"Kích hoạt” nhiều phương án chủ động phòng, chống cháy rừng trên dãy Hồng Lĩnh

Dãy núi Hồng Lĩnh là một trong những vùng có diện tích rừng lớn tại tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên vào thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên xuất hiện các đợt nắng nóng gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra cháy rừng ở dãy núi này. Trước tình hình đó, các đơn vị, địa phương đã “kích hoạt” nhiều phương án phòng, chống cháy rừng trên diện rộng.

vna_potal_san_sang_chong_“giac_lua”_tren_day_hong_linh_7427914.jpg
Một cánh rừng trên dãy Hồng Lĩnh thuộc địa phận huyện Can Lộc. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Nhiều khó khăn, thách thức

Dãy núi Hồng Lĩnh trải dài trên địa bàn 4 địa phương gồm: huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh. Hiện nay, việc quản lý, bảo vệ rừng tại những khu vực trên do Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh thực hiện. Đơn vị này đang quản lý trên 10.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có hơn 5.900 ha rừng trồng và 780 ha rừng tự nhiên. Đây là những khu rừng trọng điểm dễ xảy ra cháy, nhất là vào mùa nắng nóng. Loài cây chủ yếu tại đây là thông nhựa và keo, thảm thực bì gồm các loài như sim, mua... Nơi đây có nhiều di tích, danh thắng như chùa Thiên Tượng, chùa Long Đàm, chùa Đại Hùng, chùa Hang, chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên… Do đó, hoạt động du lịch phát triển, lượng người vào rừng phòng hộ ngày càng đông dẫn đến nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.

vna_potal_san_sang_chong_“giac_lua”_tren_day_hong_linh_7427910.jpg
Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Can Lộc kiểm tra hệ thống pano tuyên truyền tại khu vực rừng thuộc Khu di tích chùa Hương. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Theo đánh giá của đơn vị quản lý rừng, khu vực này có nhiều nhà dân sống sát với rừng phòng hộ và nhiều khu lăng mộ được an táng cạnh rừng. Vì vậy, các hoạt động đốt rác, xử lý thực bì, thắp hương... đều dễ dẫn đến nguy cơ hỏa hoạn. Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Nguyễn Hải Vân cho hay, địa bàn đơn vị quản lý rất phức tạp, có nhiều núi cao, dốc. Trong khi đó, rừng Hồng Lĩnh chủ yếu là rừng thông, thông xen keo, đều là những loài cây dễ bắt lửa và dễ cháy lớn. Với đặc thù của địa bàn có nhiều đền, chùa ở ngay trong rừng phòng hộ nên lượng du khách đến khu vực này rất lớn, trung bình mỗi ngày hàng nghìn người vào rừng; tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ cháy rừng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hanh.

vna_potal_san_sang_chong_“giac_lua”_tren_day_hong_linh_7427913.jpg
Dãy núi Hồng Lĩnh trải dài trên địa bàn 4 huyện, thị với tổng diện tích khoảng 10.000ha rừng và đất lâm nghiệp. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Can Lộc là một trong những huyện có diện tích rừng thuộc dãy Hồng Lĩnh tương đối lớn. Toàn huyện hiện có gần 8.000 ha rừng và đất lâm nghiệp; trong đó, rừng tự nhiên chiếm 401 ha và rừng trồng khoảng 6.100 ha. Phần lớn diện tích là rừng trồng nên công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng như phòng cháy, chữa cháy gặp không ít khó khăn. Ông Nguyễn Hồng Phương, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc đánh giá, do tốc độ trồng rừng sản xuất trên địa bàn tăng cao nên tác động của con người đến rừng rất lớn. Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt, diễn biến phức tạp; đặc biệt là mùa nắng nóng liên tục kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 đã làm tăng nguy cơ cháy rừng. Những hoạt động sản xuất lâm nghiệp như xử lý thực bì để trồng rừng và hoạt động tâm linh (như thắp hương, hóa vàng mã... trong các nghĩa trang, khu di tích, đền chùa, miếu) cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ phát lửa, xảy ra cháy rừng.

Nỗ lực “canh lửa, giữ rừng”

Tại cửa rừng thuộc xã Thuần Thiện (huyện Can Lộc) từ nhiều ngày nay, khi mức độ cháy rừng được cảnh báo ở cấp độ 3, chốt kiểm soát liên ngành đã được thành lập. Tại đây, các lực lượng của Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh và chính quyền địa phương phối hợp canh gác, kiểm soát người, phương tiện ra vào. Ông Tạ Trọng Lưu, Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Thuần Thiện cho biết, các lực lượng tại chốt kiểm soát được phân công trực từ 6 giờ đến 18 giờ. Hằng ngày khi có người đi vào rừng, các lực lượng sẽ kiểm tra, ghi chép lại thông tin cá nhân, biển số xe, mục đích vào rừng, giờ vào và giờ ra để quản lý. Đồng thời, các lực lượng tiến hành tuần tra tại các vị trí được giao để kịp thời xử lý những nguy cơ dẫn đến cháy rừng.

vna_potal_san_sang_chong_“giac_lua”_tren_day_hong_linh_7427903.jpg
Lực lượng chức năng kiểm tra người, phương tiện ra vào tại chốt kiểm soát cửa rừng thuộc xã Thuần Thiện (huyện Can Lộc). Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
vna_potal_san_sang_chong_“giac_lua”_tren_day_hong_linh_7427912.jpg
Lực lượng kiểm lâm huyện Can Lộc và Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh kiểm tra các khu vực có nguy cơ cháy rừng cao. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Bước vào mùa nắng nóng năm 2024, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã phối hợp với các đơn vị chức năng lập 19 chốt kiểm soát người ra vào khu vực rừng trọng điểm cháy; thành lập 10 tổ xung kích chữa cháy rừng với 237 người tham gia; bố trí 40 điểm trực, chòi canh phát hiện sớm lửa rừng trên lâm phần được giao quản lý, trong đó có 5 điểm trực chính tại các chòi canh của các trạm có tầm quan sát rộng. Ông Nguyễn Hải Vân, Phó trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh cho biết, ngay từ đầu năm 2024, đơn vị đã chủ động xây dựng và triển khai phương án bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Đối với những khu vực có đền, chùa, miếu, đơn vị quan tâm, tập trung thực hiện các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng như đường băng cản lửa, đường đi chữa cháy. Đơn vị đã xây dựng, tu sửa gần 70 km đường băng cản lửa, 95 km đường đi chữa cháy; phát dọn hơn 220 ha thực bì; phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền để du khách, người dân sống ven rừng và có những hoạt động trong rừng nâng cao ý thức bảo vệ rừng, phòng, chống cháy rừng.

vna_potal_san_sang_chong_“giac_lua”_tren_day_hong_linh_7427907.jpg
Cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Can Lộc kiểm tra các điểm phát lửa thông qua hệ thống camera giám sát. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN
vna_potal_san_sang_chong_“giac_lua”_tren_day_hong_linh_7427911.jpg
Lực lượng kiểm lâm huyện Can Lộc và Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Để nâng cao hiệu quả công tác cảnh báo, phòng, chống cháy rừng tại khu vực dãy Hồng Lĩnh và các địa phương khác, Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc đã được trang bị hệ thống camera phát hiện sớm lửa rừng. Các “mắt thần” này được kết nối với các thiết bị di động, máy tính đăng ký cấp quyền sử dụng trên hệ thống giám sát; giúp tăng cường và đồng bộ hóa công tác ứng phó, cảnh báo phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc Nguyễn Hồng Phương chia sẻ, việc đưa vào vận hành camera giám sát lửa rừng sẽ hỗ trợ lực lượng trực báo cháy, góp phần ngăn chặn kịp thời các đám cháy. Tín hiệu camera ghi nhận có hình ảnh khá sắc nét, tầm quan sát rộng gần 10 km và được cập nhật liên tục. Từ đó, giúp lực lượng chuyên trách rút ngắn thời gian xác minh thông tin, cũng như theo dõi, phòng, chống cháy rừng hiệu quả hơn so với cách thức thông thường.

vna_potal_san_sang_chong_“giac_lua”_tren_day_hong_linh_7427908.jpg
Biển cảnh báo cấm lửa được lắp đặt tại một khu vực rừng thuộc Khu di tích chùa Hương (huyện Can Lộc). Ảnh: Hữu Quyết – TTXVN

Theo ông Nguyễn Hồng Phương, Hạt Kiểm lâm huyện Can Lộc đã xây dựng phương án “4 tại chỗ” (lực lượng, phương tiện, hậu cần, chỉ huy tại chỗ); thành lập đội xung kích phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2024 với 90 thành viên; phát dọn, giảm vật liệu cháy trên diện tích 300 ha. Ngoài ra, việc trực cháy và trực chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng được các đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc theo quy định, lịch phân trực được niêm yết công khai tại trụ sở các đơn vị. Vào những ngày nắng nóng, các đơn vị bố trí trực 24/24 giờ với 100% quân số, đảm bảo ứng cứu kịp thời khi có phát lửa, cháy rừng xảy ra.

Hữu Quyết

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Với 32 km bờ biển nằm ở phía Đông cùng 2 cửa sông chính gồm Cửa Tiểu, cửa Soài Rạp là cửa ngõ giao thông đường thủy quan trọng thông ra biển Đông nối với các tỉnh trong nước và quốc tế, tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng cùng lợi thế để phát triển kinh tế biển; trong đó, có nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; hậu cần nghề cá; du lịch sinh thái biển; phát triển công nghiệp, cảng biển. Tỉnh định hướng trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển là mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển của địa phương.

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.