Đa dạng hình thức kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), từ năm 2021 đến nay số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP của tỉnh Kiên Giang không ngừng tăng và hiện có 366 sản phẩm của 191 chủ thể được công nhận và xếp hạng sao.

kien-giang-296.jpg
Trưng bày giới thiệu sản phẩm nước mắm Phú Quốc. Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN

Trong số đó có 6 sản phẩm 5 sao, 41 sản phẩm 4 sao (có 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao quốc gia), 319 sản phẩm 3 sao. Cùng với phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng sức cạnh tranh hàng hóa, nâng cao giá trị và thu nhập người.

Nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ

Nước mắm Phú Quốc là một trong những sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Kiên Giang đạt chứng nhận và đạt hạng OCOP 4 sao, 5 sao với nhiều dòng sản phẩm được sản xuất tại đảo ngọc Phú Quốc trong những năm gần đây với tiềm năng phát triển mạnh.

Ông Nguyễn Huỳnh Anh Khoa, Giám đốc Công ty TNHH Kinh doanh nước mắm Huỳnh Khoa cho biết, đầu năm 2025 công ty có 4 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao, với tiềm năng đạt hạng 5 sao, gồm nước mắm Phú Quốc Huỳnh Khoa 35 độ đạm, 40 độ đạm, 43 độ đạm và nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa 45 độ đạm; đồng thời có 2 sản phẩm đạt hạng OCOP 4 sao là nước mắm Phú Quốc Huỳnh Khoa 30 độ đạm và 32 độ đạm.

Theo ông Khoa, nước mắm truyền thống của Phú Quốc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Liên minh châu Âu – EU và 28 nước châu Âu, nước mắm Huỳnh Khoa được xếp trong danh hiệu Top 10 Thương hiệu uy tín chất lượng quốc gia lần thứ 9 năm 2023, đạt chứng nhận FDA Mỹ và Halal nên không chỉ bán trong nước mà còn xuất sang thị trường nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc và các nước Trung Đông.

“Trung bình mỗi năm, nước mắm Huỳnh Khoa xuất bán hơn 1 triệu lít nước mắm các loại và các đối tác, thị trường không ngừng được mở rộng. Qua đó, góp phần phát triển công ty, tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động trực tiếp, gián tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương.

Để có được sự phát triển trong thời gian qua, đã có sự hỗ trợ tích cực của các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong tạo điều kiện để công ty kết nối, quảng bá sản phẩm đến với khách hàng trong và ngoài nước”, ông Khoa chia sẻ

Ông Phạm Huỳnh Quốc Thanh, Giám đốc công ty TNHH MTV nước mắm Kim Hoa, Phó Chủ tịch Hội nước mắm Phú Quốc cho biết, Phú Quốc hiện có khoảng trên 40 cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống với sản lượng ước đạt khoảng 20 triệu lít/năm, phục vụ chủ yếu cho khách du lịch và xuất khẩu.

Phú Quốc hiện là địa phương đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được Liên minh châu Âu (EU) bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho nước mắm. Nhiều cơ sở tại đây cũng tham gia chương trình OCOP và mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Những năm gần đây sản phẩm nước mắm Phú Quốc đã có mặt tại nhiều quốc gia như Pháp, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Ông Thanh cho rằng, trong thời buổi cạnh tranh về thương hiệu và chất lượng, việc công nhận sản phẩm OCOP và đẩy mạnh truyền thông quảng bá thương hiệu đã giúp khách hàng, người tiêu dùng hiểu rõ hơn chất lượng nước mắm Phú Quốc sản xuất theo phương pháp truyền thống, sạch, tự nhiên, thiên thiên, giá trị dinh dưỡng cao… có ý nghĩa quan trọng giúp sản phẩm đặc thù của địa phương tự tin phục vụ người tiêu dùng và cạnh tranh với các thương hiệu nước mắm khác, giúp nước mắm truyền thống Phú Quốc phát triển bền vững và vươn xa hơn.

Bà Lê Thị Kim Thoa, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Hiểu Phát, xã Phong Đông, huyện Vĩnh Thuận cho biết, từ năm 2022 đến nay, nhiều sản phẩm OCOP của hợp tác xã như tôm khô, khô cá lóc đồng, tôm chao, khô cá kèo được xuất bán đến các khách hàng lẻ cũng như các nhà hàng, khách sạn lớn trong nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương… với số lượng không ngừng tăng.

Theo bà Thoa, sản phẩm của hợp tác xã được mở rộng thị trường và tăng số lượng chính là nhờ tỉnh có nhiều hoạt động hỗ trợ như đưa sản phẩm tôm khô, khô cá kèo, khô cá lóc đồng vào vỏ quà Tết; được tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ lớn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; ngoài ra sản phẩm được đưa vào bán ở hệ thống các siêu thị, sàn thương mại điện tử… Để cạnh tranh với thị trường, hợp tác xã chú trọng chất lượng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng hóa màu, chọn nguyên liệu tôm, cá làm khô tươi sống, đồng thời cải tạo mẫu hộp, túi đựng các sản phẩm bắt mắt, tiện lợi.

“Khoảng 3 năm trở lại đây, mỗi năm hợp tác xã bán ra thị trường từ 1,5 - 2 tấn tôm khô, cá khô các loại, doanh thu khoảng 10 tỷ đồng, tạo việc làm cho 10 lao động với khoảng thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/tháng. Tôi rất phấn khởi khi sản phẩm đặc trưng của địa phương ngày càng vươn xa ra thị trường, khẳng định được thương hiệu và góp phần phát triển kinh tế cho địa phương vùng sâu vùng xa”, bà Thoa chia sẻ.

Đa dạng hình thức hỗ trợ quảng bá thương hiệu

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang Nguyễn Việt Anh cho biết, thời gia qua tỉnh Kiên Giang tích cực hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch cả trong và ngoài tỉnh; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử như kigi.com.vn, Postmart.vn, Lazada, Shopee... Đến nay, hơn 90% sản phẩm OCOP của Kiên Giang đã có mặt trên các nền tảng để mở rộng kênh phân phối và tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn quốc.

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Trung tâm hỗ trợ cho 308 doanh nghiệp tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm thương mại, dịch vụ, liên kết mở rộng hợp tác, kết nối tiêu thụ sản phẩm thị trường nội địa, kết nối tour tuyến du lịch; ký kết 6 hợp đồng trực tiếp tại sự kiện với tổng giá trị hơn 550.000 USD; 3 doanh nghiệp đã kết nối tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm yến sang thị trường Trung Quốc; 3 doanh nghiệp kết nối, đưa hàng vào 3 hệ thống trung tâm mua sắm của Long Beach Mart, King Kong và Siêu thị Đức Thạnh 2.

Ông Việt Anh cũng cho biết, thời gian tới Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang tích cực đăng ký và hỗ trợ doanh nghiệp Kiên Giang tham gia các hội chợ, triển lãm lớn trong và ngoài tỉnh, hội chợ quốc tế thông qua việc chi trả chi phí mặt bằng, thiết kế, thi công gian hàng và vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp, giúp các sản phẩm OCOP tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đối tác và các nhà phân phối lớn.

Tổ chức các khu trưng bày "Giới thiệu sản phẩm đặc trưng Kiên Giang" tại các siêu thị lớn như Co.opmart Kiên Giang và Co.opmart Rạch Giá, giúp sản phẩm OCOP tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng địa phương; tổ chức không gian trưng bày tại các lễ hội lớn của tỉnh; hỗ trợ các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử của tỉnh và các sàn lớn như Postmart.vn, Lazada, Shopee, Alibaba, Amazon...

Cùng với đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng bá sản phẩm, kết nối tiêu thụ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước qua thương mại điện tử, giúp sản phẩm tiếp cận nhanh và hiệu quả hơn đến người tiêu dùng; xây dựng hệ sinh thái xúc tiến nhằm nâng cao hiệu quả trong thu hút đầu tư, thương mại và du lịch.

Cùng với đó, chủ động liên hệ và làm việc với các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà hàng, khách sạn lớn để đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức tập huấn, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh, cải thiện chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì; ưu tiên tập trung phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng, tạo giá trị gia tăng và tính bền vững.

“Ngoài ra, chúng tôi cũng chủ động mở rộng quan hệ và ký kết hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước như Úc, Mỹ, Anh, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan, Malaysia… Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội xuất khẩu sản phẩm OCOP ra thị trường quốc tế, đã đưa thành công các sản phẩm yến sào, thủy sản tiếp cận các thị trường Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan…”, ông Nguyễn Việt Anh thông tin./.

Có thể bạn quan tâm

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau thời gian triển khai quyết liệt, Bến Tre đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Hàng nghìn hộ dân khó khăn về nhà ở nay đã được an cư trong những mái ấm kiên cố, ấm áp nghĩa tình. Qua đó, không chỉ giúp những hoàn cảnh khó khăn cải thiện điều kiện sống, chương trình còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc trong cộng đồng.

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

Tuyến biên giới do Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa quản lý trải dài trên địa bàn 50 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với đường bờ biển dài trên 385km. Do vậy, phòng, chống tội phạm ma túy, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo được xem là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa.

Xe ô tô đầu kéo va chạm xe đạp điện, 4 cháu nhỏ thương vong

Xe ô tô đầu kéo va chạm xe đạp điện, 4 cháu nhỏ thương vong

Trưa 23/6, lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk đang khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe ô tô đầu kéo và xe đạp điện khiến hai cháu nhỏ tử vong tại chỗ, hai cháu khác bị thương nặng.