉnh mở các lớp tập huấn về Luật Hôn nhân và gia đình cho các tuyên truyền viên; tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.

Song song với đó, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao hiểu biết về làm mẹ an toàn tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số, tạo thay đổi tích cực trong đời sống xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Nguyễn Thành

Có thể bạn quan tâm

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau thời gian triển khai quyết liệt, Bến Tre đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Hàng nghìn hộ dân khó khăn về nhà ở nay đã được an cư trong những mái ấm kiên cố, ấm áp nghĩa tình. Qua đó, không chỉ giúp những hoàn cảnh khó khăn cải thiện điều kiện sống, chương trình còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc trong cộng đồng.

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

Tuyến biên giới do Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa quản lý trải dài trên địa bàn 50 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với đường bờ biển dài trên 385km. Do vậy, phòng, chống tội phạm ma túy, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo được xem là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa.