Xây dựng nông thôn mới hướng đến nâng cao đời sống người dân

Tiền Giang đã được Hội đồng thẩm định Trung ương thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới nâng cao nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

potal-nong-thon-kieu-mau-tren-que-huong-chien-thang-ba-ray-8017571.jpg
Diện mạo nông thôn mới trên quê hương Chiến thắng Ba Rày ((huyện Cai Lậy, Tiền Giang). Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Phát huy mọi nguồn lực và sức mạnh toàn dân

Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 Tiền Giang khẳng định, để thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới, Ban Chấp hành Đảng bộ Tiền Giang đã ban hành nhiều nghị quyết thể hiện quyết tâm cao, tập trung lãnh đạo các cấp, ngành chủ động triển khai quyết liệt nhiệm vụ theo nghị quyết đề ra. Tỉnh chú trọng chỉ đạo toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền, công tác dân vận; tập trung huy động tốt các nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao mức sống người dân.

Đến cuối năm 2024, tỉnh có 135/135 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 68 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó huyện Chợ Gạo và huyện Gò Công Đông đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Trong quá trình triển khai, địa phương đã nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới và phát huy vai trò chủ thể của người dân theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Đáng ghi nhận, người dân trong tỉnh đã đóng góp hàng chục nghìn ngày công lao động, hiến tặng 3 triệu m2 đất để mở rộng đường, xây dựng cầu, trung tâm văn hóa và trường học.

Chợ Gạo - một trong 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của Tiền Giang năm 2024 đã huy động trên 1.131 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp trên 21.682 tỷ đồng bằng tiền mặt. Ngoài ra, người dân còn đóng góp ngày công, hiến đất, hoa màu, cây trái, vật kiến trúc... để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội phục vụ sản xuất và dân sinh.

Cựu chiến binh Nguyễn Thanh Hồng (67 tuổi, ấp Bình Ninh, xã Bình Phục Nhứt, huyện Chợ Gạo) là điển hình trong việc đóng góp tích cực cho phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương. Ông đã ủng hộ đất cùng kinh phí cũng như vận động người dân mở rộng, xây dựng tuyến đường điện thắp sáng tự quản với chiều dài 900 m. Ông Hồng chia sẻ: “Nhờ chủ trương xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của huyện Chợ Gạo nói riêng và tỉnh Tiền Giang nói chung đã thay đổi vượt bậc so với trước đây. Những công trình điện, đường, trường, trạm đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh giúp người dân thuận lợi trong phát triển kinh tế gia đình, thu nhập và mức sống được nâng lên.”

Những gam màu sáng

Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, chung lòng của nhân dân, qua hơn một thập kỷ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đến đầu năm 2025, tỉnh có 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/đô thị văn minh; 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó có 2 huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

Hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư ngày càng hoàn chỉnh. Chất lượng y tế, giáo dục thay đổi rõ nét, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm tăng nhanh, đạt khoảng 94,5%, (tăng khoảng tăng 5,1% so với năm 2020). Chất lượng giáo dục toàn diện được giữ vững; môi trường, cảnh quan nông thôn xanh, sạch và đẹp hơn...

tien-giang1.jpg
Đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa. Ảnh: Minh Trí - TTXVN

Điển hình như xã Đông Hòa Hiệp được chọn xây dựng xã nông thôn mới nâng cao đầu tiên của huyện Cái Bè và được công nhận đạt chuẩn vào năm 2016. Ông Trần Văn Út (người dân ấp An Ninh, xã Đông Hòa Hiệp) chia sẻ, ông tự hào khi xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đến nay, toàn xã đã bê tông, nhựa hóa các tuyến đường ấp, xóm; hệ thống điện chiếu sáng công cộng trên các tuyến đường đạt 100%. Hệ thống trường học, trạm y tế, chợ nông thôn, các công trình văn hóa, điện thắp sáng khu dân cư được duy trì, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân địa phương…

Tiền Giang chú trọng từng bước dịch chuyển sản xuất nông nghiệp sang hướng sản xuất hàng hóa, xác định các sản phẩm hàng hóa chủ lực để phát triển; phát triển liên kết theo chuỗi giá trị gắn với an toàn thực phẩm, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 đạt 76,4 triệu đồng (tăng gấp 4 lần so với năm 2010), nằm trong nhóm cao ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm còn 0,79%; khoảng cách phát triển giữa nông thôn - thành thị từng bước được thu hẹp.

Địa phương đã triển khai nhiều mô hình liên kết phát triển kinh tế nông thôn, mang lại hiệu quả thiết thực. Tiêu biểu như mô hình “Cánh đồng lớn” với sự tham gia của hơn 34.200 hộ dân, triển khai trên tổng diện tích hơn 31.589 ha, giúp đồng bộ khâu sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ lúa theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị sản phẩm.

Huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông đã hình thành vùng chuyên canh sản xuất lúa áp dụng mô hình “Sản xuất lúa 1 phải 5 giảm theo hướng hữu cơ”, tưới ướt khô xen kẽ 4.327,9 ha. Qua thống kê của Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Gò Công Đông, năng suất lúa của mô hình năm 2022, 2023, 2024 đạt bình quân 7,6 tấn/ha (lúa tươi) với giá bán bình quân 8.300 đồng/kg (lúa tươi), nông dân có lợi nhuận khoảng 43 triệu đồng/ha.

Ông Đỗ Hữu Cao, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đánh giá, mô hình “Sản xuất lúa 1 phải 5 giảm theo hướng hữu cơ” không chỉ tạo ra những sản phẩm có lợi cho sức khỏe mà còn nâng cao nhận thức, thay đổi phương thức canh tác cũ, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Ngoài ra, tỉnh còn đẩy mạnh các mô hình trồng cây ăn trái theo tiêu chuẩn VietGAP tại các huyện Cai Lậy, Châu Thành và Chợ Gạo với các loại cây chủ lực như: sầu riêng, thanh long vú sữa, xoài cát Hòa Lộc…, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

Tại huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo, địa phương đã định hướng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo công nghệ cao như: nuôi trang trại khép kín, nhà màng, nhà lưới… Tiêu biểu là mô hình ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gà đẻ trứng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn chăn nuôi gia cầm Năm Hưởng liên kết với Công ty Cổ phần thương mại Bách hóa xanh và SAIGON CO.OP cho sản lượng khoảng 5 triệu trứng/năm. Hay Hợp tác xã Chăn nuôi và giết Mổ Gia Cầm Lương Hòa Lạc liên kết với Công ty Cổ phần Sài Gòn FOOD tiêu thụ gà, sản lượng khoảng 18,27 tấn/năm…

Đối với 3 sản phẩm nông sản chủ lực như thanh long, dừa và bưởi, 18 xã của huyện Chợ Gạo có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững thông qua các hợp đồng liên kết giữa hợp tác xã với cơ sở, doanh nghiệp. Điển hình như Hợp tác xã nông nghiệp sạch Hưng Thịnh Phát (ở xã Quơn Long) liên kết tiêu thụ ổn định trái thanh long với sản lượng khoảng 4.690 tấn/năm.

Sản phẩm nông thôn của Tiền Giang ngày càng được nâng chất với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), có sự tăng trưởng vượt bậc từ 28 sản phẩm (năm 2020) lên 350 sản phẩm (năm 2024); trong đó có 248 sản phẩm đạt 3 sao, 70 sản phẩm đạt 4 sao và 1 sản phẩm được công nhận 5 sao. Các sản phẩm OCOP tập trung ở nhóm thực phẩm chế biến, trái cây đặc sản, đồ thủ công mỹ nghệ. Chương trình OCOP góp phần nâng cao giá trị nông sản, tạo việc làm ổn định, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững…

Đến nay, diện mạo nông thôn của Tiền Giang ngày càng khởi sắc. Những tuyến đường giao thông nông thôn đã được trải nhựa hoặc bê tông hóa khang trang cùng các loại hoa, kiểng hai bên đường được người dân trồng tỉa, chăm sóc cẩn thận góp phần làm cho bức tranh nông thôn mới địa phương càng thêm sức sống.

Hữu Chí

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Khẩn trương di dời các hộ dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở tại Lào Cai

Trong 24 giờ qua, nhiều khu vực tại Lào Cai ghi nhận mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa đo được trên 60 mm, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở và ngập úng. Lực lượng chức năng Lào Cai tại cơ sở đã nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó, kịp thời hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn.

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Tuổi trẻ góp sức xây dựng chính quyền địa phương hai cấp

Phát huy tinh thần xung kích, đồng hành cùng chính quyền cơ sở trong cải cách hành chính, đặc biệt sau khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp, những ngày qua, tuổi trẻ tỉnh Quảng Ngãi đã giúp người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến thuận tiện, dễ dàng hơn.

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Tuyên Quang ổn định chỗ ở cho cán bộ sau hợp nhất

Đến nay, tỉnh Tuyên Quang có trên 400 cán bộ, công chức, viên chức công tác tại tỉnh Hà Giang (cũ) về làm việc sau khi hợp nhất. Để đội ngũ này yên tâm công tác, việc bảo đảm ổn định chỗ ở, điều kiện sinh hoạt đang được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm.

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Phú Thọ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp gần dân, sát dân

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, mặc dù khối lượng công việc nhiều, khó khăn phát sinh không ít, nhưng các xã, phường ở tỉnh Phú Thọ đã chủ động khắc phục khó khăn, đảm bảo hoạt động theo phương châm xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân.

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Lào Cai khởi công nhà máy chế biến gia vị hơn 350 tỷ đồng

Ngày 11/7, tại xã Xuân Ái, tỉnh Lào Cai, Công ty TNHH Hương gia vị Sơn Hà khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất, chế biến gia vị. Dự án nhằm tạo đầu ra ổn định và bền vững cho các sản phẩm gia vị của bà con nông dân trong tỉnh và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Dạy chữ Khmer dịp hè góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc

Những năm qua, cứ vào dịp hè, nhiều ngôi chùa Khmer trên địa bàn tỉnh An Giang đều mở các lớp dạy chữ Khmer, thu hút đông đảo học sinh tham gia học. Lớp dạy chữ Khmer không chỉ cung cấp cho các em những kiến thức, mà còn góp phần bảo tồn, gìn giữ tiếng mẹ đẻ cũng như những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc.

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

OCOP - Khi hai vùng đất chung một hành trình phát triển

Từ đỉnh Lũng Cú lộng gió đến bãi đá Thượng Lâm ngập nắng, từ cao nguyên đá khô cằn đến miền suối mát sông Lô - giờ đây đều thuộc “vùng đất mới” mang tên Tuyên Quang. Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang không chỉ là sự kiện hành chính mà còn là bước ngoặt mở ra không gian phát triển rộng lớn; trong đó, các sản phẩm OCOP đang được kỳ vọng sẽ trở thành động lực phát triển kinh tế nông thôn bền vững, với chiều sâu và đầy bản sắc.

Sớm khắc phục 'hố tử thần' tại xã Mường Hoa

Sớm khắc phục 'hố tử thần' tại xã Mường Hoa

Liên quan đến việc xuất hiện "hố tử thần" lớn tại xóm Thăm xã Mường Hoa, tỉnh Phú Thọ, ngày 10/7, UBND tỉnh Phú Thọ đã cử đoàn kiểm tra gồm Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, các chuyên gia Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng chính quyền xã Mường Hoa trực tiếp kiểm tra hiện trường thăm hỏi động viên hộ dân bị ảnh hưởng.

Cơ hội bứt phá cho nghề gốm Mỹ Thiện tuổi đời hơn 200 năm phát triển bền vững

Cơ hội bứt phá cho nghề gốm Mỹ Thiện tuổi đời hơn 200 năm phát triển bền vững

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2208/QĐ-BVTTTDL công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề gốm Mỹ Thiện, xã Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây được xem là dấu mốc, bước ngoặt quan trọng để làng nghề bứt tốc, phát triển bền vững trong tương lai.

Tháo gỡ khó khăn cho cấp xã vùng cao khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Tháo gỡ khó khăn cho cấp xã vùng cao khi thực hiện phân cấp, phân quyền

Ngày 10/7, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh với UBND các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh nhằm báo cáo, trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện 28 Nghị định của Chính phủ về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền.

Chính quyền xã nỗ lực trong giai đoạn chuyển mình

Chính quyền xã nỗ lực trong giai đoạn chuyển mình

Sau khi sáp nhập và vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, xã Tuyên Thạnh (tỉnh Tây Ninh) đang từng bước vượt qua khó khăn để bộ máy chính quyền vận hành hiệu quả, bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu của người dân trong giai đoạn mới.

Gia Lai: Tăng cường bảo vệ cá voi, hướng đến phát triển du lịch biển bền vững

Gia Lai: Tăng cường bảo vệ cá voi, hướng đến phát triển du lịch biển bền vững

Thời gian gần đây, khu vực biển tỉnh Gia Lai liên tục ghi nhận sự xuất hiện của nhiều đàn cá voi Bryde săn mồi gần bờ. Hiện tượng này cho thấy môi trường sinh thái biển địa phương đang phục hồi mạnh mẽ, đồng thời mở ra cơ hội phát triển du lịch biển - ngành kinh tế mũi nhọn được tỉnh xác định trong giai đoạn tới.

Các vị sư luân phiên canh giữ ngọn đèn cầy luôn sáng lung linh trong suốt 3 tháng nhập hạ.

Dâng đèn cầy trong dịp Lễ Nhập hạ của đồng bào Khmer Nam Bộ

Cứ mỗi dịp ngày Rằm tháng 6 Âm lịch, đồng bào Phật giáo Nam tông Khmer lại chuẩn bị Lễ Nhập hạ (Chôl Vossa) với nhiều nghi lễ quan trọng. Trong đó, nghi lễ dâng đèn cầy vào chùa của bà con Phật tử đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, vừa mang ý nghĩa biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong việc hộ trì Tam Bảo, mở đầu cho 3 tháng sư sãi an cư tu học.

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Ngay từ những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Đội thanh niên tình nguyện tại xã Lạc Dương (đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lâm Đồng) đã sát cánh cùng đồng bào K’Ho tiếp cận chính quyền số để làm thủ tục hành chính theo nhu cầu.

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Sáng 9/7, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi, phường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình “Hành trình đỏ” lần thứ XIII - năm 2025, với Chủ đề “Kết nối dòng máu Việt” và tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu. Chương trình đã thu hút đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia hiến máu, thu hút gần 400 người đăng ký hiến máu, dự kiến tiếp nhận hơn 350 đơn vị máu.

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội không còn là khái niệm xa lạ với người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Trong vòng hơn một thập kỷ qua, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với điện thoại thông minh đã khiến mạng xã hội trở thành một phần quen thuộc trong đời sống cộng đồng. Điều đáng chú ý là bên cạnh việc kết nối thông tin, mạng xã hội còn đang làm thay đổi cách người dân tổ chức sinh hoạt kinh tế, giữ gìn văn hóa, giao tiếp cộng đồng và xây dựng bản sắc dân tộc.

Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Trước sự thay đổi lớn về tổ chức hành chính, Công an tỉnh Cà Mau đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Dự báo thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm nay có nắng nóng có thể xảy ra kéo dài khiến cho nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp bị suy giảm, dễ xảy ra khô hạn cục bộ. Cùng với việc chủ động chống hạn, cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám cơ sở, khuyến cáo nông dân bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh gây hại…

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Sáng 8/7, Đại tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia dẫn đầu đoàn kiểm tra của Tổ Công tác triển khai Đề án 06, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số gắn với Đề án 06 làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về việc rà soát, đánh giá hệ thống thông tin của các đơn vị hành chính theo mô hình mới.

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

"Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tiêm phòng và tổ chức phòng chống dịch; chủ động nguồn lực, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra" là chỉ đạo của ngành chức năng tỉnh Gia Lai sau khi tiêu hủy 202 con lợn dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, lớn nhất khu vực sông Tiền. Diện tích trên tập trung ở 4 xã trọng điểm Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 3 và xã Hưng Thạnh.