Mật ong bạc hà - Tinh túy của đá và sương trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Mật ong hoa bạc hà - thứ tinh túy kết tinh từ đá, hoa và công sức con người vẫn luôn là niềm tự hào của bà con dân tộc thiểu số vùng địa đầu Tổ quốc - Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang.

Thu hoạch mật ong tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh: Quyết Chiến/TTXVN

Thu hoạch mật ong tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Ảnh: Quyết Chiến/TTXVN

Trên Cao nguyên đá Đồng Văn khi mùa hè dần chạm ngõ, những triền núi đá tai mèo lại âm thầm chuyển mình, báo hiệu một mùa mật mới đang đến gần. Dù chưa đến vụ chính, nhưng không khí chuẩn bị đã rộn ràng từ Quản Bạ, Yên Minh đến Đồng Văn, Mèo Vạc. Từng đàn ong đã được di chuyển, chăm sóc kỹ lưỡng, sẵn sàng cho hành trình hút mật. Mật ong hoa bạc hà - thứ tinh túy kết tinh từ đá, hoa và công sức con người vẫn luôn là niềm tự hào của bà con dân tộc thiểu số vùng địa đầu Tổ quốc.

Nâng chất lượng, giữ vững thương hiệu

Cây bạc hà mọc tự nhiên trên các huyện vùng cao núi đá của bốn huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Cứ khoảng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau, hoa bạc hà bắt đầu nở rộ, quyến rũ từng đàn ong tìm đến. Hoa bạc hà có màu tím hồng, hình dáng như đuôi chồn nhỏ treo hàng nghìn chiếc chuông li ti, tỏa ra thứ hương thơm đặc trưng, dịu ngọt. Mật ong bạc hà vì thế mang màu vàng chanh ánh xanh, vị ngọt thanh, sánh mịn, mang đậm hồn cốt vùng cao nguyên đá, khác biệt hoàn toàn so với các loại mật ong thông thường như mật ong nhãn hay mật ong vải.

Quy trình tạo mật ong bạc hà cũng đặc biệt không kém. Ong thợ hút mật hoa, chứa trong túi dạ dày chuyên biệt rồi truyền lại cho những con ong trong tổ. Sau quá trình nhai, xử lý enzym và cô đặc qua việc quạt cánh để bay hơi nước, mật được lưu giữ trong các lỗ tổ và được vít nắp lại bằng sáp ong - một quá trình hoàn toàn tự nhiên, không can thiệp công nghiệp, đảm bảo giữ nguyên vẹn dưỡng chất và hương vị.

Không chỉ là sản vật quý của núi rừng, mật ong bạc hà còn mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Theo thống kê, năm 2024 toàn tỉnh Hà Giang có hơn 60.000 đàn ong; trong đó, riêng vùng cao nguyên đá có khoảng 48.000 đàn. Huyện Đồng Văn hiện đang khoanh nuôi và bảo vệ 1.100 ha hoa bạc hà, với tổng đàn ong lên tới 15.800 đàn. Sản lượng mật ong toàn tỉnh đạt khoảng 240 tấn, giá bán dao động từ 500.000 đến 800.000 đồng/lít, tạo nguồn thu nhập bền vững cho hàng nghìn đồng bào dân tộc thiểu số.

Anh Hoàng Ngọc Cường, người dân tổ 5, thị trấn Mèo Vạc - một trong những hộ nuôi ong lâu năm chia sẻ: “Gia đình tôi có hơn 70 đàn ong. Vụ bạc hà năm ngoái, tôi quay được khoảng 250 lít mật, gần như bán hết ngay sau khi quay vì khách quen đã đặt từ trước”.

Không chỉ người dân mà nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp đã hình thành, góp phần chuyên nghiệp hóa hoạt động nuôi ong, chế biến và tiêu thụ mật ong bạc hà. Hiện huyện Đồng Văn đã có 1 doanh nghiệp, 4 hợp tác xã và hơn 700 hộ chăn nuôi ong. Các đơn vị này đều đã được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “mật ong bạc hà Mèo Vạc”.

Những năm qua, Hà Giang đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nghề nuôi ong trở thành ngành nghề mũi nhọn. Từ năm 2021 đến nay, tỉnh đã đầu tư hơn 30 tỷ đồng để hỗ trợ xây dựng vùng trồng bạc hà, mua giống ong nội địa, cải thiện quy trình sản xuất và tăng cường hoạt động quảng bá sản phẩm. Mật ong bạc hà Hà Giang đã được cấp chỉ dẫn địa lý bởi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và đạt OCOP 4 sao vào các năm 2019, 2020.

Tuy nhiên, theo đánh giá tại Hội nghị bàn giải pháp nâng cao chất lượng mật ong bạc hà vừa được UBND huyện Đồng Văn tổ chức ngày 9/5 cho thấy, sản phẩm vẫn còn đối mặt nhiều thách thức như: Diện tích cây bạc hà bị thu hẹp do biến đổi khí hậu và chăn thả tự do; khó kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra và thị trường tiêu thụ chưa mở rộng ra quốc tế.

Ông Đỗ Quốc Hương, Chủ tịch UBND huyện Đồng Văn đã yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm, công khai giấy kiểm định, đồng thời cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất cho các cơ sở nuôi ong, xây dựng logo dùng chung, thống nhất giá bán theo chất lượng. Đặc biệt, nghiêm cấm việc nhập ong ngoại vào địa bàn để tránh làm suy thoái nguồn gen ong nội - vốn được coi là phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên nơi đây.

Đưa đặc sản vươn xa

mat-ong-1.jpg
Mật ong Bạc Hà là sản phẩm OCOP chủ lực của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Ảnh: Minh Tâm/TTXVN

Không chỉ là sản vật kinh tế, mật ong bạc hà còn đang dần trở thành biểu tượng du lịch của vùng cao nguyên đá. Mỗi độ đông về, du khách đến Hà Giang không chỉ để ngắm những cánh đồng hoa bạc hà tím mộng mơ, mà còn để tận tay quay mật, thưởng thức vị ngọt dịu đặc trưng của “mật đá”. Nhiều cơ sở du lịch cộng đồng tại Đồng Văn, Mèo Vạc đã đưa trải nghiệm quay mật ong, nếm mật ong tươi vào chương trình phục vụ khách, tạo nên sản phẩm du lịch khác biệt.

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và nguồn gốc sản phẩm, mật ong bạc hà Hà Giang - với màu sắc, hương vị đặc trưng, quy trình sản xuất tự nhiên đang ngày càng khẳng định vị thế là sản phẩm đặc hữu, xứng tầm thương hiệu quốc gia. Với hướng đi bài bản, đồng bộ từ nuôi ong, trồng bạc hà, chế biến đến tiêu thụ, mật ong bạc hà hoàn toàn có thể vươn ra thị trường quốc tế trong tương lai không xa.

Mật ong bạc hà không chỉ đơn thuần là sản vật quý giá của miền đá núi mà còn là kết tinh của thiên nhiên, của sức lao động miệt mài và niềm tự hào của người dân Hà Giang. Giữa mênh mang đá núi và sắc tím hoa bạc hà, từng giọt mật sóng sánh được quay lên từ bàn tay cần mẫn của người nuôi ong chính là kết quả của một chuỗi giá trị nông nghiệp - du lịch - bản sắc đang ngày càng lan tỏa. Giữ gìn và nâng tầm mật ong bạc hà không chỉ là bảo vệ một sản phẩm, mà còn là giữ lại hương vị của đá, của sương, của vùng địa đầu cực Bắc Tổ quốc./.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn tỉnh từ ngày 1/7, chiều 28/6, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố và trao hàng loạt quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trọng điểm như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực.

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Từ ngày 27 đến ngày 28/6, Tổ công tác theo Quyết định số 2106 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Thanh Tú - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế việc vận hành thử và chuẩn bị triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Lai Châu.

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Cơ cấu lại nghề chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam, địa phương hiện có nghề chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh với tổng đàn gia cầm 17,5 triệu con, vượt 04,17 % so với kế hoạch cả năm, tăng 5,4 % so với cùng kỳ năm trước; trong đó gồm có: gà ri, cút, gà ta... Các huyện có tổng đàn gia cầm tập trung lớn là: Chợ Gạo, Cái Bè, Châu Thành...

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

'Tiếp sức mùa thi', lan tỏa tinh thần xung kích của tuổi trẻ Hà Tĩnh

Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm 2025 tại Hà Tĩnh đang được tuổi trẻ các địa phương tích cực triển khai, phát huy mạnh mẽ tinh thần xung kích, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên, góp phần hỗ trợ thí sinh vững vàng khi tham dự Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông.

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Việc hợp nhất hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang để hình thành tỉnh Tuyên Quang mới không chỉ là một bước ngoặt hành chính mà còn mở ra cơ hội hiện thực hóa khát vọng phát triển kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Trên nền tảng kết quả phát triển kinh tế - xã hội của cả hai địa phương trong nhiệm kỳ 2020-2025, Tuyên Quang mới được kỳ vọng sẽ vươn lên trở thành trung tâm tăng trưởng mới của khu vực.

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Dấu ấn dân vận khéo trên công trình trọng điểm

Năng động, nhiệt tình, gần dân, vì dân,… là những tố chất của một số trưởng thôn tại Quảng Ngãi. Họ là những cán bộ điển hình trong công tác dân vận khéo, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và củng cố niềm tin trong dân.

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Thống nhất cơ chế đặc thù bồi thường tái định cư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Sáng 26/6, tại Kỳ họp lần thứ 27, HĐND tỉnh Ninh Thuận đã ban hành Nghị quyết thống nhất cơ chế, chính sách đặc thù về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Luật Đất đai năm 2024 và Nghị quyết số 189/2025/QH15 ngày 19/2/2025 về cơ chế, chính sách đặc biệt đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận của Quốc hội.

Mưa to gây ngập úng cục bộ và sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Mưa to gây ngập úng cục bộ và sạt lở một số tuyến đường ở Yên Bái

Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái, từ đêm 24 đến sáng 25/6, một số địa phương trên địa bàn tỉnh Yên Bái có mưa to kèo theo dông lốc gây thiệt hại về nông nghiệp và ngập lụt nhà cửa của người dân cùng một số tuyến đường ở huyện Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình và thành phố Yên Bái.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả và chủ động ứng phó nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài kèm theo dông lốc và sét đánh, từ đêm 23 đến sáng ngày 25/6, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã ghi nhận thiệt hại về người, tài sản và hạ tầng giao thông. Trước tình hình thời tiết còn tiếp diễn phức tạp, cấp ủy, chính quyền địa phương đã khẩn trương triển khai việc khắc phục hậu quả, đồng thời tăng cường tuyên truyền, cảnh báo người dân nâng cao ý thức phòng, tránh thiên tai trong cao điểm mùa mưa lũ.