Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025

Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc từ năm 2021 đến năm 2025.

Phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 ảnh 1Chi Cục kiểm lâm Thanh Hoá phối hợp với lực lượng bảo vệ rừng tại Vườn quốc gia Xuân Liên tổ chức tuần tra bảo vệ rừng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Mục tiêu tổng quát của Chương trình là phát triển lâm nghiệp thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản; quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp; phát huy tiềm năng, vai trò, tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ carbon từ rừng, góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26); góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Bảo vệ, phát triển bền vững toàn bộ diện tích rừng hiện có

Chương trình đặt mục tiêu bảo vệ, phát triển bền vững đối với toàn bộ diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được tạo mới trong giai đoạn 2021-2025; góp phần duy trì ổn định tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%; tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0-5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025, trong đó giá trị xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt trên 1,5 tỷ USD, tăng tỷ trọng chế biến sâu và xuất khẩu các sản phẩm gỗ, lâm sản có giá trị gia tăng cao; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với năm 2020.

Nâng cao năng suất, chất lượng rừng


Để đạt được những mục tiêu trên, Chương trình đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu như: Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; phát triển rừng và nâng cao năng suất, chất lượng rừng; quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng.

Các nội dung ưu tiên thực hiện gồm: Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng ven biển; phát triển giống cây lâm nghiệp, trồng rừng gỗ lớn; phát triển lâm sản ngoài gỗ; phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.

Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình dự kiến 78.585 tỷ đồng.

TTXVN

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền địa phương 2 cấp nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, giải quyết ngay những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế từ 8 - 9% năm 2025. Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, được kết nối với 65 điểm cầu ở các xã, phường, tổ chức ngày 3/7.

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng chục nghìn hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk đã có cơ hội thay đổi cuộc sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Không chỉ giúp người dân tiếp cận nguồn lực tài chính ưu đãi, hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương còn được triển khai bài bản, sát thực tiễn, đảm bảo đồng vốn đến đúng người, đúng nhu cầu và đúng mục đích sử dụng.

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.