Xã đảo Sơn Hải phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới

Xã đảo Sơn Hải phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới
Xã đảo Sơn Hải (Kiên Giang ) đã được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Ảnh : tintucmientay.com.vn
Xã đảo Sơn Hải (Kiên Giang ) đã được công nhận hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Ảnh : tintucmientay.com.vn

Phát triển kinh tế đi liền an sinh xã hội

Xã đảo Sơn Hải có diện tích tự nhiên là 440,2 ha, thuộc quần đảo Bà Lụa với 42 hòn đảo lớn, nhỏ ở phía Tây Nam của huyện Kiên Lương, cách trung tâm huyện 10 km, có 2 ấp gồm 621 hộ với 2.348 khẩu đang sinh sống.

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Sơn Hải Nguyễn Thị Thùy Trang cho biết, theo điều kiện kinh tế đặc thù của địa phương, Sơn Hải xác định lấy khai thác và nuôi trồng thủy sản làm mục tiêu phát triển; trong đó lấy khai thác xa bờ, nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ và nuôi cá lồng bè làm trọng tâm.

Việc khai thác và nuôi trồng thủy sản của người dân hiện thu về lợi nhuận khá cao; nghề nuôi cá lồng bè, nhuyễn thể phát triển nhanh chóng, đa dạng về đối tượng, tăng nhanh về diện tích; nghề đánh bắt tăng trưởng về phương tiện, công suất máy, sản lượng khai thác…, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thống kê cho thấy, tính đến hết tháng 6/2019, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy hải sản xã đảo Sơn Hải được 7.645 tấn, đạt 54,6% so với kế hoạch năm.

Trong số này, nuôi trồng thủy sản có 119 hộ nuôi với 806 lồng bè, sản lượng thu hoạch được 1.015 tấn, đạt 50,75% kế hoạch năm (cá lồng bè), cùng 1 hợp tác xã, 5 hộ nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ, sản lượng thu hoạch đạt 500 tấn; về khai thác có 206 phương tiện khai thác với tổng cộng suất 28.094 CV, tổng sản lượng khai thác thủy sản các loại được 6.630 tấn.

Hiện tại, giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng tương đối ổn định, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân xã đảo, qua đó xã  thường xuyên triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Với tổng mức luân chuyển hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng đạt trên 650 tấn hàng hóa, thu hơn 65 triệu đồng; các phương tiện vận chuyển hành khách cũng đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách du lịch đến tham quan. Thời gian qua, xã đảo Sơn Hải còn phối hợp với Công ty TNHH Thương mại Sài Gòn Kiên Giang (Siêu thị Co.opMart Kiên Giang) tổ chức đưa hàng Việt về xã đảo phục vụ nhân dân với 230 mặt hàng, doanh thu đạt 243,6 triệu đồng.

Ngoài ra, chính quyền xã đảo Sơn Hải luôn chú trọng đến việc thực hiện an sinh xã hội, chăm lo đến đời sống người dân khi sử dụng ngân sách xã và huy động sự đóng góp của tổ chức, cá nhân kịp thời hỗ trợ cho đối tượng chính sách, các hộ nghèo, hộ khó khăn với tổng số tiền 30 triệu đồng; tổ chức xây dựng một căn nhà cho hộ nghèo, một căn nhà cho gia đình chính sách khó khăn về nhà ở.

Cùng với đó, kiến nghị Ngân hàng chính sách xã hội huyện hỗ trợ kịp thời nguồn vốn từ các chương trình tín dụng cho hộ nghèo, hộ khó khăn, học sinh, sinh viên, nước sạch vệ sinh môi trường, lao động việc làm… với tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

Hướng tới mục tiêu

Đến nay, nhờ thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hệ thống cơ sở hạ tầng xã đảo Sơn Hải đã được cải thiện với một diện mạo mới.

Hơn nữa, tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản của xã phát triển tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng khá cao cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân xã đảo được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 49,91 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu chỉ còn 1,44%.

Mặt khác, hệ thống chính trị tiếp tục được củng cố kiện toàn, chất lượng hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể xã ngày một nâng cao, dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn được bảo đảm.

Thực tế, sau khi xác định hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2018, Đảng ủy xã Sơn Hải đã kiện toàn Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Qua đó, thông báo cán bộ, đảng viên tham gia tuyên truyền, vận động thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới về 12 việc của ấp, 12 việc của tổ nhân dân tự quản, 15 việc của hộ gia đình. Đáng lưu ý, các đoàn thể xã tích cực tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ xã đến ấp, từ cán bộ đảng viên đến quần chúng nhân dân trên địa bàn, giúp người dân thấy được vai trò chủ thể và mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, Uỷ ban nhân dân xã Sơn Hải phối hợp cùng Đoàn Kinh tế quốc phòng 915 tổ chức hai lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá lồng bè với 85 lượt người tham dự và mở một lớp nghề nông thôn nuôi cá lồng bè trên biển có 29 học viên tham gia nhằm nâng cao việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi trồng thủy sản, góp phần chuyển dịch phương pháp nuôi truyền thống, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Theo bà Nguyễn Thị Thùy Trang,  quá trình thực hiện và hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã Sơn Hải cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm về tuyên truyền vận động, để mọi người hiểu rõ mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh theo hướng bền vững gắn với bảo vệ môi trường; giúp nâng cao thu nhập và đời sống của người dân khi người dân chính là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới…

Bên cạnh đó, cấp uỷ Đảng, chính quyền phải chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn; xác định nhiệm vụ ưu tiên làm khâu đột phá, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và giám sát.

Định hướng phát triển

Nhằm hướng đến mục tiêu phát triển năm 2020, bà Nguyễn Thị Thùy Trang cho biết, Sơn Hải sẽ tâp trung phát triển khai thác thủy sản xa bờ, chính sách hỗ trợ nguồn vốn đầu tư trang thiết bị hiện đại, liên kết mở các lớp tập huấn, đào tạo cho thuyền trưởng sử dụng các trang thiết bị trong khai thác…

Ngoài ra, xã cũng tiếp tục vận động người dân tham gia bám biển; củng cố duy trì thực hiện việc nuôi trồng và khai thác, phấn đấu tổng sản lượng khai thác thủy sản đạt trên 6.000 tấn các loại, nuôi trồng thủy sản trên 1.000 tấn.

Đặc biệt, Sơn Hải sẽ đưa vào ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản; mở rộng việc liên kết với các cơ quan, doanh nghiệp đưa nguồn giống tốt, thức ăn công nghiệp chất lượng vào nuôi trồng; quy hoạch các vùng nuôi tập trung, rà soát, đánh giá hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác để sắp xếp, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm dần việc nuôi trồng nhỏ lẻ, phân tán.

Hiện xã Sơn Hải đang xin bố trí nguồn vốn đầu tư bê tông hóa các tuyến giao thông còn lại của xã; triển khai thực hiện tốt hơn nữa quy hoạch khu dân cư nông thôn nhằm giải quyết tốt nhu cầu đất ở cho người dân, hạn chế việc xây dựng nhà trái phép.

Ngoài ra, kiến nghị đầu tư xây dựng Trạm cấp nước tại ấp Hòn Ngang, từ đó mở rộng mạng lưới cung cấp nước sạch đến người dân trên địa bàn xã, phấn đấu đến năm 2020 có 75% dân cư sử dụng nước sạch.

Mặt khác, đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao kiến thức của người dân về bảo vệ sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành và phát triển các câu lạc bộ, mô hình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nhất là thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong thực hiện việc cưới, việc tang, lễ hội...

Bên cạnh đó, xã còn chú trọng nâng cao nhận thức trong cộng đồng về bảo vệ môi trường cũng như giáo dục nâng cao nhận thức người dân về vai trò, vị trí chiến lược biển đảo của xã đảo.
Hồng Đạt

Có thể bạn quan tâm

Công an nhân dân giúp người dân miền núi an cư

Công an nhân dân giúp người dân miền núi an cư

Ngày 29/5, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) phối hợp với Công an tỉnh Yên Bái và Tập đoàn Hoa Sen trao kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân xã Tân Hương, huyện Yên Bình.

Giám sát chặt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại khu vực biên giới

Giám sát chặt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh tại khu vực biên giới

Theo thống kê của ngành Y tế tỉnh Kon Tum, từ đầu năm 2025 đến nay, trên địa bàn chưa ghi nhận ca mắc COVID-19. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp tại các nước trong khu vực Đông Nam Á, thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Kon Tum đã triển khai các biện pháp chủ động phòng, chống COVID-19.

Lan toả tinh thần 'tốt đời, đẹp đạo', đồng hành cùng dân tộc

Lan toả tinh thần 'tốt đời, đẹp đạo', đồng hành cùng dân tộc

Ngày 29/5, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai tổ chức gặp mặt đại biểu người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn nhằm tăng cường sự gắn kết giữa lực lượng vũ trang với đồng bào các dân tộc, tôn giáo.

Hiệu quả từ nguồn vốn khởi nghiệp cho thanh niên

Hiệu quả từ nguồn vốn khởi nghiệp cho thanh niên

Đồng hành cùng thanh niên phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp là một nhiệm vụ trọng tâm được các cấp bộ Đoàn tỉnh Bắc Ninh triển khai. Bắc Ninh là tỉnh đi đầu trong hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Bắc Giang ưu tiên phát triển công nghiệp số

Bắc Giang ưu tiên phát triển công nghiệp số

Theo Tỉnh ủy Bắc Giang, thời gian tới, tỉnh định hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp xanh, công nghiệp công nghệ số trên địa bàn.

Dự án trọng điểm tại Đắk Lắk sắp hết thời gian thực hiện vẫn 'hì hục' giải phóng mặt bằng

Dự án trọng điểm tại Đắk Lắk sắp hết thời gian thực hiện vẫn 'hì hục' giải phóng mặt bằng

Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột (dự án đường tránh đông) là công trình trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk do Bộ Xây dựng (trước đây là Bộ Giao thông vận tải) quyết định đầu tư. Đây cũng là dự án bị đội vốn, chậm tiến độ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời gian thực hiện. Tuy nhiên, đến nay thời gian thực hiện dự án không còn nhiều nhưng công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành, khả năng dự án về đích cũng “bỏ ngỏ”.

Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của người Xơ Đăng

Sâm Ngọc Linh - cây thoát nghèo của người Xơ Đăng

Những năm qua người Xơ Đăng ở đỉnh núi Ngọc Linh đã chung tay cùng chính quyền địa phương không chỉ bảo tồn, phát triển cây sâm Ngọc Linh mà còn xác định đây là cây giúp người dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng trên chính quê hương mình.

Phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển toàn diện, tạo chuyển biến mạnh mẽ vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tây Ninh là tỉnh biên giới thuộc vùng Đông Nam Bộ. Những năm qua, các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ từ đầu tư hạ tầng, hỗ trợ sinh kế đến nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe và bảo tồn bản sắc văn hóa… cùng sự nỗ lực vươn lên của đồng bào đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống, kinh tế - xã hội của người dân. Từ đó góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững an ninh - quốc phòng khu vực biên giới.

Hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp

Hiện thực hóa ước mơ an cư, lạc nghiệp

Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh Bình Phước đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng, thời gian qua, ước mơ an cư, lạc nghiệp của nhiều người đã trở thành hiện thực.

Đồng Tháp chuyển đổi cây trồng cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa

Đồng Tháp chuyển đổi cây trồng cho lợi nhuận gấp nhiều lần trồng lúa

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Tháp, năm 2025, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả của tỉnh Đồng Tháp hơn 1.800 ha. Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng hoa màu cho lợi nhuận gấp 2 - 3 lần trồng lúa; trồng cây lâu năm cho lợi nhuận từ 50 đến 200 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp từ 2 - 8 lần trồng lúa.

Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh báo động tình trạng ô nhiễm kênh rạch do rác thải

Tây Ninh vốn nổi tiếng với hệ thống kênh mương thủy lợi chằng chịt, được ví như mạch máu nuôi sống ngành nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt. Tuy nhiên, tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh dòng nước ấy đang bị rác thải bức tử từng ngày.

Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Bị đình chỉ, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản vẫn hoạt động

Mặc dù đã bị chính quyền địa phương đình chỉ và xử phạt hành chính vì tự ý xây dựng nhà xưởng, trạm biến thế trên đất trồng cây lâu năm, song cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản của ông Hoàng Duy Viết ở xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Vụ việc gây bức xúc dư luận, đặt ra câu hỏi về hiệu lực của các quyết định xử lý và trách nhiệm giám sát từ cơ quan chức năng.

Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tại huyện biên giới Mường Nhé

Hành trình 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' tại huyện biên giới Mường Nhé

Từ ngày 24 - 26/5, Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” tại huyện biên giới Mường Nhé nhằm thể hiện tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, lan tỏa lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm bảo vệ, xây dựng quê hương.

Điểm tựa vững chắc của đồng bào Tây Nguyên

Điểm tựa vững chắc của đồng bào Tây Nguyên

Đứng chân trên địa bàn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai - trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, Bệnh viện Quân y 15 (Binh đoàn 15) là nơi chăm sóc sức khỏe cho hàng chục nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ và người dân mỗi năm. Không chỉ là đơn vị y tế của quân đội, bệnh viện còn là điểm tựa tin cậy, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho sức khỏe cho nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Nguyên.