Vẫn khó “cởi trói” hạn điền trong phát triển nông nghiệp

Vẫn khó “cởi trói” hạn điền trong phát triển nông nghiệp
Vẫn còn nhiều vướng mắc 

Đã từ lâu, Chính phủ ban hành chính sách người cày có ruộng và quy định chặt chẽ hạn điền đối với hộ nông dân. Tuy nhiên, chính sách này chỉ phù hợp với sản xuất nhỏ lẻ, không mang tính thương mại. Hiện nay, sản xuất nông nghiệp Việt Nam hội nhập với thị trường thế giới. Cạnh tranh về chất lượng, giá trị sản phẩm được đặt lên hàng đầu, thì chính sách hạn điền đã không còn phù hợp. 

"Mặt khác, thêm một bất cập là nhà nước chưa có chính sách rõ ràng về tích tụ và phân chia ruộng đất. Đối với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp thì thu tiền sử dụng đất, còn các hộ nông dân, nhà nước miễn thuế, điều này tạo nên sự thiếu công bằng trong đầu tư, sử dụng đất hiệu quả và hợp lý", TS Trần Du Lịch chia sẻ.
 
Ảnh: internet
Ảnh: internet
Cũng vấn đề hạn điền và thời hạn sử dụng hạn điền, PGS. TS Võ Trí Hảo, Phó Trưởng khoa Luật, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, với một diện tích sản xuất nhỏ hơn quy chuẩn, chắc chắn nông dân sẽ dễ dàng thua lỗ. Bởi, mức đầu tư manh mún, vật tư nhỏ lẻ cũng là một nguyên nhân làm cho giá thành sản xuất cao hơn, khó áp dụng kĩ thuật cao, cơ giới hóa vào sản xuất đồng loạt. Hơn nữa, khi thời hạn sử dụng đất có giới hạn thì các nhà đầu tư khó dồn hết sức đầu tư vì khi đáo hạn, cả nông dân lẫn doanh nghiệp đều loay hoay trong việc gia hạn mới. 

Ông Nguyễn Tất Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP đầu tư Xây dựng Tân Đô cho biết, đã có rất nhiều trường hợp nhà nước thu hồi đất của nông dân lập dự án đã gây nên “làn sóng” phản đối. Vì vậy, khi nông dân không được đảm bảo đời sống thì việc tích tụ ruộng đất trở thành vấn đề gây hệ lụy cho xã hội, chính những nông dân trở thành những thành phần phức tạp, khó xử lý của xã hội. 

Theo ông Trần Thế Ngọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, ngoài yếu tố tích tụ ruộng đất theo quy luật tự nhiên, cơ chế thị trường và sự tự nguyện của nông dân, chính quyền địa phương nói riêng và Chính phủ phải có chính sách giải quyết việc làm ổn định cho nông dân, giúp họ có thêm thu nhập ngoài mảnh ruộng. Thế nhưng, rất nhiều trung tâm dạy nghề tại các địa phương không phát huy được hiệu quả, thậm chí phải đóng cửa vì không thu hút được người học nghề. 

Như vậy, việc tích tụ ruộng đất phục vụ cho phát triển nông nghiệp hiện đại nếu không có chính sách hợp lý sẽ luôn là một vòng lẩn quẩn không có hồi kết. 

Để nông dân "cất cánh" trên đồng ruộng của mình 

"Để giải quyết vấn đề tích tụ ruộng đất, quy định về hạn điền và thời gian sử dụng hạn điền là điều mấu chốt phải được giải quyết trước tiên. Chính quy định hạn điền đã vô hình chung trở thành sợi dây trói buộc nông dân “cất cánh” trên đồng ruộng của mình", TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam chia sẻ. 

Nói đến việc giải quyết hạn điền, trường hợp ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An là một ví dụ điển hình. Ông bắt đầu khai hoang đất đai, mua bán tích tụ đất sản xuất nông nghiệp từ 40 năm trước để nuôi tôm, trồng chuối, trồng bưởi, xoài. Cho đến nay, diện tích sản xuất của ông Huy đạt trên dưới 1.000 ha, trải khắp 6 tỉnh từ miền Đông Nam bộ đến miền Tây Nam bộ. 
Tuy nhiên, vì chính sách hạn điền, ông không thể đứng tên sử dụng toàn bộ diện tích này, mà phải nhờ nhiều người đứng tên hộ. Khi có mâu thuẫn xảy ra với người đứng tên đất sản xuất của ông Huy, ông đã mất nhiều thời gian và chi phí để hòa giải, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh. 

PGS.TS Phan Chánh Dưỡng, Giảng viên Đại học Fulbright (Hoa Kỳ) tại Việt Nam cũng cho rằng, nông dân gắn liền với mảnh ruộng, và giá trị mảnh ruộng mang lại dựa vào kiến thức, trình độ sáng tạo của nông dân. Đây chính là không gian sinh tồn của nông dân. 

Do đó, để việc tích tụ ruộng đất diễn ra một cách tự nhiên và khả thi hơn, hướng tới quy mô lớn cho quy hoạch 19 vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thì nhà nước cần có chính sách, chế tài về đất đai như: chuyển nhượng đất đai theo giá thị trường, dựa trên tinh thần tự nguyện. Đồng thời, đảm bảo không gian sinh tồn cho nông dân bằng các hình thức cổ phần hóa đất nông nghiệp trong doanh nghiệp, nông dân trở thành cổ đông trong góp đất của từng vùng nông nghiệp công nghệ cao. 

Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, ngoài việc thay đổi quy định, chế tài trong cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn bằng đất của nông dân với doanh nghiệp, nhà nước cũng cần có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp ở nông thôn. 

Đồng thời, cũng phải có chính sách mở cho doanh nghiệp được sở hữu đất nông nghiệp, mới có thể tạo thế chân vạc "nông nghiệp - phi nông nghiệp - đô thị" làm nền tảng thúc đẩy nông nghiệp phát triển, giúp nông dân giữ được đất và dần đô thị hóa nông thôn, áp dụng kĩ thuật cao vào sản xuất. Có như vậy, phát triển nông nghiệp được quy hoạch đồng bộ hơn, không xảy ra thừa sản phẩm và phải giải cứu một số mặt hàng như thịt lợn, dưa hấu, chuối, hành tím… như thời gian qua. 

Có thể nói, nền nông nghiệp Việt Nam muốn cất cánh đều phụ thuộc vào việc quy hoạch diện tích sản xuất, đổi mới quy định dồn điền đổi thửa nhưng vẫn đảm bảo không gian sinh tồn cho nông dân, để nông dân không còn trực tiếp cày trên ruộng của mình nhưng vẫn có thu nhập lâu dài, ổn định. Khi làm được điều này, việc tập trung ruộng đất cho ngành nông nghiệp công nghệ cao mới có thể khả thi. 

Hồng Nhung
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép 15 con rùa hộp trán vàng quý hiếm

Khởi tố đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép 15 con rùa hộp trán vàng quý hiếm

Ngày 15/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Huy Khánh (trú tại thôn Tân Lợi, xã Tân Quang) để điều tra về hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Sáng kiến ứng dụng công nghệ, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới

Sáng kiến ứng dụng công nghệ, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới

Là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, Lai Châu có địa bàn rộng, dân cư phân tán, giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận thông tin và phản ánh các vấn đề an ninh trật tự từng là bài toán nan giải. Từ thực tế này, lực lượng Biên phòng Lai Châu đã triển khai mô hình “Hòm thư điện tử ẩn danh” - một sáng kiến ứng dụng công nghệ để tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm, phản ánh tình hình an ninh trật tự. Mô hình này đang phát huy hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, xuất nhập cảnh trái phép, góp phần giữ vững an ninh trên tuyến biên giới.

Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Điện Biên nằm ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài hơn 400km tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Dọc cung đường biên giới ấy, hình ảnh người lính mang quân hàm xanh không chỉ gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới mà còn gần gũi, thân thuộc như người bạn, thầy giáo, kỹ sư nông nghiệp, người con của bản làng… Họ luôn sát cánh cùng đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no nơi biên cương.

Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện

Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện

Để góp phần cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính mong muốn cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống và những kết quả đạt được; đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tự cường, tự tin, chủ động đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh

Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh

Ngày 14/7, ông Phan Quốc Lập, Bí thư Đảng ủy xã Trường Xuân, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành của xã Trường Xuân đang tổ chức kiểm tra, khảo sát tổng thể hiện trạng sử dụng đất, xây dựng và các công trình, vật kiến trúc trong đất rừng thông cảnh quan ven đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn xã.

Gần 90% kế hoạch xóa nhà tạm ở Đắk Lắk đã hoàn thành

Gần 90% kế hoạch xóa nhà tạm ở Đắk Lắk đã hoàn thành

Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến ngày 9/7/2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 8.526 căn nhà, đạt 89,5% kế hoạch đề ra. Trong đó, đã có hơn 6.000 căn bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần mang lại chỗ ở ổn định cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Khắc phục hiện trạng Di tích Phân khu Hồng Cúm (Điện Biên)

Khắc phục hiện trạng Di tích Phân khu Hồng Cúm (Điện Biên)

Ngày 12/7, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên Nguyễn Minh Phú cho biết, đến cuối giờ chiều 11/7, cơ quan chức năng đã yêu cầu các hộ dân tập trung khắc phục xong tình trạng xâm phạm Di tích Phân khu Hồng Cúm, thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.

Phát hiện vụ vận chuyển 1,6 tấn lợn nhiễm bệnh

Phát hiện vụ vận chuyển 1,6 tấn lợn nhiễm bệnh

Ngày 11/7, Công an xã Tam Dương Bắc, tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị phối hợp cùng cán bộ thú y - kiểm dịch phát hiện và ngăn chặn một xe tải vận chuyển 1,6 tấn lợn không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật theo quy định.

Bắt giữ xe bán tải chở hơn 200kg pháo

Bắt giữ xe bán tải chở hơn 200kg pháo

Ngày 11/7, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trạm Cảnh sát giao thông Đồng Phú (Quốc lộ 14) đã phát hiện xe bán tải chở hơn 200kg pháo để điều tra, làm rõ hành vi vận chuyển hàng cấm.

Xây dựng lực lượng vững mạnh là nền tảng để kiềm chế, kéo giảm tội phạm

Xây dựng lực lượng vững mạnh là nền tảng để kiềm chế, kéo giảm tội phạm

Ngày 11/7, Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020–2025. Có 3 tập thể được nhận Cờ thi đua của Chính phủ; 2 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng; 134 tập thể và cá nhân tiêu biểu được Giám đốc Công an tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.

Thắp sáng niềm tin trong cơ sở cai nghiện

Thắp sáng niềm tin trong cơ sở cai nghiện

Từ tháng 3/2025, Công an tỉnh Gia Lai đã chính thức tiếp nhận quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi tiếp nhận, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy phát hiện, trong tổng số 238 học viên có nhiều học viên không biết chữ, phần lớn là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Để hỗ trợ các học viên, cán bộ, chiến sĩ của cơ sở cai nghiện đã mở lớp xóa mù chữ, không những giúp học viên biết đọc, biết viết, mà còn mở ra cơ hội để họ thay đổi nhận thức, làm lại cuộc đời.

Đăng ký xe tại Công an xã: Tạo thuận lợi tối đa cho người dân

Đăng ký xe tại Công an xã: Tạo thuận lợi tối đa cho người dân

Từ ngày 1/7, người dân Cà Mau khi thực hiện đăng ký xe không còn bị giới hạn bởi nơi cư trú. Đây là cải cách hành chính quan trọng sau hợp nhất tỉnh, góp phần hiện đại hóa dịch vụ công, giảm tải cho Phòng Cảnh sát giao thông và tạo thuận lợi tối đa cho người dân.

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền địa phương 2 cấp nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, giải quyết ngay những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế từ 8 - 9% năm 2025. Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, được kết nối với 65 điểm cầu ở các xã, phường, tổ chức ngày 3/7.

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng chục nghìn hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk đã có cơ hội thay đổi cuộc sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Không chỉ giúp người dân tiếp cận nguồn lực tài chính ưu đãi, hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương còn được triển khai bài bản, sát thực tiễn, đảm bảo đồng vốn đến đúng người, đúng nhu cầu và đúng mục đích sử dụng.

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.