Thanh Hóa ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại vùng cao

Thanh Hóa ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại vùng cao
Cán bộ xã đến tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kĩ năng y tế, kế hoạch hóa gia đình cho em Phạm Thị Hiền (sinh năm 2002, người Mường) trú tại đội 5, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Cán bộ xã đến tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức, kĩ năng y tế, kế hoạch hóa gia đình cho em Phạm Thị Hiền (sinh năm 2002, người Mường) trú tại đội 5, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Đến nay, đề án đã biên soạn, in, cấp phát 33.450 tờ gấp, 11.150 cuốn sổ tay, 7.805 tờ áp phích, hoàn thành 232 panô có nội dung ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại 223 xã miền núi, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc tuân thủ pháp luật, kế hoạch hóa gia đình và làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.

Thanh Hóa có 11 huyện miền núi với  621.436 người dân tộc thiểu số sinh sống. Trong giai đoạn 2011-2015, khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa có 1.207 cặp tảo hôn, 86 cặp hôn nhân cận huyết thống, bình quân hằng năm có khoảng 200-300 cặp tảo hôn, 20 cặp kết hôn cận huyết thống tập trung nhiều ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn. Nguyên nhân là do nhiều nơi vẫn còn phong tục hứa hôn, nhiều người dân tộc thiểu số lấy vợ, lấy chồng sớm để gia đình có thêm người làm và giữ của cải trong nhà, trong khi việc thiếu trang bị kỹ năng sống, kiến thức pháp luật, thông tin về sức khỏe sinh sản đối với học sinh miền núi còn hạn chế.

Để thực hiện có hiệu quả đề án, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hội nghị tập huấn về kĩ năng, kiến thức làm giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho 240 cán bộ làm công tác truyền thông tại khu vực các huyện miền núi gồm Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát; đồng thời tuyên truyền, vận động người dân tuân thủ Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống.

Một cặp gia đình chưa đủ tuổi đã kết hôn tại huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Một cặp gia đình chưa đủ tuổi đã kết hôn tại huyện biên giới Mường Lát, Thanh Hóa. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Nhờ thực hiện tốt đề án, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các huyện miền núi đã giảm. Tuy nhiên, tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đặc biệt khó khăn có địa bàn rộng, tập quán lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn, vẫn còn tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống xảy ra.

Tại huyện miền núi Ngọc Lặc, giai đoạn 2016-2018, huyện có khoảng 235 người tảo hôn, chủ yếu tại các xã Kiên Thọ, Thạch Lập, Thúy Sơn, Ngọc Khê. Hệ lụy sau đó là những học sinh đang tuổi ăn, tuổi chơi phải nghỉ học để cưới chồng, đói nghèo cứ vây bám lấy họ.

Bà Trương Thị Cầu, đội 5, xã Ngọc Khê (người Mường) cho biết, bà là mẹ của anh Lê Văn Huân (sinh năm 1983). Năm 2010, anh Huân lấy chị Phạm Thị Thảo (sinh năm 1994). Do không có việc làm ổn định nên cuộc sống của cặp vợ chồng trẻ rất khó khăn và luôn xảy ra mâu thuẫn. Năm 2013, khi con trai mới được 15 tháng tuổi, chị Thảo đã bỏ nhà đi làm xa, còn anh Huân ra Bắc Ninh làm công nhân xây dựng. Hai vợ chồng Huân – Thảo ly thân đã được 6 năm. Hiện bà Cầu không liên lạc được với con dâu, con trai cũng ít về nên bà phải một mình nuôi cháu. Nhờ cán bộ xã đến động viên, giúp đỡ nên cuộc sống của bà Cầu đã ổn, hàng ngày bà thường lên nương, trồng rau để kiếm tiền nuôi cháu ăn học.

Em Phạm Thị Hiền (sinh năm 2002, người Mường) trú tại đội 5, xã Ngọc Khê, cho biết em lấy chồng năm 2018, lúc ấy chồng em là Phạm Ngọc Phong (sinh năm 2001) chưa đủ tuổi đăng kí kết hôn. Sau khi cưới, Hiền có thai nên phải nghỉ học. Hiện, cuộc sống hàng ngày của hai vợ chồng Hiền rất khó khăn do không có việc làm ổn định và phụ thuộc vào bố mẹ. Để có thêm tiền đảm bảo cuộc sống, mỗi ngày chồng Hiền phải đi làm thuê khắp nơi.

Bà Trương Thị Cầu, đội 5, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc phải một mình nuôi cháu là Lê Văn Chương do bố mẹ đi làm ăn xa nhà. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN
Bà Trương Thị Cầu, đội 5, xã Ngọc Khê, huyện Ngọc phải một mình nuôi cháu là Lê Văn Chương do bố mẹ đi làm ăn xa nhà. Ảnh: Nguyễn Nam-TTXVN

Ông Phạm Trung Dũng, Chủ tịch UBND xã Ngọc Khê cho biết, năm 2018, tại xã có khoảng16 người tảo hôn, lứa tuổi tảo hôn thường rơi vào 15-16 tuổi. Nếu đem so với những năm trước đây, tỷ lệ tảo hôn đã giảm. Hiện xã đang phối hợp với các đơn vị liên quan để mở các lớp tuyên truyền về y tế, dân số, kiến thức về hôn nhân gia đình và cử cán bộ xã xuống vận động các hộ gia đình thực hiện đúng Luật Hôn nhân và gia đình, con em đủ tuổi mới kết hôn.

Hiện nay, huyện Ngọc Lặc đã tổ chức các buổi tuyên truyền, tập huấn về Luật Hôn nhân và gia đình; Luật phòng, chống bạo lực gia đình; đồng thời xây dựng câu lạc bộ giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại xã Cao Ngọc, nhằm đẩy lùi tình trạng kết hôn chưa đủ tuổi. Nhờ đó, tình trạng tạo hôn trên địa bàn đang có xu hướng giảm dần so với trước đó.

Không chỉ huyện Ngọc Lặc, tại các huyện miền núi khác như Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Bá Thước, cũng đã ngăn chặn, giảm bớt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống xảy ra trên địa bàn.

Theo ông Cầm Bá Tường, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: Nhờ sự vào cuộc nghiêm túc của chính quyền cơ sở, cùng với việc đổi mới trong công tác tuyên truyền đến học sinh vùng cao đã làm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống giảm dần và chỉ còn xảy ra với số lượng ít trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa. Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hệ thống chính quyền cơ sở, phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để răn đe.

Thanh Hóa phấn đấu từ nay đến hết năm 2020, sẽ xây dựng 9 mô hình về giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, từ đó nâng cao chất lượng dân số, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn, nơi vùng cao miền núi.
Nguyễn Nam

Có thể bạn quan tâm

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.