Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Gần hai tháng qua, người dân tại Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An (trước đây là phường Hưng Lợi), thành phố Cần Thơ đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng sụp lún của cầu Bà Lễ để việc đi lại và giao thương hàng hóa được thuận tiện trở lại.

Gần hai tháng qua, người dân tại Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An (trước đây là phường Hưng Lợi), thành phố Cần Thơ đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng sụp lún của cầu Bà Lễ để việc đi lại và giao thương hàng hóa được thuận tiện trở lại.

can-tho-1707.jpg
Cầu Bà Lễ ở Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An, thành phố Cần Thơ bị sụt lún. Ảnh: Tuấn Phi/TTXVN

Cầu Bà Lễ là một cây cầu sắt cũ kỹ, tuổi đời hơn 30 năm trên tuyến đường Tầm Vu ven sông Cần Thơ, tuyến đường này có mật độ lưu thông khá cao với nhiều cửa hàng kinh doanh vật tư xây dựng, các cơ sở mua bán nhỏ, chợ Tầm Vu và trường học.

Cầu dài 15m, rộng 4m, mặt cầu bằng thép bị thủng lỗ, lòi cả vỉ sắt và đã được lắp biển tải trọng 5 tấn. Ngày 21/5, tài xế Nguyễn Văn Long (42 tuổi) điều khiển xe ben chở đầy vật liệu xây dựng di chuyển trên đường Tầm Vu. Khi xe vừa chạy đến giữa cầu sắt Bà Lễ thì bị sụp lún và gãy thanh sắt đà dọc phía bên trái, khiến công trình không còn đảm bảo an toàn cho các phương tiện.

Theo người dân địa phương, cầu Bà Lễ bị sụp lún không phải là chuyện bất ngờ, ở khu vực này, ai cũng biết sớm muộn gì cây cầu cũng gãy đôi bởi nó đã quá “già”. Nghịch lý cây cầu quá cũ nằm trên con đường có lưu lượng giao thông cao mà chậm được đầu tư xây mới dù nó nằm ngay trung tâm thành phố.

Từ ngày cầu bị sụp lún, đời sống, sinh hoạt và kinh doanh của người dân ở khu vực này gặp không ít khó khăn. Bà Trần Thị Thu Hà, một người dân sống tại khu vực 2, phường Tân An kể lại, từ khi cầu bị sụp lún, người dân phải đi vòng qua các con hẻm, mất rất nhiều thời gian để đến chợ hoặc di chuyển hàng hóa. Bà Hà mong muốn cây cầu sớm được sửa chữa hoặc khắc phục tạm thời để bà con đi lại dễ dàng hơn.

Ông Võ Phi Hùng, cũng ở khu vực 2, phường Tân An cho biết, gần hai tháng nay cầu bị sụp lún và đã được chính quyền địa phương khảo sát, rào chắn, nhưng chưa sữa chữa, người dân đi lại gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt vào ban đêm, nhiều xe không quen đường chạy đến chân cầu phải quay đầu rất bất tiện. Người dân địa phương hy vọng chính quyền sớm có giải pháp khắc phục để việc giao thương hàng hóa được thuận lợi và con em đi học dễ dàng.

can-tho2-1707.jpg
Hiện trạng sụt lún của cầu Bà Lễ ở thành phố Cần Thơ. Ảnh: Tuấn Phi/TTXVN

Mặc dù chính quyền địa phương đã xuống kiểm tra nhiều lần kể từ khi sự cố xảy ra và người dân cũng đã nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay việc khắc phục vẫn chưa được triển khai. Từ khi cầu sắt Bà Lễ bị sụp lún, tuyến đường Tầm Vu rơi vào thế bị chia cắt hoàn toàn, người dân bị ảnh hưởng đi lại bất tiện, nhất là ở khu vực 1 và khu vực 2, phường Tân An.

Trên tuyến có chợ Tầm Vu và một ngôi trường tiểu học, việc đi chợ và đi học gần một tuần nay phải đi đường vòng. Ông Nguyễn Văn Út, ngụ khu vực 2, phường Tân An hy vọng cây cầu này được xây mới nhanh để tạo thuận lợi cho người dân đi lại, giao thương.

"Hiện giờ ở khu vực 2 muốn qua khu vực 1 là phải chạy vòng 4km. Cùng may đã vào hè, học sinh đang được nghỉ", ông Út nói.

Ngày 17/7, trao đổi với phóng viên TTXVN, Phó trưởng Phòng Kinh tế, hạ tầng và đô thị phường Tân An Phan Quang Khoa, cho biết, cầu Bà Lễ bị xe ben chở vật liệu xây dựng làm sụp lún vào cuối tháng 5. Sau đó cơ quan chức năng đã tiến hành rào chắn hai đầu cầu, tạm ngưng cho các phương tiện lưu thông qua cầu nhằm đảm bảo an toàn.

Đối với việc sửa chữa cầu Bà Lễ, UBND quận Ninh Kiều trước đây đã có quyết định giao Phòng Kinh tế, hạ tầng và đô thị quận Ninh Kiều (cũ) là chủ đầu tư sửa chữa cầu. Ngày 17/7, đơn vị thi công đã có văn bản gửi UBND phường Tân An thông báo sẽ tiến hành tháo dỡ cầu cũ, lắp đặt cầu mới vào ngày 21/7 dự kiến hoàn thành trước ngày 29/7. Tuy nhiên, ông Khoa cho biết đến nay phường Tân An chưa nhận được bàn giao quản lý cầu Bà Lễ từ chủ đầu tư dự án trước đây.

Cũng theo lãnh đạo Phòng Kinh tế, hạ tầng và đô thị phường Tân An, hiện nay địa phương chưa nhận được bàn giao các gói thầu dịch vụ công ích đô thị như cây xanh, chiếu sáng, thoát nước trên địa bàn phường từ đơn vị quản lý, vận hành trước đó. Mặc dù lãnh đạo UBND thành phố Cần Thơ (cũ) đã có chỉ đạo về việc bàn giao các dịch vụ này trước khi kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, nhưng việc chậm trễ này đã khiến phường gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, khi có các vấn đề dân sinh phát sinh, phường phải liên hệ qua đơn vị quản lý cũ để xử lý, gây nên các vấn đề bức xúc trong nhân dân. Việc duy trì, bảo dưỡng hệ thống thoát nước, chiếu sáng hay chăm sóc cây xanh là rất cần thiết để đảm bảo hệ thống được vận hành ổn định, an toàn và liên tục, nhưng hiện tại phường đang gặp nhiều khó khăn trong quản lý do chưa được bàn giao đầy đủ.

UBND phường Tân An đã có văn bản gửi Sở Xây dựng đề nghị hướng dẫn phường thực hiện các dịch vụ công ích đô thị để công tác quản lý, vận hành được thông suốt, liên tục, đảm bảo không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

Đường Tầm Vu (phường Hưng Lợi cũ nay là phường Tân An) có chiều dài khoảng 3 km, được chia làm hai đoạn với hai “số phận” khác nhau. Đoạn từ đường Trần Ngọc Quế đến chợ Tầm Vu (dài hơn 1,4 km) nằm trong gói thầu Kè sông Cần Thơ, thuộc Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng đô thị, đã được nâng cấp 4 làn xe. Đoạn còn lại, từ chợ Tầm Vu đến rạch Đầu Sấu (1,6km) lại có "số phận" hẩm hiu hơn.

can-tho3-1707.jpg
Chính quyền địa phương đã rào chắn không cho phương tiện di chuyển qua cầu. Ảnh: Tuấn Phi/TTXVN

Mặt đường gồ ghề, những hố lõm sâu như những chiếc bẫy người đi đường. Trong nhiều lần tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND thành phố, người dân phường Hưng Lợi trước đây đã phản ánh về tình trạng khổ sở khi phải sống cạnh con đường “đau khổ” và kiến nghị thành phố sớm có dự án nâng cấp toàn tuyến đồng bộ. Tuy nhiên, đến nay, đường Tầm Vu vẫn là tuyến đường đầy ám ảnh với người tham gia giao thông.

Theo lãnh đạo Ban Quản lý dự án ODA thành phố Cần Thơ (cũ) - chủ đầu tư dự án Kè sông Cần Thơ trong đó có hạng mục cải tạo đường Tầm Vu, đoạn đường Tầm Vu cũ vốn được đưa vào dự án công viên cây xanh. Dù vậy, khi chuẩn bị triển khai đã không cân đối được vốn vì chi phí giải phóng mặt bằng lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Do đó, dự án công viên cây xanh không thể thực hiện vì thiếu kinh phí./.

Có thể bạn quan tâm

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong bức tranh kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tuyên Quang đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng. Đặc biệt, sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Sau gần 20 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hai xã cù lao ở An Giang là Mỹ Hòa Hưng và Cù Lao Giêng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, thủ tục hành chính nhanh chóng.

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã quyết liệt trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân có nhà, đất ở nằm sát hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc không thuộc diện được bố trí tái định cư đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Các hộ dân mong muốn được bố trí tái định cư đến nơi an toàn.

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Là địa phương có 1.008 km đê lớn nhỏ, Thanh Hóa được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Năm nay, Thanh Hóa còn 42 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu về đê điều cần được bảo vệ.

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Đắk Lắk: Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 4%

Ngày 16/7, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất để thảo luận, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng nhằm kịp thời giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025; hoàn thiện cơ chế, chính sách; góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Từ mái ấm đến niềm tin trong hành trình sẻ chia

Sau khi hợp nhất hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, một trong những mục tiêu quan trọng được cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang tập trung thực hiện là việc gấp rút hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; qua đó, góp phần xoa dịu, sẻ chia những khó khăn với những hộ gia đình nghèo, người có công, thân nhân liệt sỹ... dựng xây một “hạ tầng an sinh” bền vững, lấy niềm tin làm điểm tựa.

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Gần 2,3 tỷ đồng khắc phục sạt lở tuyến sông Ba Rày

Chủ tịch UBND xã Hiệp Đức (tỉnh Đồng Tháp) Phạm Công Trang cho biết, được sự hỗ trợ từ ngân sách, địa phương đang đầu tư gần 2,3 tỷ đồng xử lý khắc phục 4 điểm sạt lở nghiêm trọng bờ sông Ba Rày chảy qua địa bàn, giúp khôi phục giao thương, đi lại, khắc phục và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ an toàn về sản xuất và đời sống người dân.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 35 xã của Cao Bằng

Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Cao Bằng đã ghi nhận 42 ổ dịch, làm gần 6.000 con lợn bị tiêu hủy với tổng khối lượng lên đến hơn 261 tấn tại 1.142 hộ chăn nuôi. Dịch vẫn hiện diện tại 35 xã chưa qua thời gian cách ly 21 ngày, khiến nguy cơ lan rộng tiếp tục gia tăng.

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Quảng Ngãi sớm khắc phục sạt lở do mưa lũ trên Tỉnh lộ 624B

Tỉnh lộ 624B là tuyến giao thông trọng điểm kết nối Quốc lộ 1 với các xã phía Tây tỉnh Quảng Ngãi. Tuyến đường có lưu lượng phương tiện vận tải và người dân đi lại khá lớn. Tuy nhiên, đợt mưa lũ tháng 11/2024 đã xuất hiện điểm sạt lở nghiêm trọng tại Km14+500 (đoạn qua xã Đình Cương) đe dọa đến an toàn của người và phương tiện tham gia giao thông.

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Hiệu quả thiết thực từ chương trình 'Đồng hành cùng phụ nữ biên cương'

Ngày 15/7, tại xã A Dơi và xã Lìa, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Hồ Chí Minh và Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” giai đoạn 2021 - 2025.

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại Ngã ba Cò Nòi

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025), ngày 15/7, Tỉnh đoàn Sơn La tổ chức Chương trình dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong và những người Việt Nam yêu nước đã hy sinh tại Ngã ba Cò Nòi và trong Chiến dịch Điện Biên Phủ tại Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, xã Mai Sơn.

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở 14 xã của Phú Thọ

Ngày 15/7, theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hiện nay tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp, đã phát sinh trên địa bàn 14 xã, với tổng số lợn ốm, chết, tiêu hủy 722 con, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan là rất cao, nhất là đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Chủ động hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục về đất đai

Trước nhu cầu giải quyết hồ sơ, thủ tục đất đai tăng cao, cán bộ phường Bình Phước (tỉnh Đồng Nai) chủ động xuống cơ sở hỗ trợ người dân thông qua mô hình tổ lưu động hỗ trợ người dân trong cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Đây được coi là bước cải cách mạnh mẽ, thể hiện rõ nỗ lực của địa phương với mục tiêu "lấy nhân dân là trung tâm phục vụ”.

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực vật lý thiên văn tại Việt Nam

Ngày 14/7, tại phường Quy Nhơn Nam (Gia Lai), Hội Khoa học Gặp gỡ Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) khai mạc Trường hè SAGI 2025 với sự tham dự của gần 40 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ, nghiên cứu sinh, kỹ sư, kỹ thuật viên và sinh viên đến từ 5 quốc gia.

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Vụ sầu riêng đầu mùa gặp khó do mưa kéo dài

Do mưa lớn kéo dài, chất lượng sầu riêng tại các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai sụt giảm rõ rệt, khiến người dân bước vào vụ thu hoạch với nhiều lo lắng và khó khăn về đầu ra sản phẩm.

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Nỗi lo sạt lở mùa mưa

Hàng năm, cứ đến mùa mưa bão, trên địa bàn tỉnh Cà Mau lại tái diễn tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển khiến cho đời sống sản xuất, sinh hoạt và lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn, xáo trộn.

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Sản phẩm OCOP thổi hồn mới cho đặc sản Vĩnh Long

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đang từng bước góp phần thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nông thôn tại Vĩnh Long. Nhiều sản phẩm “quê” đã được nâng tầm đạt chuẩn OCOP, được chăm chút về chất lượng, mẫu mã và bao bì, có truy xuất nguồn gốc, câu chuyện vùng miền trở thành “đại sứ quê hương”, vừa hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập vừa lan tỏa nét đẹp truyền thống văn hóa .