Đặc sản sông Sê San

Đặc sản sông Sê San

Ký ức những mùa cá cũ


Trên hành trình đến dòng Sê San, chúng tôi ghé thăm làng Duch 1 (xã Ia Kreng, huyện Chư Pah) một ngày đầu tháng 9. Thời điểm này mọi năm, Tây Nguyên vẫn còn đón những trận mưa triền miên, rả rích nhưng năm nay nắng vẫn như thiêu như đốt, mặc cho hàng trăm ruộng lúa, bắp đã cháy sém. Già làng Siu Uyn năm nay trên 80 tuổi nhưng trông vẫn rắn rỏi, quắc thước. Câu chuyện về dòng Pô Cô huyền thoại như kéo già trở về với những chuỗi ký ức đẹp đẽ của một thời buôn làng người Jrai ở đây còn nguyên sơ và dòng Pô Cô vẫn chưa đổi khác.
 

Một đoạn sông Sê San. Ảnh: Duy Lê
Một đoạn sông Sê San. Ảnh: Duy Lê


Làng Duch 1 nằm chót vót trên đỉnh một quả đồi nhỏ. Dòng Pô Cô mềm mại bao quanh ôm chặt chân đồi ngày xưa nay đã hóa một hồ nước rộng lớn nhìn không thấy bờ bởi nơi đây là một phần của vùng cốt ngập lòng hồ thủy điện. “Từ ngày làm thủy điện, sông biến thành hồ lớn, dân làng Duch 1 không còn xuống đây đánh bắt cá nữa”-già Uyn ngậm ngùi. Trước đây, dòng Pô Cô bao quanh làng chỉ rộng vài chục mét, những chiếc xà lan của người dân còn dễ dàng vượt sông, tìm chỗ thác ghềnh đặt bẫy thả câu. Nay hồ lớn, cách đánh bắt thủ công của người làng đã trở nên yếu thế. Mọi thứ cứ nhỏ bé dần rồi biến mất, người dân an phận đành chịu bó tay, quên đi chuỗi ngày no ấm với dòng sông.

“Ông nội tôi trước là thợ đánh bắt cá giỏi nhất vùng này, đến đời cha tôi cũng không thua kém. Họ từng đánh được cá lăng nặng hơn 30 kg, hai người thanh niên trong làng phải khiêng về. Cá xẻ thịt chia cho người làng không hết, phải đem phơi khô, trữ lại ăn dần”-già Uyn kể lại.

Ngày xưa, người dân làng Duch 1 chỉ đánh bắt cá thô sơ. “Cá sông Pô Cô ngày ấy nhiều lắm. Dân làng chỉ cần đợi đêm xuống, cầm đèn soi là cá chen chúc kéo nhau về. Khi ấy chỉ cần cầm đinh ba mà xỉa. Hay lựa chỗ nước cạn mà đặt bẫy cá”-già Uyn nói. Bẫy cá thường áp dụng trong mùa khô, khi nước sông vơi cạn. Bẫy đơn giản chỉ là những đoạn chướng ngại vật ngăn dòng sông có chừa những khoảng nhỏ để đặt rọ. Cá gặp đoạn này nếu cố tìm đường vượt tự khắc sẽ chui vào rọ. Qua một đêm, người làng chỉ cần ghé qua, lấy cá đem về. Cá lớn để ăn, cá nhỏ lại thả về sông.

“Riêng với cá lăng, muốn câu được cá to phải dùng lưỡi câu lớn, mồi thường là chuột đồng. Chọn chỗ nước chảy xiết mà thả mới dễ đánh được cá lăng”-già Uyn chia sẻ. Cũng theo lời già Uyn, trên sông Pô Cô còn vô vàn loài cá khác. Ngoài các loại thông thường như cá chép, trắm, trôi… có thể kể đến các loài cá đặc trưng khác: cá lăng, sọc dưa, anh vũ... Trong đó, to lớn nhất phải kể đến loài cá noi. Có con nặng đến cả tạ. “Vì nó to lớn quá, người ta tương truyền cá noi còn ăn cả thịt người nên người làng không bao giờ xẻ thịt ăn...”.

 

Kỹ lưỡng ken chặt từng sợi nan lại với nhau. Ảnh Lê Hòa
Kỹ lưỡng ken chặt từng sợi nan lại với nhau. Ảnh: Lê Hòa

Trở thành đặc sản

Với người Jrai, cá lăng là một trong những loại cá được yêu thích nhất. “Nó ưa vùng nước xiết nên thịt chắc, trắng và thơm ngon hơn cả thịt gà. Nếu bắt được cá lăng thường thì đem về nướng chấm với muối ớt giã nhuyễn cùng lá é, hay nấu cùng măng chua”-già Uyn cho biết. Tuy nhiên, còn có một cách chế biến đặc biệt mà người Jrai nơi đây vừa để trữ cá trong thời gian dài, vừa để dùng tiếp đãi khách quý. Đó là món cá lăng bỏ ống lồ ô gác bếp. “Cá lăng xắt thành miếng như bàn tay, sau đó xâu lại, phơi nắng cho khô. Chọn ống lồ ô bánh tẻ rồi bỏ cá lăng khô lẫn muối vào, nút kín và gác trên gác bếp. Tới khi ăn chỉ cần đem ra nướng lại, chấm muối ớt lá é cho thơm”-già Uyn mô tả.

“Tiếng lành đồn xa”, cá sông Sê San đã đến với nhiều vùng miền khác. Nếu tìm trên google với những cụm từ “đặc sản Gia Lai” hay “những món ngon của Gia Lai” chắc chắn sẽ có phần nhắc đến món cá lăng đặc sản sông Sê San. Bởi vậy, hiện nay, hễ đến nhà hàng to, nhỏ trên địa bàn TP. Pleiku hỏi món cá lăng, có lẽ khó có nhà hàng nào nói không với thực khách. Khách phương xa, ai từng được thưởng thức món cá lăng hẳn sẽ chẳng dễ quên bởi hương vị thơm ngon đặc trưng của loài cá ưa ngược sông, ngược thác ghềnh ấy. Cá lăng qua đôi bàn tay tài hoa của những người đầu bếp nhà hàng có thể được nấu với măng hoặc dưa cải muối chua, nấu lẩu, nấu canh khổ qua hay đơn giản là nướng chấm muối ớt, làm chả cá, bóp gỏi… Bằng cách nào thì cũng vẫn thơm ngon tuyệt đỉnh.

Báo Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

Lào Cai đầu tư xây dựng 18 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Ban Quản lý rừng phòng hộ thị xã Sa Pa, Ban Quản lý rừng phòng hộ thành phố Lào Cai, Khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn giai đoạn 2022 - 2030, trong đó có 8 điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được quy hoạch trên diện tích gần 49.000ha tại các địa phương, tổng vốn đầu tư trên 2.843 tỷ đồng.

Tăng sức hấp dẫn cho Cao nguyên Mộc Châu

Tăng sức hấp dẫn cho Cao nguyên Mộc Châu

Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La là vùng đất rộng lớn với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa. Đặc biệt, nhiệt độ ở Mộc Châu vào mùa hè khá mát mẻ, không khí trong lành, rất phù hợp du lịch nghỉ dưỡng.

Cao nguyên đá Đồng Văn: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững nơi cực Bắc

Cao nguyên đá Đồng Văn: Đòn bẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững nơi cực Bắc

Nằm ở địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ là vùng đất chứa đựng những giá trị di sản địa chất, văn hóa, lịch sử quý giá mà còn là điểm tựa quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Hà Giang.

Đưa vào vận hành chuyến tàu du lịch 'Hành trình về với đất võ'

Đưa vào vận hành chuyến tàu du lịch 'Hành trình về với đất võ'

Ngày 1/5, tỉnh Bình Định đã chính thức đưa vào vận hành chuyến tàu trải nghiệm văn hóa “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”. Đây là sản phẩm du lịch mới do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức cùng Hiệp hội Du lịch tỉnh, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và FLC Hotels & Resorts.

Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ khi đến Sơn La

Du khách sẽ có những trải nghiệm thú vị, đáng nhớ khi đến Sơn La

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày. Dự kiến đông đảo du khách sẽ đến tham quan, nghỉ dưỡng, các địa phương, khu, điểm kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Sơn La đã chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ, lưu trú, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của du khách.

Sa Pa - Xứ sở của tình yêu

Sa Pa - Xứ sở của tình yêu

Trong không khí hân hoan, phấn khởi của cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5, tối 29/4, tại khu vực Sân Quần, UBND thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã tổ chức khai mạc Lễ hội mùa hè năm 2025 với chủ đề “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu”. Đây là một trong những lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Du lịch Hà Giang dịp lễ 30/4 và 1/5: Làm mới sản phẩm, nâng cấp cơ sở hạ tầng, sẵn sàng phục vụ du khách

Du lịch Hà Giang dịp lễ 30/4 và 1/5: Làm mới sản phẩm, nâng cấp cơ sở hạ tầng, sẵn sàng phục vụ du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài đến 5 ngày, là khoảng thời gian lý tưởng để du khách tìm về với thiên nhiên hoang sơ, cảnh sắc hùng vĩ và bản sắc văn hóa đặc sắc của vùng cao Hà Giang. Với vị trí địa đầu Tổ quốc, Hà Giang không chỉ hấp dẫn du khách bởi những dãy núi trùng điệp mà còn bởi những giá trị văn hóa truyền thống phong phú, những cung đường mê hoặc lòng người và tình người nồng hậu nơi biên cương.

Giấc mơ trên “cổng trời” Mường Lống

Giấc mơ trên “cổng trời” Mường Lống

Từng là “thủ phủ” của cây thuốc phiện, xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) giờ đây đang trở mình thành một điểm đến du lịch cộng đồng độc đáo giữa đại ngàn. Những người Mông quanh năm gắn bó với nương rẫy, nay đang học cách đón khách, làm du lịch và tự tay viết lại câu chuyện cuộc đời trên chính mảnh đất mình sinh ra.

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên trở thành vườn quốc gia thứ 35 cả nước

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên trở thành vườn quốc gia thứ 35 cả nước

Chiều 25/4, tại huyện Thường Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đã tổ chức lễ công bố quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên. Với quyết định chuyển hạng này, Vườn quốc gia Xuân Liên chính thức trở thành vườn quốc gia thứ 35 của cả nước.

Côn Đảo: Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Côn Đảo: Từ “địa ngục trần gian” đến “thiên đường du lịch"

Nằm cách đất liền hơn 230 km, Côn Đảo từng là nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng và tù chính trị Việt Nam. Vào ngày 1/5/1975, Côn Đảo chính thức được giải phóng, khép lại một chương lịch sử 113 năm mang tên “địa ngục trần gian”, mở ra thời kỳ mới của hòa bình, phát triển. Sau 50 năm, Côn Đảo ngày nay đã khoác lên mình một diện mạo mới, trở thành “thiên đường du lịch sinh thái, lịch sử và tâm linh”.

Chợ phong lưu Khâu Vai - nơi tình yêu trở lại

Chợ phong lưu Khâu Vai - nơi tình yêu trở lại

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc (Hà Giang), đã diễn ra khai mạc Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 - một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng cao nguyên đá Đồng Văn.

Nông trại du lịch đầu tiên tại An Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao

Nông trại du lịch đầu tiên tại An Giang đạt chuẩn OCOP 3 sao

Giữa bạt ngàn cây trái và đồng ruộng xanh mướt của xã Mỹ Khánh (thành phố Long Xuyên, An Giang), nông trại Phan Nam đã tiên phong kết hợp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với khai thác du lịch sinh thái và giáo dục thực nghiệm độc đáo thu hút hàng chục nghìn du khách mỗi năm. Cuối năm 2024, điểm du lịch nông trại Pham Nam được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao; đây là sản phẩm OCOP du lịch nông trại đầu tiên của tỉnh An Giang.

Trình diễn nghệ thuật dân tộc tại chương trinh. Ảnh: Hoàng Nguyên - TTXVN

Khai mạc chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa”

Ngày 19/4, tại xã Hoàng Nông, UBND huyện Đại Từ (Thái Nguyên) tổ chức chương trình “Du lịch Đại Từ - Hương chè lan tỏa”, đồng thời công bố Quyết định công nhận các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024; trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện năm 2025.

Cột cờ Lũng Cú nằm ở đỉnh Lũng Cú, còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN

Cột cờ Quốc gia Lũng Cú - Nơi non sông gửi trọn hồn thiêng dân tộc

Nằm sừng sững trên đỉnh núi Rồng, giữa đại ngàn núi đá tai mèo trập trùng của Cao nguyên Đồng Văn (Hà Giang), Cột cờ Quốc gia Lũng Cú không chỉ là điểm cực Bắc thiêng liêng của Tổ quốc, còn là biểu tượng hào hùng của chủ quyền quốc gia. Nơi đây, lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong gió đại ngàn, ghi dấu bao thế hệ người Việt đổ mồ hôi, xương máu gìn giữ từng tấc đất cha ông để lại.

Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Công viên đá Vườn quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của Công viên đá Vườn quốc gia Núi Chúa - Ninh Thuận

Cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 30km về phía Đông Bắc, Công viên đá nằm bên bờ biển Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải). Nơi đây đang nhanh chóng trở thành một điểm đến đầy sức hút, níu chân những du khách yêu thiên nhiên hoang dã và say mê khám phá những điều kỳ diệu.

Quảng Ngãi phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

Chiều 16/4, tại Khu du lịch Suối Chí, xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức Hội nghị tìm giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

Những chiếc thuyền câu cùng vật tế lễ tại lễ Khao lề. Ảnh: TTXVN phát

Quảng Ngãi tri ân những hùng binh Hoàng Sa

Sáng 13/4, Ban Khánh tiết Đình làng An Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ và tri ân những binh phu trong Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công khẳng định chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Nghi lễ được tổ chức trang trọng, kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Du lịch tỉnh Quảng Ngãi năm 2025.

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Phong Nha - Kẻ Bàng là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm

Tạp chí du lịch danh tiếng Wanderlust (Anh) vừa đánh giá, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là điểm đến hàng đầu cho du lịch mạo hiểm tại Việt Nam. Điều này tiếp tục khẳng định vị thế của nơi đây trên bản đồ du lịch thế giới.

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Yên Bái bảo tồn văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch

Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc, Yên Bái có 30 dân tộc sinh sống, mỗi dân tộc đều có nét văn hóa đặc trưng riêng, tạo nên bức tranh văn hóa muôn màu. Nhiều năm qua, Yên Bái luôn chú trọng bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch. Từ đó, giúp người dân vừa giữ được bản sắc văn hóa, vừa tạo đà cho phát triển du lịch, góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân.

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Lễ hội Carnaval đường phố đầy sôi động tại Bắc Kạn

Chương trình Lễ hội Carnaval đường phố với chủ đề "Bắc Kạn lung linh sắc màu" đã diễn ra tại phố đi bộ Sông Cầu, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn vào đêm 8/4. Đây là hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh (11/4/1900 - 11/4/2025), cũng là chương trình lễ hội quy mô lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kạn nên thu hút đông đảo người dân tham gia.

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Đánh thức làng nghề, mở cánh cửa kinh tế du lịch ở Hưng Yên

Nằm bên bờ sông Hồng, Hưng Yên không chỉ được biết đến với đặc sản nhãn lồng ngọt lịm mà còn là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống lâu đời, thấm đẫm tinh hoa văn hóa dân tộc. Những làng nghề như truyền thống không chỉ là mạch sống kinh tế của người dân mà còn mở ra hướng đi đầy triển vọng cho du lịch trải nghiệm – nơi du khách có thể chạm vào quá khứ, lắng nghe nhịp đập của một miền quê trù phú, giàu bản sắc. Nhưng hiện nay để đánh thức du lịch gắn với làng nghề của Hưng Yên đang cần nhiều giải pháp tổng thể.