Thuốc hay từ quả trám

Thuốc hay từ quả trám
Theo nhiều nghiên cứu, trong quả trám có chứa nhiều chất béo, protid, beta-caroten, hydrat- cacbon, acid oleannolic, vitamin C và nhiều khoáng chất như Ca, Kali, Magie, Sắt, Kẽm, Photpho…
Theo Đông y, trám trắng có vị ngọt, chua, tính bình; vào kinh phế vị có tác dụng thanh nhiệt sinh tân, giải độc. Dùng cho các trường hợp đau sưng họng, viêm khí phế quản, sốt nóng, khát nước…

Thuốc hay từ quả trám ảnh 1
Quả trám là nguyên liệu để bào chế nên những bài thuốc trị bệnh rất tốt

Bài thuốc hay từ quả trám

Trị cảm nóng, cảm nắng: Quả trám 10g, rễ sậy 30g. Trám đập vụn cùng rễ sậy đem sắc với 800ml nước trong 30 phút, chia 3 lần uống trong ngày. Uống 3 ngày. Chữa viêm họng, ho có đờm: Trám 30g, cam thảo 6g, mạch môn 10g, huyền sâm 15g. Rửa sạch hãm thay trà uống trong ngày, dùng liền 10 ngày.

Chữa ngộ độc do ăn phải cá độc: Trám 3 - 5 quả, sắc lấy nước để uống.

Chữa ho khan ít đờm do viêm khí phế quản: Trám quả 20g, bạch truật 15g, đào nhân 5g, vừng đen 30g, mật ong 20g, gạo tẻ 60g. Đào nhân bóc bỏ vỏ và tâm. Đem bạch truật và trám nấu lấy nước. Lấy nước sắc được nấu cháo với gạo tẻ, vừng đen và đào nhân, khi cháo được cho thêm mật ong, khuấy đều. Ngày ăn 1 - 2 lần. Dùng liền 7 ngày.

Chữa đau họng, nhiều đờm nhớt: Quả trám tươi 500g, đường trắng 100g. Đập vỡ quả, nấu với nước nhiều lần, bỏ bã, lấy nước, cho đường trắng, hòa tan, lọc và cô lại còn 250ml. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 15ml, uống với nước đun sôi để nguội ngoài ra súc miệng nước muối pha loãng ngày nhiều lần.

Thuốc hay từ quả trám ảnh 2
Quả trám giúp trị ngộ độc, kiết lỵ...
Trị nứt nẻ gót chân khi trời rét: Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.

Trị đau răng, sâu răng: Lấy vỏ thân cây trám trắng cạo bỏ lớp vỏ đen bên ngoài, thái mỏng phơi khô, sắc lấy nước, ngậm 10 phút rồi nhổ đi. Ngày làm nhiều lần. Ho khản cổ: Trám tươi 4 quả bỏ hột, giã nát với huyền sâm 10g thái lát. Cho vào nồi đất đổ ngập nước, nấu uống. Có tác dụng tư âm, giáng hỏa, lợi yết hầu, thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng.

Ngộ độc cua cá: Trám trắng 30g sắc nước uống. Cách này cũng dùng cho trẻ em lên sởi và chữa bệnh hoại huyết.

Viêm tắc mạch máu: Quả trám trắng luộc ăn cái, uống nước hàng ngày, mỗi ngày 200g. Liệu trình 1 - 2 tháng.

Giã rượu: 12 quả trám, 1.5g phèn chua, trước tiên dùng nước lạnh rửa sạch trám, lấy dao khía trên mỗi quả 4 - 5 đường rồi nhét phèn vào những vết khía ấy, nhai nhỏ nuốt dần để giã rượu. Hoặc trám tươi 10 quả sắc lấy nước uống có tác dụng giải rượu.

Nôn mửa khi có thai: Trám 12g, vỏ quýt 9g, dùng lửa to hấp cách thủy cho chín rồi uống, mỗi ngày 1 lần, dùng để chữa chứng nôn mửa khi có thai.

Động kinh: Trám tươi 480g, uất kim 24g, phèn chua 24g. Trước tiên, đập nát trám rồi cho nước vào sắc kỹ, lấy bỏ hạt rồi lại cho uất kim vào sắc cùng, cuối cùng cho phèn chua sắc tiếp, cô còn chừng 500ml là được, uống mỗi ngày 20ml vào buổi sáng sớm với nước ấm.

Kiết lỵ: Quả trám tươi khoảng 90g, để nguyên hạt sắc với nước (2 - 3 lần), gộp dịch chiết, cô lại lấy cao, theo tỷ lệ 1:1, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn. Khi uống cần kiêng ăn các thứ tanh như cua, cá, lòng trắng trứng... Có thể uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

Món ngon từ quả trám

Cá kho trám: Là món ăn phổ biến của vùng miền núi phía Bắc. Khi kho, vị chua của trám ngấm vào làm cá mềm có vị chua chua, còn có vị ngọt của tương, chất đạm của cá ngấm vào trám làm mất vị chát, giảm vị chua, miếng trám mang lại vị chua ngọt, béo bùi, ăn mãi không chán.

Thuốc hay từ quả trám ảnh 3
Trám muối thơm, chua nhẹ, dai giòn

Thịt kho trám: Quả trám ngon nhất khi được đập dập cả hạt, cái nhân nằm dọc hạt trám sẽ ngấm ra thịt quả, rồi được kho kỹ với thịt ba chỉ… vị chua chát quyện với miếng thịt nửa nạc nửa mỡ làm miếng cơm ngon miệng hơn và đậm đà một cách giản dị. Thịt không còn quá ngấy và béo, còn quả trám lúc đó hơi chát dịu, chua chua man mát và ngậy, cái ngậy của thịt ba chỉ và nhân trám tiết ra. Phần nước thịt kho trám dùng để chấm rau củ luộc, đặc biệt là rau muống cũng rất ngon.

Trám dầm mắm ớt: Trám rửa sạch, dùng dao bổ trám làm 4, bỏ phần hạt, ngâm trám vào nước muối khoảng 30 phút để trám bớt chát và không bị thâm.

Trám muối: Luộc đổ nước chát, tách đôi bỏ hột, cho nước mắm ngon với ít đường ngập trám, để khoảng 5 ngày mới ăn (không dùng muối). Trám muối khi ăn có vị chua nhẹ, giữ được mùi thơm, cùi trám dóc hạt nhưng vẫn có độ dai, giòn.

Thuốc hay từ quả trám ảnh 4
Cá kho trám là món ăn được nhiều gia đình ưa thích
Xôi trám đen: Nguyên liệu, gạo nếp và trám đen đã sơ chế (số lượng tùy theo khẩu phần ăn). Chọn gạo nếp hạt to đều, thơm. Đồ xôi chín, đổ ra lúc còn nóng rồi vò với quả trám đen đã sơ chế chưa phơi nắng, cho thêm ít mỡ. Xôi làm xong có màu tím, bóng, mùi trám đen thơm ngậy đặc trưng, độc đáo và hấp dẫn.
Phương Ngân (Theo langvietonline.vn)

Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả từ nguồn vốn khởi nghiệp cho thanh niên

Hiệu quả từ nguồn vốn khởi nghiệp cho thanh niên

Đồng hành cùng thanh niên phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm được các cấp bộ Đoàn tỉnh Bắc Ninh triển khai. Bắc Ninh là tỉnh đi đầu trong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Bắc Giang ưu tiên phát triển công nghiệp số

Bắc Giang ưu tiên phát triển công nghiệp số

Theo Tỉnh ủy Bắc Giang, thời gian tới, tỉnh định hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ số trên địa bàn.

Dự án trọng điểm tại Đắk Lắk sắp hết thời gian thực hiện vẫn 'hì hục' giải phóng mặt bằng

Dự án trọng điểm tại Đắk Lắk sắp hết thời gian thực hiện vẫn 'hì hục' giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (dự án đường tránh đông) là công trình trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk do Bộ Xây dựng (trước đây là Bộ Giao thông vận tải) quyết định đầu tư. Đây cũng là dự án bị đội vốn, chậm tiến độ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện. Tuy nhiên, đến nay thời gian thực hiện dự án không còn nhiều nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành, khả năng dự án về đích cũng “bỏ ngỏ”.

Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của người Xơ Đăng

Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của người Xơ Đăng

Những năm qua người Xơ Đăng ở đỉnh núi Ngọc Linh đã chung tay cùng chính quyền địa phương không chỉ bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh mà còn xác định đây là cây giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình.

Phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ. Những năm qua, các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ từ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sinh kế đến nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo tồn bản sắc văn hóa… cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống, kinh tế - xã hội của người dân. Từ đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh - quốc phòng khu vực biên giới.

Hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp

Hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp

Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bình Phước đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng, thời gian qua, ước mơ an cư, lạc nghiệp của nhiều người đã trở thành hiện thực.

Đồng Tháp chuyển đổi cây trồng cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa

Đồng Tháp chuyển đổi cây trồng cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2025, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả của tỉnh Đồng Tháp hơn 1.800 ha. Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa màu cho lợi nhuận gấp 2 - 3 lần trồng lúa; trồng cây lâu năm cho lợi nhuận từ 50 đến 200 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp từ 2 - 8 lần trồng lúa.

Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh vốn nổi tiếng với hệ thống kênh mương thủy lợi chằng chịt, được ví như mạch máu nuôi sống ngành nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh dòng nước ấy đang bị rác thải bức tử từng ngày.

Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Mặc dù đã bị chính quyền địa phương đình chỉ và xử phạt hành chính vì tự ý xây dựng nhà xưởng, trạm biến thế trên đất trồng cây lâu năm, song cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản của ông Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Vụ việc gây bức xúc dư luận, đặt ra câu hỏi về hiệu lực của các quyết định xử lý và trách nhiệm giám sát từ cơ quan chức năng.

Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tại huyện biên giới Mường Nhé

Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tại huyện biên giới Mường Nhé

Từ ngày 24 - 26/5, Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại huyện biên giới Mường Nhé nhằm thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, lan tỏa lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm bảo vệ, xây dựng quê hương.

Điểm tựa vững chắc của đồng bào Tây Nguyên

Điểm tựa vững chắc của đồng bào Tây Nguyên

Đứng chân trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai - trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) là nơi chăm sóc sức khỏe cho hàng chục nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và người dân mỗi năm. Không chỉ là đơn vị y tế của quân đội, bệnh viện còn là điểm tựa tin cậy, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho sức khỏe cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.

Thanh niên ra quân tình nguyện, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Thanh niên ra quân tình nguyện, mang lại lợi ích cho cộng đồng

Ngày 25/5, tại xã Dân Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình), Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2025 với sự tham gia của gần 300 cán bộ, đoàn viên thanh niên.

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Ứng dụng công nghệ đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, quảng bá thương hiệu. Từ đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước đưa các sản phẩm làng nghề vươn dài ra thị trường thế giới.

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái hình thành nhiều vùng nguyên liệu tập trung của 10 cây trồng chủ lực

Yên Bái đang trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nhờ thực thi đồng bộ các giải pháp phát triển bền vững dựa trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế. Điều đó đã tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, hiệu quả cùng sự đồng hành tích cực của chính quyền các cấp đối với các nhà đầu tư.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng đất Long An

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp từng vùng đất Long An

Bên cạnh việc phát triển cây lúa, nhiều địa phương tại Long An đã chủ trương thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng vùng đất, mang lại thu nhập cao cho nhân dân. Bằng sự tìm tòi, học hỏi nhiều huyện, thị ở Long An đã trồng được những loại cây, trái trước đây không trồng được.