Phóng viên tác nghiệp trong dịch COVID-19: Những ngày không quên

Quay phim Viết Đức (Truyền hình Thông tấn Vnews) tác nghiệp trong khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Quốc Dũng – TTXVN
Quay phim Viết Đức (Truyền hình Thông tấn Vnews) tác nghiệp trong khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Quốc Dũng – TTXVN

Nghề báo là một trong số ít nghề nghiệp không vì dịch COVID-19 mà ngừng lại, thậm chí, nhiều phóng viên, nhà báo, nhiều cơ quan báo chí còn phải làm việc với cường độ công việc cao hơn gấp nhiều lần so với bình thường để kịp thời đưa những thông tin cần thiết đến bạn đọc. Đó là khi tham gia các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp bất kể ngày đêm, đó là khi phóng viên bất chấp hiểm nguy để lao vào tâm dịch, ghi hình, chụp ảnh, phỏng vấn… để có được những dòng thông tin nóng hổi, những bức ảnh, những thước phim chân thực, sống động chuyển tải đến độc giả.

Phóng viên tác nghiệp trong dịch COVID-19: Những ngày không quên ảnh 1Phóng viên Truyền hình Thông tấn xã Việt Nam  đang tác nghiệp tại khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Trần Lê Lâm - TTXVN

Lao vào “điểm nóng”

Nhận quyết định về công tác tại Cơ quan thường trú Bắc Giang từ đầu tháng 5/2021, đúng vào thời điểm dịch bùng phát, nhà báo Lê Danh Lam không kịp có thời gian để làm quen với địa bàn như những phóng viên mới khác, mà trực tiếp lao vào những “điểm nóng” để tác nghiệp.

“Cơ quan thường trú có 3 phóng viên, một nữ đồng nghiệp đang nghỉ chế độ thai sản. Được sự hỗ trợ của anh Nguyễn Việt Hùng, Trưởng đại diện Cơ quan thường trú Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) tại Bắc Giang, tôi cũng nhanh chóng tiếp cận được công việc”, nhà báo Lê Danh Lam chia sẻ.

Ý thức được việc tuyên truyền trong tâm dịch là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nguy hiểm, bởi số lượng người mắc COVID-19 quá nhiều, xong nhà báo Lê Danh Lam cùng đồng nghiệp vẫn quyết tâm xông vào tâm dịch, nỗ lực bằng mọi cách để có được những hình ảnh, những dòng thông tin nhanh, nóng hổi về tình hình dịch bệnh gửi về cơ quan. Anh cùng với các đồng nghiệp của mình không ngần ngại lao vào những “điểm nóng” ở tâm dịch Bắc Giang như Thị trấn Nếnh, tổ dân phố My Diềm... và đặc biệt thôn Tru Đồng, nơi bị cách ly đặc biệt do số lượng người mắc COVID-19 được phát hiện rất nhiều và mật độ dân cư đông đúc…

Phóng viên tác nghiệp trong dịch COVID-19: Những ngày không quên ảnh 2 Lực lượng y tế Bệnh viện Việt Nam Uông Bí Thụy Điển(Quảng Ninh) lấy mẫu và làm xét nghiệm tại tổ dân phố Hoàng Mai 1, thị trấn Nếnh. Ảnh: Danh Lam-TTXVN

Nhà báo Lê Danh Lam chia sẻ, tác nghiệp trong cái nắng nóng khủng khiếp của những ngày hè thực sự rất vất vả, bởi các anh phải trùm lên người bộ đồ bảo hộ kín mít, mồ hôi túa ra ướt đẫm, vô cùng khó chịu. Tuy nhiên, khi vào trong vùng tâm dịch là huyện Việt Yên, tận mắt chứng kiến lực lượng y tế, vũ trang, thanh niên... và chính quyền địa phương đang căng mình ra chống dịch, chúng tôi cũng quên đi những vất vả của mình, quên cả những hiểm nguy đang rình rập, chỉ mong sao có những hình ảnh, những dòng thông tin chính xác, nhanh chóng và kịp thời chuyển tải đến bạn đọc.

“Hình ảnh ấn tượng và gây xúc động nhất với chúng tôi, đó là khi vào khu cách ly các trường hợp F1 có 12 em nhỏ tầm 2-3 tuổi, lứa tuổi đáng ra phải được chăm bẵm, bế bồng, nhưng ở đây, các em tự mình làm mọi việc. Đến giờ ăn cơm, nghe loa gọi tên rồi tự ra lấy suất cơm của mình mang về, tự ngồi xúc cơm ăn, ăn xong lại tự giác mang bát đũa ra để đúng nơi quy định, rồi tự giác đeo khẩu trang để phòng bệnh, kể cả khi ngủ… Những hình ảnh ấy khiến các phóng viên nghẹn lòng” nhà báo Lê Danh Lam bùi ngùi nhớ lại.

Khi được hỏi, tác nghiệp trong tâm dịch như thế có sợ không? Nhà báo Lê Danh Lam thành thật: Sợ chứ, sợ nhất là mình không phòng hộ cẩn thận, chẳng may lây nhiễm sẽ rất nguy hiểm cho cộng đồng, bởi đặc thù nghề nghiệp khiến mình đi nhiều, tiếp xúc nhiều, nếu chẳng may bị nhiễm thì sẽ rất mệt. Chính vì vậy, tôi luôn ý thức tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng hộ, phun xịt khử khuẩn liên tục, học cách mặc và cởi đồ bảo hộ theo đúng trình tự như bác sỹ hướng dẫn… để bảo vệ mình an toàn khi tác nghiệp.

Vất vả, hy sinh của tuyến đầu chống dịch


Là phóng viên theo dõi mảng thời sự, phóng viên Vũ Thị Liễu, báo điện tử VTC News liên tục “xông pha” vào những địa bàn xuất hiện các ca mắc COVID-19 để viết tin, bài, nhưng ấn tượng nhất là đợt tác nghiệp tại ổ dịch Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hồi tháng 5 vừa qua. Phóng viên Vũ Thị Liễu kể, tình cờ khi liên hệ với lãnh đạo huyện qua điện thoại, được biết trong vùng cách ly có nhiều trường hợp đặc biệt, nhiều cái hay để khai thác, chị cùng đồng nghiệp nhanh chóng hội ý rồi quyết định tiến vào ổ dịch ở làng Mão Điền. Để tiếp xúc và phỏng vấn các trường hợp F1, chúng tôi phải đánh đổi rất nhiều. Sau khi mặc quần áo bảo hộ, phun khử khuẩn theo hướng dẫn của bác sỹ, chúng tôi vượt qua hàng rào vào sâu khu cách ly. Các trường hợp F1 mà chúng tôi tiếp xúc khi đó toàn là bố mẹ, anh chị em ruột của các trường hợp F0 ở làng Mão Điền. Ngay khi chúng tôi đang phỏng vấn, có trường hợp F1 sốt rất cao, có khả năng thành F0 bất cứ lúc nào. Thú thực lúc đó, chúng tôi cũng rất sợ, nhưng vẫn cố làm cho xong để hoàn thành nhiệm vụ.

“Lúc làm không nghĩ nhiều, nhưng đến khi làm xong, ra ngoài, chúng tôi cũng thấy hoang mang, lo lắng. Bây giờ mình sẽ về đâu, về như thế nào. Ở nhà còn bố mẹ, con nhỏ, rồi hàng xóm láng giềng, chẳng may mình lây bệnh rất nguy hiểm… Tôi đã gọi điện về nhà, nhờ ông bà đón các con qua nhà ông bà ở, còn tôi tự ra phường khai báo y tế, cam kết tự cách ly tại nhà một mình”, nhà báo Vũ Thị Liễu chia sẻ.

Nhà báo Vũ Thị Liễu kể, chị từng đi tuyên truyền ở vùng tâm dịch nhiều, cũng nhiều lần mặc đồ bảo hộ, nhưng trước đây là mùa Đông, nên không cảm thấy khó chịu lắm. Lần này, dịch bùng phát đúng mùa hè nắng nóng, khi mặc bộ đồ bảo hộ, mới chỉ nửa tiếng mà đã không thể chịu nổi, lúc đấy thấy xót thương các y bác sỹ, những người cả ngày phải mặc bộ đồ đó, không biết sẽ khó chịu và khổ như thế nào. Tác nghiệp trong khu cách ly, chứng kiến nhiều hoàn cảnh rất đáng thương. Chị đã lặng người khi nghe một anh bộ đội rơi nước mắt kể, bố anh bị tai biến mà anh không thể về chăm được. Chị đã xót xa khi chứng kiến hai em bé có bố vừa qua đời do COVID-19, mẹ và anh trai đều dương tính, đang được cách ly điều trị. Hai chị em bé phải tự chăm sóc nhau trong khu cách ly Thuận Thành, Bắc Ninh…

“Tận mắt chứng kiến và nghe những câu chuyện trong khu cách ly, tôi thấy thương bà con và thấy dịch thật đáng sợ, nó cướp đi quá nhiều thứ của chúng ta, dịch không những ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế, mà nó còn khiến cho người trong gia đình phải chia ly, người làm con không giữ tròn được chữ hiếu, cha mẹ ốm đau không được ở bên chăm sóc, cha mẹ qua đời cũng không được về chịu tang… Từ những trải nghiệm trực tiếp của bản thân, tôi chỉ nghĩ đến việc làm sao chuyển tải một cách chân thực nhất những gì mình đã chứng kiến đến bạn đọc, để mọi người biết là tuyến đầu chống dịch đã phải vất vả hy sinh quá nhiều, để mọi người thấy được những đau thương, mất mát, đáng sợ của dịch… để mỗi người dân đều có ý thức hơn trong việc chung tay phòng chống dịch”, nhà báo Vũ Thị Liễu chia sẻ.

Những ngày tác nghiệp khó quên

Với nữ nhà báo Mạnh Minh, phóng viên cơ quan đại diện TTXVN tại Hải Dương, những ngày tác nghiệp trong tâm dịch Hải Dương đợt Tết Nguyên đán 2021 khiến chị không thể nào quên. “Đến giờ ngồi nghĩ lại những ngày ăn ngủ với đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 3, ở Hải Dương mà tôi vẫn toát mồ hôi. Trong suốt 2 tháng dịch bùng phát, nhiều cảm xúc đan xen lắm. Mệt mỏi vì áp lực thông tin xen lẫn lo lắng, xúc động, vui mừng…”, nhà báo Mạnh Minh nhớ lại.

Tháng 8/2020, một đợt dịch bùng phát tại trung tâm thành phố Hải Dương. Đợt dịch xảy ra đầu năm 2021 là đợt căng thẳng nhất vì số ca mắc tăng cao kỷ lục và cũng vì xảy ra vào giáp Tết Nguyên đán, nên tình hình càng thêm phức tạp.

Nhà báo Mạnh Minh kể, chị còn nhớ rất rõ sáng 28/1/2021, khi dự cuộc họp khẩn do Đoàn công tác của Bộ Y tế về làm việc với tỉnh, chị hiểu tính chất đợt dịch này vô cùng nguy hiểm, vì nó xảy ra tại một công ty có hơn 2.000 công nhân trong Khu Công nghiệp Cộng Hòa, thành phố Chí Linh. Làm xong tin thời sự về cuộc họp đã trưa, chị cùng một bạn phóng viên Truyền hình Nhân dân chỉ kịp ăn vội chiếc bánh bao, rồi phóng xe máy gần 40km xuống thôn Kim Điền, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh để phản ánh thực tế tại tâm dịch, cũng như những hình ảnh đầu tiên khi thành phố thực hiện phong tỏa theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng.

Đến nơi, sau khi ghi nhận thông tin, hình ảnh về điểm phong tỏa ở thôn Kim Điền xong, chị và đồng nghiệp tiếp tục ra ghi nhận không khí lấy mẫu xét nghiệm cho người dân, rồi làm tin, bài phản ánh gửi về cơ quan.

“Mặc dù trang bị bảo hộ kỹ càng theo quy định, nhưng có lẽ do trời lạnh, lại chạy xe máy đường xa, làm việc căng thẳng, tối đó về, tôi bắt đầu có biểu hiện mệt trong người và nuốt nước bọt thấy đau họng. Tôi đã rất lo lắng, rủ chị đồng nghiệp đi cùng hôm trước đến Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để lấy mẫu xét nghiệm. Thời gian chờ kết quả tôi thực sự lo lắng, ăn không ngon, ngủ không yên. Thậm chí ám ảnh đến mức, tôi ngủ mơ thấy mình mắc COVID-19 và phải nhập viện. Đến ngày hôm sau, khi nhận được thông báo xét nghiệm âm tính, tôi mới thở phào và yên tâm tiếp tục công việc. Khi Hải Dương trở lại thời kỳ hết giãn cách, tôi thở phào vì mình đã vượt qua mùa dịch một cách an toàn mặc dù bị sút mất mấy cân. Nhưng tôi vui vì mình đã hoàn thành nhiệm vụ thông tin và vui hơn nữa là toàn bộ anh em trong cơ quan thường trú không ai bị mắc bệnh”, nhà báo Mạnh Minh nhớ lại.

Những ngày tác nghiệp trong tâm dịch, rất nhiều hình ảnh, rất nhiều câu chuyện đã để lại ấn tượng sâu sắc và khiến chị xúc động. Đó là khi đi viết bài về tình người trong tâm dịch, xúc động khi chứng kiến cảnh những chị lưng áo đẫm mồ hôi khi đi thu hoạch nông sản, dọn dẹp nhà cửa, cho vật nuôi ăn hàng ngày… giúp cho những gia đình cả nhà bị đi cách ly tập trung. Đó là khi chị đi ghi hình, phỏng vấn cá nhân, doanh nghiệp đứng ra thu mua rau tại các vùng trồng rau của xã Lê Lợi, huyện Gia Lộc để tiếp tế người dân đang cách ly, rồi theo đoàn xe tình nguyện từ ruộng rau về đến tâm dịch của huyện Cẩm Giàng. Rồi vừa tác nghiệp, chị vừa tham gia kết nối nguồn tài trợ từ các cá nhân, tổ chức ở nhiều tỉnh, thành phố hỗ trợ Hải Dương chống dịch, vận chuyển và đưa hàng hóa cũng như các khoản tài trợ đến những điểm tiếp nhận… Chứng kiến cảnh mọi người dù rất mệt mỏi nhưng vẫn khẩn trương với công việc, khi ấy, chị thấm thía hơn lúc nào hết câu nói “cả xã hội chung tay chống dịch”.

Một trong những lần tác nghiệp để lại ấn tượng sâu sắc với nhà báo Mạnh Minh, là lần vào tâm dịch thành phố Chí Linh ghi nhận không khí chuẩn bị đón Giao thừa. Đến thăm một gia đình, chứng kiến cảnh hai cụ già ngoài 80 tuổi, ngậm ngùi chia sẻ tâm trạng buồn tủi khi năm đầu tiên đón Tết mà không được sum vầy với con cháu. “Nhìn hai bác gọi điện cho con cho cháu chúc Tết, trong lòng tôi trào dâng nỗi nhớ nhà và nhớ bố mẹ ở quê, thèm đến vô cùng không khí tất bật dọn dẹp, nấu nướng bữa cơm tất niên và 3 ngày Tết... Nhưng rồi tôi tự nhủ, đâu chỉ riêng mình, mà có hàng nghìn người lao động xa quê, hàng nghìn người trong khu cách ly cũng không được đón cái Tết đoàn viên, việc mình không về nhà cũng đã góp một phần nhỏ vào mục tiêu chiến thắng dịch bệnh”, nhà báo Mạnh Minh chia sẻ.

Nhà báo Mạnh Minh cho biết, những ngày tác nghiệp trong tâm dịch rất mệt mỏi và áp lực, chị cũng thường xuyên nhận được các cuộc điện thoại, tin nhắn hỏi thăm tình hình cuộc sống và sức khỏe từ người thân, đồng nghiệp và lãnh đạo cơ quan… sự quan tâm của mọi người chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để giúp chị hoàn thành công việc được giao, có được nhiều hình ảnh, tin bài chất lượng, kịp thời chuyển đến độc giả.

Phóng viên tác nghiệp trong dịch COVID-19: Những ngày không quên ảnh 3Quay phim Viết Đức (Truyền hình Thông tấn Vnews) tác nghiệp trong khu vực bị phong tỏa. Ảnh: Quốc Dũng – TTXVN

Đó chỉ là một vài câu chuyện trong số hàng trăm chuyện về những nhà báo tác nghiệp ở tuyến đầu chống dịch COVID-19. Ngoài Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, ở các địa phương khác như Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương… hàng trăm phóng viên ở các cơ quan báo chí khác nhau cũng lăn xả vào tâm dịch để có được những hình ảnh, những thông tin nóng hổi xuất hiện hàng ngày, hàng giờ trên mặt báo. Có thể nói, trong gần 2 năm dịch COVID-19 xảy ra, ngoài tuyến đầu chống dịch là đội ngũ y bác sỹ, lực lượng an ninh, quân đội…, những cơ quan báo chí, những phóng viên, nhà báo không quản hiểm nguy vào tâm dịch để tuyên truyền cũng là những chiến chiến sỹ xung kích trên mặt trận truyền thông, góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền phòng, chống dịch.

Nói về vai trò của nhà báo trong mặt trận chống COVID-19, nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Báo chí đã phản ánh một cách kịp thời, sống động, nó thể hiện tinh thần trách nhiệm cao của giới báo chí đối với những việc trọng đại, trọng tâm, trọng điểm của đất nước. Có thể nói, tinh thần dấn thân quên mình của các nhà báo trong hoạt động tác nghiệp là một điểm rất nổi bật trong năm nay. Ở nơi nào khó khăn, các nhà báo đều có mặt. Dù đó là trên mặt trận chống dịch COVID-19, hay trên mặt trận chống lũ lụt, thiên tai... Các tác phẩm báo chí thuộc các thể loại báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình… đều thể hiện một cách hết sức sống động với nhiều tác phẩm xuất sắc.

“Điều đó cho thấy sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm với xã hội của các nhà báo, cho thấy tinh thần dấn thân, tinh thần hy sinh, tinh thần quả cảm của các nhà báo khi tác nghiệp, bởi tác nghiệp ở những địa bàn như vậy, là nhà báo phải đối diện với khó khăn, thách thức, hiểm nguy và đôi khi là nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng điều này cũng có nghĩa, các nhà báo đã góp phần làm sáng ngời tinh thần chiến đấu của báo chí, tinh thần làm nghề hết sức đúng đắn, dũng cảm để khẳng định giá trị tích cực của báo chí cách mạng Việt Nam - một nền báo chí lấy nhân dân, đất nước để phục vụ…”, nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Phương Lan

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.