Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Cấp bách quản lý chặt hoạt động khai thác hải sản

Xác định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm góp phần cùng các cấp ngành, địa phương tháo gỡ thẻ vàng EC áp dụng đối với thủy sản của Việt Nam. Tỉnh Gia Lai đang thực hiện quyết liệt các giải pháp cấp bách nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác hải sản của ngư dân.

iuu-16072025-04.jpg
Tàu cá neo đậu tại cảng cá ở phường Quy Nhơn (Gia Lai).

Đẩy mạnh tuyên truyền về IUU

Xác định tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài sẽ ảnh hưởng lớn đến những nỗ lực chung trong công tác gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản. Do đó, bên cạnh việc kiểm tra, giám sát chặt chẽ tàu thuyền ra vào, trước mỗi chuyến biển của ngư dân, cán bộ, chiến sĩ tại Trạm kiểm soát Biên phòng Mũi tấn, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn luôn dành thời gian để tuyên truyền bà con về các quy định cần phải thực hiện trong quá trình đánh bắt.

“Cán bộ, chiến sĩ tại Trạm duy trì trực 24/24, giám sát 100% tàu thuyền ra vào cảng cá Quy Nhơn. Thời gian rảnh, anh em thường nghiên cứu đổi mới nội dung tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng, nghề khai thác, phương tiện tàu cá. Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã phát hàng trăm tờ rơi tuyên truyền về IUU bằng mã QR, việc này tạo điều kiện thuận tiện cho cán bộ, nhân dân, chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân tra cứu văn bản pháp luật và các quy định liên quan đến IUU mọi lúc, mọi nơi. Trạm cũng đã vận động thuyền trưởng, chủ tàu, ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài, không vi phạm các quy định về cấm khai thác, đánh bắt IUU, hiện có hơn 3.200 lượt chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá đánh bắt xa bờ đã ký cam kết” Đại úy Lê Văn Hòa, Trạm trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng Mũi tấn, Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn cho biết.

Bộ đội Biên phòng cảng Quy Nhơn (Gia Lai) kiểm tra thiết bị Giám sát hành trình trước khi cho tàu cá xuất bến.

Bộ đội Biên phòng cảng Quy Nhơn (Gia Lai) kiểm tra thiết bị Giám sát hành trình trước khi cho tàu cá xuất bến.

Chính nhờ việc kiểm soát chặt chẽ của lực lượng chức năng, hầu hết ngư dân ra vào cảng Quy Nhơn đã tự giác chấp hành các quy định của pháp luật khi hành nghề trên biển. Tất cả tàu cá đều thực hiện nghiêm các thủ tục khai báo trước khi xuất nhập cảng, ghi nhật ký khai thác đầy đủ cũng như tuân thủ việc lắp đặt và duy trì thiết bị giám sát trong suốt quá trình đánh bắt.

Ngư dân Lê Văn Sơ, Chủ tàu cá BĐ 97081 Ts cho biết: "trước khi xuất bến phải bật máy giám sát hành trình và có tín hiệu thì các cơ quan chức năng mới cho mình làm các thủ tục đi biển, ra khơi phải mở máy 24/24h, nhà nước quy định như vậy ngư dân tụi tui cũng cố gắng thực hiện đúng để cùng các cấp, các ngành gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam".

Quyết tâm gỡ thẻ vàng

Theo thống kê toàn tỉnh Gia Lai hiện có 5.861 tàu cá có chiều dài từ 6m trở lên được đăng ký; trong đó, có 3.183 chiếc có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên đăng ký hoạt động khai thác ở vùng khơi đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Xác định đây là thời điểm quyết định để gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản, hiện Gia Lai đã và đang triển khai quyết liệt các giải pháp cấp bách chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, trong đó tập trung xử lý dứt điểm hai nhóm nguy cơ tồn tại lớn là tàu cá có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài và tàu cá không đủ điều kiện nhưng vẫn hoạt động khai thác trái phép.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Gia Lai cho biết: đơn vị đã lập danh sách 215 tàu cá có chiều dài từ 12 m đến dưới 15 m, hành nghề câu mực, thường xuyên hoạt động và xuất nhập bến tại các tỉnh phía Nam, hàng năm không về địa phương, đây là nhóm tàu cá có nguy cơ rất cao vi phạm vùng biển nước ngoài. Từ tháng 10/2023 đến nay, đã thành lập 08 Đoàn công tác làm việc với các tỉnh phía Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Kiên Giang) trực tiếp gặp gỡ, vận động ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài.

Bộ đội Biên phòng cảng Quy Nhơn (Gia Lai) tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân.

Bộ đội Biên phòng cảng Quy Nhơn (Gia Lai) tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân.

Đặc biệt vào tháng 5/2024, đoàn công tác của tỉnh đã vận động và yêu cầu nhóm tàu cá này lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đến nay, đã có 195/215 tàu cá chiều dài từ 12 m đến dưới 15 m hoạt động tại các tỉnh phía Nam lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (chiếm 90, 69%). Còn lại 20 tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; trong đó, có 18 tàu nằm bờ, không hoạt động đang neo đậu ở các tỉnh phía Nam do Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn; 2 tàu về hoạt động ở vùng biển Bình Định.

Đối với 620 tàu cá không đủ điều kiện tham gia khai thác thủy sản (hết hạn Giấy phép khai thác thủy sản, hết hạn đăng kiểm, chưa lắp đặt hoặc chưa sang tên thiết bị giám sát hành trình), UBND tỉnh đã có văn bản giao các xã, phường thành lập ngay tổ công tác liên ngành tổ chức tập hợp, gom tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản về một khu vực neo đậu tại địa phương, giao trách nhiệm cho chính cơ sở phân công cán bộ, đảng viên phụ trách theo dõi từng tàu, giám sát chặt chẽ vị trí neo đậu của từng tàu cá; yêu cầu chủ tàu không lưu giữ ngư cụ, trang thiết bị, dụng cụ khai thác thủy sản trên tàu cá; không để tàu cá không đủ điều kiện hoạt động đi khai thác thủy sản trên biển.

Tàu cá của ngư dân Gia Lai vươn khơi.

Tàu cá của ngư dân Gia Lai vươn khơi.

Trung tá Nguyễn Tùng Giang, Chính trị viên Đồn Biên phòng cửa khẩu Cảng Quy Nhơn cho biết, đơn vị bố trí lực lượng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tàu cá khi xuất, nhập bến tại cửa biển Quy Nhơn, kiên quyết xử lý và không giải quyết cho các phương tiện không đủ điều kiện, thủ tục xuất bến, nhất là các tàu từ 12 m đến 15 m và từ 15 m trở lên. Đồng thời, phối hợp với Chi cục Thủy sản, chính quyền địa phương, đảm bảo thông tin thông suốt, thường xuyên giữa Trạm bờ, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng với cá nhân thuyền trưởng và thuyền viên đi trên phương tiện, để kịp thời nhắc nhở, cảnh báo các phương tiện đang hoạt động ở vùng biển xa, phương tiện di chuyển ngư trường không vi phạm vùng biển nước ngoài và duy trì thường xuyên kết nối thiết bị giám sát hành trình”.

Để công tác chống khai thác chống khai thác IUU đạt hiệu quả, hiện các lực lượng chức năng tại Gia Lai đang phối hợp với các địa phương, nơi thường xuyên có tàu cá Gia Lai xuất nhập bến, neo đậu triển khai thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp trao đổi thông tin nhằm quản lý chặt chẽ tàu cá địa phương hoạt động ngoài tỉnh, ngăn chặn tàu cá khai thác trái phép vùng biển nước ngoài và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm khai thác IUU.

Có thể bạn quan tâm

Khởi tố đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép 15 con rùa hộp trán vàng quý hiếm

Khởi tố đối tượng vận chuyển, mua bán trái phép 15 con rùa hộp trán vàng quý hiếm

Ngày 15/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Huy Khánh (trú tại thôn Tân Lợi, xã Tân Quang) để điều tra về hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Sáng kiến ứng dụng công nghệ, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới

Sáng kiến ứng dụng công nghệ, giữ vững an ninh trên tuyến biên giới

Là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và đối ngoại, Lai Châu có địa bàn rộng, dân cư phân tán, giao thông đi lại khó khăn, việc tiếp cận thông tin và phản ánh các vấn đề an ninh trật tự từng là bài toán nan giải. Từ thực tế này, lực lượng Biên phòng Lai Châu đã triển khai mô hình “Hòm thư điện tử ẩn danh” - một sáng kiến ứng dụng công nghệ để tiếp nhận thông tin tố giác tội phạm, phản ánh tình hình an ninh trật tự. Mô hình này đang phát huy hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm, xuất nhập cảnh trái phép, góp phần giữ vững an ninh trên tuyến biên giới.

Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Gần dân, bám bản, dựng xây vùng biên cương Tây Bắc no ấm

Điện Biên nằm ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới dài hơn 400km tiếp giáp với Lào và Trung Quốc. Dọc cung đường biên giới ấy, hình ảnh người lính mang quân hàm xanh không chỉ gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới mà còn gần gũi, thân thuộc như người bạn, thầy giáo, kỹ sư nông nghiệp, người con của bản làng… Họ luôn sát cánh cùng đồng bào các dân tộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no nơi biên cương.

Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện

Đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện

Để góp phần cùng cả nước vững bước tiến vào kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính mong muốn cán bộ, công chức, viên chức trong toàn Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống và những kết quả đạt được; đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tự cường, tự tin, chủ động đổi mới, sáng tạo, quyết tâm xây dựng Đảng bộ Bộ Dân tộc và Tôn giáo trong sạch, vững mạnh toàn diện và góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.

Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh

Lâm Đồng xử lý lấn chiếm đất rừng ven đường Hồ Chí Minh

Ngày 14/7, ông Phan Quốc Lập, Bí thư Đảng ủy xã Trường Xuân, tỉnh Lâm Đồng cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành của xã Trường Xuân đang tổ chức kiểm tra, khảo sát tổng thể hiện trạng sử dụng đất, xây dựng và các công trình, vật kiến trúc trong đất rừng thông cảnh quan ven đường Hồ Chí Minh, đoạn qua địa bàn xã.

Gần 90% kế hoạch xóa nhà tạm ở Đắk Lắk đã hoàn thành

Gần 90% kế hoạch xóa nhà tạm ở Đắk Lắk đã hoàn thành

Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh về xóa nhà tạm, nhà dột nát, đến ngày 9/7/2025, toàn tỉnh Đắk Lắk đã hỗ trợ xây mới, sửa chữa 8.526 căn nhà, đạt 89,5% kế hoạch đề ra. Trong đó, đã có hơn 6.000 căn bàn giao đưa vào sử dụng, góp phần mang lại chỗ ở ổn định cho các gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

Khắc phục hiện trạng Di tích Phân khu Hồng Cúm (Điện Biên)

Khắc phục hiện trạng Di tích Phân khu Hồng Cúm (Điện Biên)

Ngày 12/7, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên Nguyễn Minh Phú cho biết, đến cuối giờ chiều 11/7, cơ quan chức năng đã yêu cầu các hộ dân tập trung khắc phục xong tình trạng xâm phạm Di tích Phân khu Hồng Cúm, thuộc Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.

Phát hiện vụ vận chuyển 1,6 tấn lợn nhiễm bệnh

Phát hiện vụ vận chuyển 1,6 tấn lợn nhiễm bệnh

Ngày 11/7, Công an xã Tam Dương Bắc, tỉnh Phú Thọ cho biết, đơn vị phối hợp cùng cán bộ thú y - kiểm dịch phát hiện và ngăn chặn một xe tải vận chuyển 1,6 tấn lợn không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật theo quy định.

Bắt giữ xe bán tải chở hơn 200kg pháo

Bắt giữ xe bán tải chở hơn 200kg pháo

Ngày 11/7, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trạm Cảnh sát giao thông Đồng Phú (Quốc lộ 14) đã phát hiện xe bán tải chở hơn 200kg pháo để điều tra, làm rõ hành vi vận chuyển hàng cấm.

Xây dựng lực lượng vững mạnh là nền tảng để kiềm chế, kéo giảm tội phạm

Xây dựng lực lượng vững mạnh là nền tảng để kiềm chế, kéo giảm tội phạm

Ngày 11/7, Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên dương điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2020–2025. Có 3 tập thể được nhận Cờ thi đua của Chính phủ; 2 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn lực lượng; 134 tập thể và cá nhân tiêu biểu được Giám đốc Công an tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua.

Thắp sáng niềm tin trong cơ sở cai nghiện

Thắp sáng niềm tin trong cơ sở cai nghiện

Từ tháng 3/2025, Công an tỉnh Gia Lai đã chính thức tiếp nhận quản lý Cơ sở cai nghiện ma túy từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau khi tiếp nhận, cán bộ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy phát hiện, trong tổng số 238 học viên có nhiều học viên không biết chữ, phần lớn là người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Để hỗ trợ các học viên, cán bộ, chiến sĩ của cơ sở cai nghiện đã mở lớp xóa mù chữ, không những giúp học viên biết đọc, biết viết, mà còn mở ra cơ hội để họ thay đổi nhận thức, làm lại cuộc đời.

Đăng ký xe tại Công an xã: Tạo thuận lợi tối đa cho người dân

Đăng ký xe tại Công an xã: Tạo thuận lợi tối đa cho người dân

Từ ngày 1/7, người dân Cà Mau khi thực hiện đăng ký xe không còn bị giới hạn bởi nơi cư trú. Đây là cải cách hành chính quan trọng sau hợp nhất tỉnh, góp phần hiện đại hóa dịch vụ công, giảm tải cho Phòng Cảnh sát giao thông và tạo thuận lợi tối đa cho người dân.

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền địa phương 2 cấp nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, giải quyết ngay những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế từ 8 - 9% năm 2025. Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, được kết nối với 65 điểm cầu ở các xã, phường, tổ chức ngày 3/7.

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng chục nghìn hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk đã có cơ hội thay đổi cuộc sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Không chỉ giúp người dân tiếp cận nguồn lực tài chính ưu đãi, hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương còn được triển khai bài bản, sát thực tiễn, đảm bảo đồng vốn đến đúng người, đúng nhu cầu và đúng mục đích sử dụng.