“Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” diễn ra từ ngày 16 - 18/5/2025 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, với các gian hàng giới thiệu văn hóa, du lịch, sản vật của Lâm Đồng đến với người dân và du khách.









“Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” diễn ra từ ngày 16 - 18/5/2025 tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, với các gian hàng giới thiệu văn hóa, du lịch, sản vật của Lâm Đồng đến với người dân và du khách.
Chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), tối 17/5/2025, tại Bảo tàng Đắk Lắk, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nghệ thuật Hoa Ánh Dương tổ chức Chương trình thời trang thổ cẩm Việt Nam - Đắk Lắk 2025 với chủ đề “Sắc vóc non cao”.
Trải qua bao thế hệ, đồng bào dân tộc Lự, một trong những dân tộc rất ít người sinh sống chủ yếu ở Lai Châu, vẫn giữ gìn, phát huy các nghề đan lát truyền thống. Những đôi bàn tay chai sần, thô ráp đã tạo nên những sản phẩm đan lát đẹp mắt từ những cây tre, nứa, mây và các sản phẩm chủ yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày như: rọ bắt cá, lù cở, cắt cỏ…
Chiến thắng Điện Biên Phủ là một trong những trang sử hào hùng nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Những năm gần đây, Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lắk (Đắk Lắk) đẩy mạnh chương trình “Đưa lan về rừng”, đây là hoạt động đưa các loài lan vào trồng ở rừng tự nhiên nhằm phục hồi hệ sinh thái rừng và đa dạng hóa sinh cảnh của rừng tự nhiên.
Ngày 1/5/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội), tái hiện Lễ Gầu tào của dân tộc Mông tỉnh Lai Châu cùng chương trình dân ca dân vũ “Sắc màu chợ phiên”, giới thiệu nghệ thuật và trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc Hà Nhì, Mông, Xinh Mun các tỉnh Sơn La, Lai Châu thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan và vui chơi.
Dân tộc Lự là một trong những dân tộc rất ít người có số dân dưới 10 nghìn người hiện đang sinh sống chủ yếu ở huyện Tam Đường và huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu, đã từ lâu, tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lự là một trong những nét văn hóa đặc trưng. Hiện, các cấp ủy, chính quyền huyện tăng cường tuyên truyền vận động người dân tiếp tục truyền dậy, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc Lự trước nguy cơ bị mai một.
Sáng 27/4/2025, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức Tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Hòa cùng không khí tưng bừng của cả nước, những con ngõ, phố Hà Nội đã trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết với cờ hoa trang hoàng khắp mọi nẻo đường, chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Trong mỗi người Việt Nam chúng ta, ai cũng đều có trong mình những miền kí ức đẹp để tìm về và nhớ thương mỗi khi chạm đến.
Nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột náo nhiệt, Buôn Akŏ Dhông có diện tích 62,3 ha với 247 hộ, được xem là buôn làng đẹp nhất ở Đắk Lắk hiện nay.
Tại quân cảng Cam Ranh, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp với Cục Chính trị Hải quân, CLB phóng viên ảnh Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Quốc gia IV tổ chức lễ khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Tổ quốc nơi đầu sóng” và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”. Đây là hoạt động nhân dịp 50 năm giải phóng Quần đảo Trường sa (29/4/1975) và 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam (7/5/1955).
Gần 3 tháng qua, tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương, các thành viên đội hình Nữ Chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, Nữ Du kích miền Nam, Nữ Dân quân tự vệ tham gia lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Cánh đồng rong biển ở thôn Từ Thiện, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) đang vào thời điểm đẹp nhất trong năm. Khi thủy triều rút, rong biển xanh mướt hiện lên trên nền bãi rạn rộng hơn 500 m và kéo dài khoảng 4km, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Sáng 4/3/2025, tại Trung tâm huấn luyện Quân sự 4 Miếu Môn (Hà Nội), Bộ Quốc phòng tổ chức hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo.
Chiến dịch Tây Nguyên diễn ra từ ngày 4/3 đến 3/4/1975, mở đầu cho Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân ta, tạo nên bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh. Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tiêu diệt và làm tan rã một lực lượng lớn quân địch phòng ngự, tạo bước ngoặt quyết định, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) được thành lập ngày 3/3/1959. Trải qua 66 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, BĐBP luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh biên giới quốc gia.
Những ngày này, đến với bản vùng cao Lùng Cúng (huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái), người dân và du khách không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của các loài hoa, nhất là sắc hồng của hoa đào mang đậm chất núi rừng Tây Bắc vào mỗi dịp đầu Xuân năm mới.
Những ngày đầu Xuân, Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ khoác lên mình vẻ đẹp rực rỡ khi được tô điểm thêm đủ sắc màu của các loại hoa đào, mận, cải. Cùng với đa dạng văn hoá của đồng bào các dân tộc, nơi đây luôn là điểm đặc biệt thu hút du khách trong vào ngoài nước đến Hà Giang du lịch và khám phá.
46 năm đã qua (17/2/1979 – 17/2/2026), cuộc chiến đấu trên toàn tuyến biên giới phía Bắc đã khẳng định sự thật lịch sử và tính chính nghĩa của của dân tộc Việt Nam; tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân, nhất là của tuổi trẻ đối với các thế hệ cha anh đã không tiếc tuổi xuân, xương máu và tính mạng để bảo vệ nền độc lập, tự do, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Mùa Xuân về, cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La như khoác lên mình tấm áo trắng muốt khi những vườn mận đồng loạt bung nở, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc, thu hút rất đông du khách đến tham quan, du lịch, trải nghiệm.
Tết Nguyên tiêu được xem là một trong những lễ hội cổ truyền đã có từ lâu đời của vùng đất Chợ Lớn. Dịp này đồng bào Việt, Hoa thường đi chùa, miếu cầu sức khỏe, bình an.
Ngày 8/2 (tức ngày 11 tháng Giêng), tại làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) đã diễn ra lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua, chúa giả truyền thống.
Lễ hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì, Hà Nội) là một trong những lễ hội truyền thống của Thủ đô, gắn liền với lịch sử và mang đậm nét văn hóa tâm linh của người Việt, được công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia từ năm 2020.
Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng), Lễ hội Đúc Bụt (hay còn gọi là Lễ hội Cướp chiếu) khai mạc tại cụm di tích Đình Cả, làng Phù Liễn, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, thu hút hàng nghìn người dân địa phương và du khách tham dự.
Diễn ra trong ba ngày (mùng 4, 5 và 6 tháng Giêng hằng năm), hội vật cầu làng Thúy Lĩnh (Hoàng Mai, Hà Nội) là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân Kinh kỳ tưởng nhớ tới công lao của Linh Lang Đại vương và khích lệ tinh thần thượng võ dân tộc, đồng thời lưu giữ một nét độc đáo trong bức tranh văn hóa đa sắc màu đất Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Cộng đồng người Thái là một trong ba dân tộc chiếm phần lớn dân số của tỉnh Điện Biên. Nghề dệt thổ cẩm trang phục truyền thống của dân tộc Thái dù đã từng đối mặt với nguy cơ mai một nhưng hiện vẫn được gìn giữ. Những nghệ nhân lớn tuổi vẫn bền bỉ truyền nghề cho thế hệ trẻ từng họa tiết, hoa văn đặc trưng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Hồ Đạ Tẻh (xã Mỹ Đức, huyện Đạ Huoai) là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất của tỉnh Lâm Đồng, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của huyện Đạ Tẻh trước đây, góp phần cải tạo, làm thay đổi hệ sinh thái và cảnh quan môi trường tự nhiên.
Những ngày Tết không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm dài lao động, mà còn là dịp thiêng liêng để đoàn tụ gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Không khí Tết xưa luôn đậm đà bản sắc dân tộc, mang đến cảm giác yêu thương và sự trân trọng dành cho những tinh thần đẹp đẽ mà cha ông ta đã gìn giữ.
Tết Nguyên đán là Tết cổ truyền dân tộc, dịp quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt. Trong những ngày Tết, các gia đình cùng nhau sum họp quây quần bên nhau, ôn lại những gì đã qua trong năm cũ và cầu chúc những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về.