Năm 2021, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đặt mục tiêu chống dịch COVID-19 lên hàng đầu

Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, từ ngày 28/01/2021, Thành phố Hồ Chí Minh chính thức tái kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch bệnh tại các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn. Trong ảnh (tư liệu) Đo thân nhiệt người đến khám bệnh tại Bệnh vi
Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, từ ngày 28/01/2021, Thành phố Hồ Chí Minh chính thức tái kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch bệnh tại các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn. Trong ảnh (tư liệu) Đo thân nhiệt người đến khám bệnh tại Bệnh vi

"Năm 2021, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu chống dịch COVID-19 lên hàng đầu trước khi triển khai các nhiệm vụ khác. Phải ngăn chặn được dịch lây lan từ các cửa ngõ vào Thành phố, xây dựng hệ thống chống dịch vững chắc trong cộng đồng".

Năm 2021, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đặt mục tiêu chống dịch COVID-19 lên hàng đầu ảnh 1Trước diễn biến mới của dịch Covid-19, từ ngày 28/01/2021, Thành phố Hồ Chí Minh chính thức tái kích hoạt hệ thống phòng, chống dịch bệnh tại các cơ quan, đơn vị và địa phương trên địa bàn. Trong ảnh (tư liệu) Đo thân nhiệt người đến khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng - TTXVN

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tại Hội nghị trực tuyến tổng kết hoạt động ngành Y tế năm 2020 và triển khai kế hoạch năm 2021, diễn ra ngày 28/1.

Nhìn nhận lại toàn bộ quá trình chống dịch COVID-19 trong năm qua, ông Nguyễn Tấn Bỉnh đánh giá, công tác chống dịch của Thành phố đã đạt được những hiệu quả nhất định.

Đến nay Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 147 ca mắc COVID-19, lấy mẫu xét nghiệm cho 12.084 người, đưa đi cách ly 8.343 người. Trung bình cứ có 1 ca mắc thì có 82 người được lấy mẫu xét nghiệm và 57 người được đưa đi cách ly tập trung.

Tại thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Thành phố đã huy động nguồn lực sẵn có của các bệnh viện hình thành các khu điều trị, xây dựng bệnh viện dã chiến, phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống dịch, kịp thời khoanh vùng dập 2 ổ dịch lớn (tại quán bar Buddha và tại khu cách ly của tiếp viên Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines).

Các bệnh viện vừa triển khai các hoạt động phòng chống dịch, vừa đảm bảo hoạt động cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh cho người dân không bị gián đoạn. Ngoài việc chuẩn bị tốt khu cách ly, đào tạo, tập huấn đội ngũ lấy mẫu, truy vết, Thành phố Hồ Chí Minh luôn giữ thế chủ động cung cấp đủ vật tư chống dịch.

Từ tháng 1/2020, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố đã cung ứng 80.000 bộ đồ chống dịch cho quận, huyện. Song song với cấp phát từ kho dự trữ, Trung tâm đã tìm nguồn cung cấp bên ngoài để đảm bảo đủ trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên tham gia chống dịch.

Ông Nguyễn Trí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố rút ra 6 bài học kinh nghiệm trong công tác chống lại các dịch bệnh mới nổi.

Đó là Luôn giữ thế chủ động; đánh giá đúng nguy cơ và đáp ứng phù hợp, kịp thời; có chiến lược xét nghiệm phù hợp kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin; phòng thủ vững chắc tại các cơ sở khám chữa bệnh, điểm xung yếu có thể bùng nổ dịch; sử dụng truyền thông là mũi khoan tiên phong trong công tác chống dịch và huy động sức mạnh phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành, tổ chức, cộng đồng.

Năm 2021, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19 với mục tiêu là ngăn chặn thành công dịch bệnh lây lan từ các cửa ngõ vào thành phố và xây dựng hệ thống chống dịch vững chắc trong cộng đồng.

Ngoài nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, năm 2021, ngành Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai các mục tiêu như: Lập hồ sơ sức khỏe điện tử, tiếp tục chuyển đổi hoạt động trạm y tế theo nguyên lý y học gia đình, phát triển mạng cấp cứu ngoài bệnh viện theo hướng chuyên nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng mới và phát triển kỹ thuật chuyên sâu, đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, tăng cường quản lý cung ứng thuốc và vật tư y tế, triển khai hiệu quả chính sách liên thông bảo hiểm y tế, ổn định bộ máy cơ sở y tế sau khi sáp nhập, phát huy hiệu quả quy trình phản ứng nhanh...../.

Đinh Hằng

TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.