Lâm Đồng thu hút, trọng dụng nhân tài người dân tộc thiểu số

Nằm ở phía Nam Tây Nguyên, tỉnh Lâm Đồng hiện có 47 dân tộc cùng sinh sống; trong đó, đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm 26,1% dân số toàn tỉnh. Từ năm 2018 đến nay, tỉnh đã chú trọng triển khai các giải pháp quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số phù hợp, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực trong từng giai đoạn.

t4_01_thcs_20240220185145.jpg
Mặc dù có nhiều nỗ lực song công tác thu hút, trọng dụng nhân tài người DTTS ở tỉnh Lâm Đồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ảnh: baolamdong.vn

Theo thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng, trong tổng số gần 78.000 hộ với trên 347.800 người là đồng bào dân tộc thiểu số toàn tỉnh, có trên 223.600 người là đồng bào dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên; còn lại là dân tộc thiểu số các địa phương di cư đến Lâm Đồng qua các thời kỳ.

Sau Nghị quyết số 14-NQ/TU ban hành vào tháng 10/2018, đến tháng 7/2022, Tỉnh ủy Lâm Đồng tiếp tục có Nghị quyết số 20-NQ/TU về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh đến năm 2030. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ thường xuyên và có tính chiến lược lâu dài; là một trong 4 khâu đột phá chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, ngành và trách nhiệm của cả xã hội.

Cùng với chính sách ưu tiên trong cử tuyển đi học các lớp Đại học, Cao đẳng, hỗ trợ kinh phí học tập, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số luôn được tỉnh quan tâm. Hầu hết đội ngũ này đều được đào tạo đạt chuẩn về chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Theo thống kê, hiện, tổng số lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong biên chế từ cấp tỉnh đến cấp xã có 3.658 người; trong đó có 2 Tiến sỹ, 41 Thạc sỹ, 2.128 người có trình độ Đại học, 849 Cao đẳng, 631 Trung cấp… Nhiều người giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính quyền địa phương.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng cho biết, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt chính sách dân tộc nói chung và chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc nói riêng của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, nguồn lực vùng dân tộc thiểu số đã có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Thời gian tới, Đảng, Nhà nước cần ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư đồng bộ, phát triển toàn diện vùng dân tộc thiểu số và miền núi nhằm nâng cao mức sống, trình độ dân trí, giảm nhanh khoảng cách giàu nghèo giữa vùng dân tộc thiểu số với miền xuôi và thành thị; đổi mới công tác quản lý giáo dục ở những cơ sở có đông học sinh người dân tộc thiểu số để nâng cao chất lượng đầu ra; quan tâm đầu tư giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh người dân tộc thiểu số...

Chu Quốc Hùng

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau thời gian triển khai quyết liệt, Bến Tre đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Hàng nghìn hộ dân khó khăn về nhà ở nay đã được an cư trong những mái ấm kiên cố, ấm áp nghĩa tình. Qua đó, không chỉ giúp những hoàn cảnh khó khăn cải thiện điều kiện sống, chương trình còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc trong cộng đồng.

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

Tuyến biên giới do Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa quản lý trải dài trên địa bàn 50 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với đường bờ biển dài trên 385km. Do vậy, phòng, chống tội phạm ma túy, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo được xem là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa.