Lễ hội Phài Lừa ở Lạng Sơn

Lễ hội Phài Lừa ở Lạng Sơn
Lễ hội Phài Lừa ở Lạng Sơn. Ảnh: dulichlangson.com.vn
Lễ hội Phài Lừa ở Lạng Sơn. Ảnh: dulichlangson.com.vn

Để tổ chức lễ hội, từ đầu tháng 3, đại diện thôn bản, các cụ bô lão của 3 dòng họ: Vy, Đỗ, Nông (3 dòng họ lâu đời ở xã, có công xây dựng và quản lý Đình thay phiên nhau đứng ra tổ chức) họp bàn, thống nhất công tác tổ chức lễ hội. Ban nghi thức, nghi lễ gồm có: 1 pú mo (thầy cúng), 1 pú hội (phụ giúp pú mo), 3 pú đình (đại diện 3 dòng họ cai quản đình, cùng pú mo thực hành nghi lễ tại đình Ông, đình Bà), các trai đinh bê rước bát hương, khênh kiệu, cầm cờ, 4 - 6 người chuẩn bị lễ vật.

Lễ hội Phài Lừa còn có đội sư tử (12 - 16 người) với các thành phần: người cầm đầu sư tử (căm bẩu); người đánh trống (căm choong); người đánh chiêng hoặc thanh la (căm là); người cầm chũm chọe (căm xả); người diễn mặt đười ươi (báo đông - loòng nả báo đông); người diễn mặt khỉ (loòng nả lình) và các thành viên múa võ tay không, múa đinh ba, đoản đao, múa gậy, nhảy bàn...

Lễ vật dâng cúng đặc biệt có xôi vang (khẩu nhuốm sa mộc), bánh ngải (pẻng xì ngải), được tập kết tại đình Ông và bờ sông Văn Mịch trước thời điểm diễn ra lễ hội.

Lễ hội Phài Lừa diễn ra trong phạm vi các thôn: Nà Ven, Nà Nát và phố Văn Mịch, xã Hồng Phong. Sáng ngày mùng 4, các bô lão và nhân dân 9 thôn dọc bờ sông trong xã gồm: Nà Ven, Khuổi Khuy, Nà Buổn, Nà Nát, Nà Háng, Nà Kít, Vằng Phja, Kim Đồng và phố Văn Mịch mang lễ vật, tập trung tại đình Ông, đình Bà để làm lễ. Đồ lễ được sắp xếp trước bàn thờ theo quy định gồm lễ vật của làng xã, thôn bản, Pú Mo đứng trước bàn thờ, chỉnh đốn trang phục và làm lễ tế Thần Rắn, mời Thần về dự hội, thăm bố mẹ nuôi và dân bản; với nghĩa khai thông sông nước, cầu mong Thần Rắn phù hộ cho mọi người được mạnh khỏe, bình an, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi, thuyền bè được đầy tôm, đầy cá...

Tiếp đó là nghi thức rước kiệu Thần Rắn. Một trai đinh đại diện dân làng lên thắp hương, hành lễ tại đình, ban thờ Thần Rắn, sau đó rước bát hương thờ Thần đặt vào kiệu. Đoàn rước đi đầu là các đội sư tử, tiếp đến là nhóm rước cờ hội, kiệu Thần Rắn, đại diện 03 dòng họ Vy, Đỗ, Nông, cuối cùng là nhân dân trong xã và các du khách tham dự lễ hội. Đoàn rước xuất phát từ đình Ông đến miếu Thổ Công, phố Văn Mịch để trình diện và xin phép Thổ Công. Sau đó, đoàn đi quanh khu chợ và phố Văn Mịch ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi gia đình trên tuyến đường đoàn rước đi qua và khu chợ Văn Mịch đều làm một mâm cỗ chay để chào mừng Thần Rắn, cầu mong Thần ban phước, ban lộc, phù hộ được mạnh khỏe, bình an. Khi đi qua các gia đình, đội sư tử đều làm nghi thức chào Thần Nông trước mâm lễ với động tác múa lúc ngẩng cao đầu, lúc cúi thấp, bái lạy mâm lễ với mong muốn cầu mong tài lộc, hạnh phúc, may mắn, làm ăn buôn bán ngày càng phát đạt đến với mọi người, mọi nhà. Khi đoàn đến bờ sông, kiệu Thần Rắn và bàn thờ được hạ, đặt xuống lều tạm (Đình tượng trưng) được chuẩn bị trước, theo hướng quay ra mặt sông Pác Lọ Đảng - nơi em trai Thần bị thuồng luồng bắt năm xưa và cũng là nơi Thần Rắn từ đó ra đi. Tại đây người ta chuẩn bị một mâm cỗ gồm: thịt lợn, xôi, gà, rượu và các loại bánh kẹo truyền thống của dân tộc. Pú Mo tiếp tục làm lễ lần thứ hai, cầu khấn Thần Rắn phù hộ tổ chức các trò chơi vui khỏe nhân ngày đón và mời Thần cùng vui hội với dân bản.

Sau nghi thức tế lễ và rước kiệu Thần Rắn là phần tranh tài của các chàng trai đại diện cho các thôn, bản trong xã. Trước cuộc thi, đại diện các đội tập trung thắp hương trước ban thờ Thần Rắn trước khi tham gia một số môn thể thao truyền thống như: thi chèo Bè (Phài Lừa), bơi sải (vải và), thi lặn (mửn), thi lặn bắt chân vịt (mửn cặp kha pất), múa sư tử (loỏng phụ), hát sli và các trò chơi, trò diễn dân gian khác. Cụ thể là:

- Chèo bè (Phài Lừa): để tưởng nhớ ngày Thần Rắn xuống sông diệt thuồng luồng trả thù cho em và mang lại cuộc sống bình yên cho dân bản. Mỗi lượt chèo có 3 đội tham gia, các tay chèo phải quỳ gối chèo, không được ngồi, đứng hoặc chống tay trên bè. Mỗi đội chèo 3 vòng, ở vòng thứ 3, khi chèo đến trước cửa đình, các tay chèo lật bè ba lần thể hiện sự vặn mình của Thần Rắn năm xưa lúc đi diệt thuồng luồng, mà người không rơi xuống nước, đầu không ướt.

- Thi bơi sải, thi lặn và thi lặn bắt chân vịt được tổ chức thành 3 lượt đua, mỗi lượt đua có 3 đội tham gia.

- Múa sư tử tượng trưng cho sức mạnh, sự thịnh vượng, phát đạt, thuận lợi và hạnh phúc.

- Hát sli trong lễ hội Phài Lừa của người Nùng, họ tập trung thành từng nhóm nam, nữ dọc bờ sông và xung quanh khu vực lễ hội để hát với nhau. Có 2 loại sli: đơn sli và song sli, nghĩa là hát đơn 1 nam 1 nữ và hát từ 2 đôi nam nữ trở lên. Hát sli trong lễ hội Phài Lừa giúp các chàng trai, cô gái có thể kết bạn, hiểu biết lẫn nhau, tạo nên sự vui vẻ, đoàn kết trong cộng đồng.

Kết thúc lễ hội, Pú Mo cùng đại diện 3 dòng họ Nông, Đỗ, Vy và đội sư tử tiến hành các nghi thức, nghi lễ rước bát hương Thần Rắn về đình Ông, đình Bà, báo cáo kết quả lễ hội, tiễn Thần Rắn về nhà và kết thúc lễ hội bằng bài múa bái lạy của đội sư tử.

Lễ hội Phài Lừa mang tính nghi lễ nông nghiệp cổ xưa gắn liền với lễ thức cầu mưa, cầu nước, cầu mùa để nhân dân cày cấy thuận lợi, mưa thuận, gió hòa, vận vật sinh sôi nảy nở; một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian chứa đựng sắc thái tộc người, giữ được những nét đặc trưng của cư dân bản địa. Lễ hội là dịp thể hiện niềm tin và ước vọng của nhân dân cầu mong mọi người, mọi nhà được mạnh khỏe, bình an, sông nước hiền hòa, mùa màng tươi tốt, trâu bò, lợn, gà đầy chuồng, thuyền bè đầy tôm cá. Lễ hội Phài Lừa thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, sự tôn kính, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, những người có công lập bản, lập làng…, là sự kiện văn hóa đặc sắc của cư dân bản địa gắn với “đầu sóng ngọn gió”, xem “sông nước là nhà”. Các trò chơi, trò diễn góp phần khẳng định và tôn vinh những giá trị đạo đức, tinh thần, tư tưởng, tình cảm, khát vọng; thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất trong khắc chế, chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên với khát khao, ước vọng hướng về một tương lai tươi sáng tốt đẹp hơn. Lễ hội Phài Lừa góp phần tạo sự liên kết cộng đồng làng bản, dân tộc; là cơ hội để biểu dương sức mạnh, sự đồng thuận trong tư duy nhận thức của cư dân bản địa; phản ánh tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, đáp ứng nhu cầu giao lưu, giải trí, hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của cộng đồng.

Với giá trị tiêu biểu, Lễ hội Phài Lừa được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/01/2018.
Theo dch.gov.vn
 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tiếng nói đầy cảm hứng của những em gái dân tộc thiểu số

Tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp cùng Văn phòng UNESCO Hà Nội đã tổ chức triển lãm tranh “Chúng tôi CÓ THỂ”. Sự kiện đặc biệt này giới thiệu gần 30 tác phẩm do các em học sinh thực hiện, được tuyển chọn từ hai cuộc thi “Vươn xa - Tỏa sáng” và “Trẻ em gái làm chủ tương lai”, một sáng kiến nhằm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại vùng khó khăn tiếp cận cơ hội học tập và phát triển toàn diện.

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Nhạc cụ truyền thống giữ hồn văn hóa dân tộc

Trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng cao Lào Cai, nhạc cụ truyền thống đã giúp truyền tải nét đẹp tâm hồn với các thanh âm, điệu múa và nhạc điệu của tâm linh hiện hữu trong những nghi lễ thiêng liêng của đồng bào nơi đây, thể hiện sức sống bền bỉ, mộc mạc, tính gắn kết cộng đồng cao.

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Yên Bái khát vọng vào thời kỳ đổi mới

Tối 29/6, tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “80 năm - Sáng mãi niềm tin” nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) và chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới.

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn

Chiều 28/6, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức đón nhận Danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn. Danh hiệu này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đưa tỉnh Lạng Sơn gia nhập Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO gồm 229 điểm đến thuộc 50 quốc gia trên thế giới.

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Tháp Bà Ponagar: Tinh hoa kiến trúc Chăm và giá trị tâm linh được vinh danh

Với tư cách là một trong những quần thể kiến trúc Chăm tiêu biểu và nguyên vẹn nhất còn lại, Tháp Bà Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa) hội tụ những giá trị đặc sắc của nghệ thuật xây dựng và điêu khắc. Sự độc đáo thể hiện ở cấu trúc tháp nhiều tầng, kỹ thuật xử lý vật liệu và sự hòa quyện giữa tín ngưỡng bản địa với ảnh hưởng Ấn Độ giáo. Việc được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt tháng 1/2025, không chỉ vinh danh giá trị vật thể mà còn là sự thừa nhận tầm quan trọng của một trung tâm tâm linh đã tồn tại và phát triển qua nhiều thế kỷ.

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025

Tối 25/6, tại Trung tâm Văn hóa - Du lịch tỉnh Đắk Lắk (thành phố Buôn Ma Thuột), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025.

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Fraser's Hill International Birdrace 2025: Giải thưởng quốc tế cho Việt Nam giữa “thiên đường hoang dã”

Từ TP.HCM, 10 thành viên Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Thiên nhiên Hoang dã Việt Nam đã lên đường sang Malaysia, tham dự Cuộc thi nổi tiếng Fraser's Hill International Birdrace 2025. Đây là sân chơi lớn nhất Đông Nam Á dành cho những người yêu chim hoang dã và bảo tồn thiên nhiên. Đoàn Việt Nam do nhiếp ảnh gia Nguyễn Hoài Bảo, Giảng viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM làm trưởng đoàn đã xuất sắc giành Giải Nhì chung cuộc (First Runner-up) hạng mục Advanced - hạng mục cao nhất dành cho các đội chuyên nghiệp.

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Báo chí, đồng hành cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hằng năm. Những thành tựu đó có đóng góp to lớn của các cơ quan báo chí, trong đó có báo Tin tức và Dân tộc, TTXVN trong việc tuyên truyền, cổ vũ, phổ biến kiến thức tới đồng bào.

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Báo chí góp sức vì Đất Sen hồng bền vững và nhân văn

Ngày 19/6, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Tháp tổ chức trao Giải báo chí tỉnh lần thứ VIII năm 2025. Năm nay, Ban Tổ chức nhận được 339 tác phẩm của 226 tác giả, nhóm tác giả thuộc các loại hình báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình, ảnh báo chí. Kết quả, có 81 tác phẩm đoạt giải, gồm 5 giải A, 9 giải B, 15 giải C, 23 giải Khuyến khích và các giải thưởng theo thể loại gồm 4 giải Nhất, 7 giải Nhì, 12 giải Ba và 6 giải Khuyến khích.

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Long An trao Giải Báo chí Nguyễn An Ninh lần thứ I

Ngày 19/6, UBND tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; lãnh đạo tỉnh Long An; đại diện các đơn vị, địa phương cùng đại diện lãnh đạo, phóng viên cơ quan báo chí.

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch tổ chức triển lãm ảnh đẹp du lịch “Sắc màu Tây Bắc”; Trưng bày, giới thiệu điểm đến du lịch đặc sắc và Liên hoan ẩm thực Tây Bắc. Đây là một trong chuỗi những hoạt động hấp dẫn tại Festival Tinh hoa Tây Bắc - Điện Biên năm 2025

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia

Tối 13/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Đoàn Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Vương quốc Campuchia tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Campuchia.

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Sôi nổi Giải đua ngựa truyền thống trên Cao nguyên trắng Bắc Hà

Ngày 7/6, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà lần thứ 18. Đây được xem là cuộc đua "độc nhất vô nhị" ở Việt Nam bởi những nài ngựa tham gia cuộc thi là những nông dân thực thụ ở các xã vùng cao của huyện Bắc Hà, huyện Si Ma Cai, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai và các nài ngựa đến từ tỉnh Tuyên Quang và Sơn La.

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Sau ánh hào quang là những em thơ nơi bản làng

Với các giải thưởng tại Liên hoan phim tài liệu quốc tế Amsterdam và tác phẩm lọt vào danh sách rút gọn Oscar, đạo diễn Hà Lệ Diễm (dân tộc Tày, Bắc Kạn) đang khẳng định tên tuổi ở những sân khấu điện ảnh lớn nhất thế giới. Sau ánh đèn hào quang, chị lại lặng lẽ quay về những bản làng xa xôi, truyền cảm hứng về hành trình theo đuổi con chữ, vun đắp mơ ước cho những em nhỏ.

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Người Cơ Tu gửi lời tạ ơn thần núi, thần rừng

Lễ hội Tấc Giàng Ka Coong, Tấc Giàng Xứ (Cúng thần núi, thần rừng), nghi lễ tâm linh quan trọng của đồng bào Cơ Tu huyện A Lưới (Huế) vừa được tái hiện tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Giữ hồn khèn Mông ở vùng cao Trạm Tấu

Người Mông ở vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào. Cây khèn với họ không chỉ là nhạc cụ, mà còn là tiếng nói của núi rừng, tiếng lòng của người Mông và sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại với tương lai. Để tiếng khèn trường tồn với thời gian, các thế hệ người Mông huyện Trạm Tấu luôn miệt mài gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Bảo tồn, phát huy giá trị gốm Quảng Đức gắn với du lịch làng nghề

Gốm cổ Quảng Đức là một trong những di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Phú Yên. Tỉnh đang tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm chuyên đề và nghiên cứu nhằm đánh giá, nhận diện một cách tổng quan, đầy đủ về giá trị di sản văn hóa gốm Quảng Đức, từ đó đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch làng nghề trong thời gian tới.

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng gắn với giáo dục truyền thống yêu nước

Tối 27/5, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ Khai mạc Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách- Kỷ niệm các ngày Lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong năm 2025 với Chủ đề “Bản hùng ca đất nước”.

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Phát huy giá trị quần thể di tích Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm “Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch”. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn, cùng đông đảo chuyên gia về lịch sử, văn hóa Trung ương và địa phương tham dự.

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Độc đáo những ngôi nhà đá ong

Ẩn mình trong những làng quê yên bình của Quảng Ngãi, có những ngôi nhà được xây dựng từ đá ong độc đáo tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn. Trải qua bao thăng trầm, những nếp nhà này không chỉ mang đậm dấu ấn kiến trúc xưa mà còn chứa đựng cả những câu chuyện về đời sống, văn hóa của người dân nơi đây. Tuy nhiên, trước sự thay đổi của nhịp sống hiện đại, số lượng những ngôi nhà đá ong nguyên vẹn ngày càng ít.

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Đồng bào A Lưới tự hào mang họ Bác Hồ

Năm 1969 khi nghe tin Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi, đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền núi A Lưới, thành phố Huế đã nguyện suốt đời mang họ Hồ để ghi nhớ công ơn của Người.

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Định hướng phát triển du lịch, định vị thương hiệu 'Đệ Nhất danh Trà'

Nhân kỷ niệm 5 năm Ngày Trà thế giới (21/5/2020 - 21/5/2025) và định hướng phát triển bền vững cho ngành chè Việt Nam, ngày 20/5, tại Không gian Văn hóa Trà của Hợp tác xã Chè Hảo Đạt (xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), Viện Nghiên cứu các vấn đề xã hội (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), phối hợp với Hội Chè Thái Nguyên tổ chức diễn đàn “Thái Nguyên - Trăm năm Đệ Nhất danh Trà”.