An Giang chủ động phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn cho người dân

An Giang chủ động phòng chống sạt lở, bảo đảm an toàn cho người dân
Những con số đáng báo động

Ông Trần Đặng Đức, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 36 vụ sạt lở, kênh rạch (trong đó có 17 điểm sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch chính và 19 điểm sạt lở đê bao kết hợp giao thông ở kênh rạch nhỏ) với tổng chiều dài sạt lở 1.837m; làm mất 4.414m2 đất làm ảnh hưởng đến 49 căn nhà (trong đó một căn nhà sụp hoàn toàn, 7 căn nhà sụp một phần xuống sông) cùng với nhiều tài sản và các công trình hạ tầng khác bị ảnh hưởng. Ước tổng thiệt hại trên 4,2 tỷ đồng.

So với cùng kỳ, sạt lở, sụt lún đất bờ sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh không tăng về số vụ, mức độ nghiêm trọng và thiệt hại ít hơn (6 tháng đầu năm 2017 xảy ra 18 vụ). Song có 19 vụ sụt lún, sạt lở các tuyến đê, bờ kênh, đường giao thông của kênh rạch nhỏ trên địa bàn tỉnh đang diễn ra rất mạnh so với năm 2017.

Kết quả đo đạc, quan trắc cảnh báo sạt lở năm 2017 cho thấy, An Giang có 51 đoạn sông, kênh, rạch thuộc diện cảnh báo sạt lở, với tổng chiều dài 162,6km/400km đường bờ. Sạt lở có thể ảnh hưởng đến 20.000 hộ dân, trong đó có hơn 5.380 hộ dân cần di dời khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở.

So với kết quả cảnh báo sạt lở năm 2016, số đoạn cảnh báo không tăng (51/51) nhưng số đoạn cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm tăng 1 (6/5), số đoạn ở mức độ nguy hiểm giảm 1 (31/32), số đoạn ở mức độ trung bình tăng 1 (11/10) và số đoạn ở mức độ nhẹ giảm 1 (3/4). Đáng lưu ý là có 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm có nguy cơ xảy ra sạt lở là rất cao và mức độ ảnh hưởng, thiệt hại lớn, cần có giải pháp phòng tránh và hạn chế thiệt hại do sạt lở gây ra, bao gồm: các đoạn trên dòng sông Hậu chảy qua xã Châu Phong (thị xã Tân Châu) dài 6.900m; xã Bình Mỹ (huyện Châu Phú) dài 1.900m, xã Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên) dài 3.300m; phường Bình Đức, Bình Khánh, Mỹ Bình (thành phố Long Xuyên) dài 4.300m; đoạn Sông Vàm Nao chảy qua huyện Chợ Mới dài 3.000m…

Theo ông Trần Đặng Đức, nguyên nhân sạt lở được các cơ quan chức năng đánh giá chủ yếu là do yếu tố thủy lực, dòng chảy, hình thái dòng sông, cấu trúc địa chất bờ sông, vận động kiến tạo và hoạt động kinh tế - xã hội như ghe tàu, khai thác cát, hoạt động xây dựng, vận tải hai bên bờ sông...

Mặc khác, An Giang là khu vực có nền đất yếu, dễ bị bào mòn, cùng với đó là sự thay đổi dòng chảy, biên độ chênh lệch của đỉnh triều – chân triều và nhiều dòng sông giao nhau làm cho dòng chảy không bình thường, tạo ra dòng chảy xoáy nước. Dân cư phát triển nhanh, tăng mật độ xây dựng nhà ở bê tông kiên cố, xây dựng công trình kho bãi nhà máy, công trình giao thông, chất tải gần bờ sông làm tăng tải trọng vượt khả năng chịu tải của bờ sông. Việc gia tăng phương tiện giao thông trên bờ, dưới sông gây chấn động… cũng dẫn đến sạt lở đất ven sông, kênh, rạch.

Cần những giải pháp đồng bộ

Để chủ động phòng tránh, ngăn ngừa và hạn chế sạt lở trong thời gian tới, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh yêu cầu Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương có phương án sắp xếp dân cư để ổn định cuộc sống cho người dân khu vực sạt lở; ưu tiên các hộ hiện chưa có chỗ ở ổn định (29 hộ huyện Chợ Mới và 7 hộ ở thành phố Long Xuyên). Đồng thời, các địa phương tiếp tục chủ động cấm phương tiện tải trọng lớn đi qua các đoạn sạt lở, cắm biển báo sạt lở, hướng dẫn tuyến giao thông thay thế đảm an toàn về tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Trên cơ sở kết quả quan trắc, khảo sát chi tiết và đánh giá các vấn đề liên quan đến sạt lở, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu đề xuất giải pháp nạo vét khơi thông, chỉnh trị dòng chảy hạn chế sạt lở (ngoài khu vực Châu Phong - thị xã Tân Châu đã triển khai), phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chấn chỉnh và siết chặt xử lý nghiêm việc khai thác cát trái phép. Đối với các điểm thường xuyên có tình trạng khai thác cát trái phép, Sở Tài nguyên và Môi trường cần có đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện và xã lập các chốt kiểm soát để ngăn chặn. Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện “Nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo sạt lở sớm từ xa và tự động ở An Giang”.

Cùng với đó, Sở Tài nguyên và Môi trường cần tiếp tục nâng cao năng lực cảnh báo, theo dõi, quan trắc cảnh báo các đoạn sông xảy ra sạt lở; tiến hành khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sạt lở, cắm mốc giới hạn hành lang sạt lở nguy hiểm làm cơ sở cho các địa phương tiến hành thống kê hộ dân và lập quy hoạch dân cư, giao thông và xây dựng kế hoạch di dời ra khỏi khu vực sạt lở.

Về lâu dài, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang Vương Bình Thạnh yêu cầu các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân hiểu về mặt lợi và hại, để người dân có ý thức bảo vệ, phòng chống sạt lở, không xây cất nhà cửa lấn chiếm bờ sông, không khai thác đất cát ven sông, di dời nhà ở đến nơi an toàn... Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh (Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giao thông Vận tải…) rà soát điều chỉnh quy hoạch giao thông, dân cư trên địa bàn đồng bộ, định hướng di dời dân lâu dài, ổn định cuộc sống gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Đặc biệt là chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, đề xuất giải pháp quản lý về giao thông, xây dựng trên khu vực bờ sông kênh rạch và khu vực cảnh báo sạt lở; không để phát sinh, cải tạo gia tăng tải trọng nhà ở, công trình trên bờ sông, kênh, rạch trái phép. Bên cạnh đó, các địa phương cần bám sát các dự báo, cảnh báo của cơ quan chuyên môn, thường xuyên theo dõi, tuyên truyền, cảnh báo người dân; thông báo ngay khi phát hiện dấu hiệu sạt lở; có giải pháp bảo vệ đường bờ tại các khu vực đoạn cua cong; cắm biển báo cảnh báo khu vực sạt lở; quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình trong khu vực cảnh báo sạt lở.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vương Bình Thạnh, đến thời điểm này, các địa phương đã sắp xếp dân cư ổn định cho 9/45 hộ vào các khu vực đất công, cụm dân cư vượt lũ (3 hộ ở huyện An Phú, 4 hộ ở thị xã Tân Châu và 2 hộ ở huyện Chợ Mới). 36 hộ các địa phương đang tính toán để thực hiện bố trí tiếp (29 hộ thuộc huyện Chợ Mới và 7 hộ ở thành phố Long Xuyên). Trong điều kiện nguồn lực có hạn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Xây dựng khẩn trương phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, các địa phương rà soát, nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách kêu gọi đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư các cụm, tuyến dân cư phục vụ di dời dân cư vùng sạt lở.

Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp, quy định tiêu chuẩn, tiêu chí về phương tiện và hoạt động giao thông thủy, bộ, phân luồng giao thông thủy, bộ hợp lý để hạn chế tác động gây ra sạt lở bờ sông ở một số địa điểm có nguy cơ sạt lở và phục vụ cho địa phương lập quy hoạch dân cư, giao thông. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan tranh thủ vốn Trung ương để đầu tư các cụm tuyến dân cư, tuyến kè trọng điểm cho các khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm.
Công Mạo

Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh với nhiều hoạt động ý nghĩa

Hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh với nhiều hoạt động ý nghĩa

Ngày 20/7, 100% cơ sở Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên đồng loạt ra quân triển khai ngày cao điểm “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới” và “Ngày Chủ nhật xanh” lần thứ IV năm 2025, với nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Hành trình tri ân thầm lặng đưa các liệt sỹ về với đất mẹ

Hành trình tri ân thầm lặng đưa các liệt sỹ về với đất mẹ

Hàng nghìn hài cốt liệt sỹ đã được cán bộ, chiến sĩ Đội K93 (Đội chuyên trách tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh) - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang tìm kiếm, quy tập, đưa về an nghỉ tại nghĩa trang liệt sỹ Dốc Bà Đắc (xã Thới Sơn, tỉnh An Giang) và các nghĩa trang liệt sỹ trong nước, hưởng sự chăm sóc của chính quyền, nhân dân và thân nhân liệt sỹ.

Xóa nhà tạm bằng những 'mảnh ghép' yêu thương

Xóa nhà tạm bằng những 'mảnh ghép' yêu thương

Ngày 20/7, Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế phối hợp với UBND phường Hương An tổ chức lễ khánh thành ngôi nhà "Mảnh ghép yêu thương" cho gia đình chị Nguyễn Thị Đài Loan (trú tại tổ dân phố Thanh Chữ, phường Hương An). Đây là căn nhà thứ ba trong tổng số 6 căn nhà đang được Hội Chữ thập đỏ thành phố Huế xây dựng theo mô hình "Mảnh ghép nhà yêu thương".

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Phú Thọ: Chuẩn bị chu đáo cho đại hội đảng bộ cấp xã, phường

Những ngày này, nhiều địa phương ở tỉnh Phú Thọ đã trang hoàng cờ hoa, biểu ngữ tại nhiều ngả đường, tạo không khí vui tươi chào mừng đại hội đảng bộ xã, phường. Khuôn viên trụ sở các địa phương đã chỉnh trang khang trang, sạch đẹp để chuẩn bị sự kiện lớn. Nhiều xã, phường đã chuẩn bị công phu văn kiện trình đại hội với nhiều đổi mới, phù hợp với tình thực tế tại địa phương.

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Mưa dông gây thiệt hại nhiều nơi tại Cao Bằng

Vào khoảng 12h30 ngày 19/7, theo ghi nhận từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Cao Bằng, vùng mây đối lưu phát triển đã gây mưa rào và dông lốc mạnh trên diện rộng, ảnh hưởng trực tiếp đến các xã Quảng Lâm, Nam Quang, Lý Bôn, Cốc Pàng, Hòa An, Trùng Khánh, Ca Thành, Tĩnh Túc, Minh Tâm, Quang Trung, cùng các phường Thục Phán, Nùng Trí Cao và lan sang nhiều khu vực khác trong tỉnh. Mặc dù trận mưa lớn chỉ kéo dài khoảng 1 giờ nhưng đã gây ra nhiều thiệt hại.

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Nông dân Đồng Tháp tất bật thu hoạch lúa, đón mùa nước nổi

Hiện nay, nước từ thượng nguồn đang đổ về, tỉnh Đồng Tháp sắp bước vào mùa nước nổi. Nông dân ở phường Thường Lạc cũng như những địa phương khác thuộc khu vực đầu nguồn của tỉnh Đồng Tháp đang tất bật thu hoạch lúa vụ Hè thu để chuẩn bị đón mùa nước nổi.

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Đồng Tháp xác định tăng trưởng dựa trên sự bổ trợ giữa ba khu vực kinh tế

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và địa phương tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng cuối năm 2025 đạt trên 8,8% (hoàn thành kế hoạch năm trên 8%), dựa trên sự phát triển bổ trợ lẫn nhau và bền vững giữa ba khu vực kinh tế, gồm khu vực nông - lâm - thủy sản, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực thương mại - dịch vụ.

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Những mái ấm mới vùng biên cương - nền tảng phát triển nơi phên dậu của Tổ quốc

Thực hiện phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do Thủ tướng Chính phủ phát động, những ngày qua, các đơn vị thuộc Binh đoàn 15 đã phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương tích cực triển khai xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ khó khăn tại khu vực biên giới tỉnh Gia Lai. Những mái nhà mới được hoàn thành giúp người dân có nơi ở kiên cố, góp phần giữ vững bình yên phên dậu Tổ quốc.

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Người dân vùng sâu Nậm Kè mong có một cây cầu kiên cố

Mùa mưa đến, nước suối Nậm Chà dâng cao, chảy xiết. Dù biết nguy hiểm nhưng người dân bản Huổi Lích 1 (xã Nậm Kè, tỉnh Điện Biên) vẫn phải dùng những chiếc bè tre tự chế để qua suối hằng ngày. Không có cầu, không có đường kiên cố, mỗi chuyến vượt suối như một lần đánh cược mạng sống, nhất là với các em nhỏ.

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Cần Thơ: Người dân mong mỏi sớm khắc phục cầu bị sụp lún

Gần hai tháng qua, người dân tại Khu vực 1 và Khu vực 2, phường Tân An (trước đây là phường Hưng Lợi), thành phố Cần Thơ đang rất mong mỏi các cơ quan chức năng sớm khắc phục tình trạng sụp lún của cầu Bà Lễ để việc đi lại và giao thương hàng hóa được thuận tiện trở lại.

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Khai thác lợi thế để phát triển công nghiệp và xây dựng

Trong bức tranh kinh tế vùng Trung du miền núi phía Bắc, khu vực công nghiệp và xây dựng của tỉnh Tuyên Quang đang ghi nhận những dấu hiệu khởi sắc, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GRDP toàn vùng. Đặc biệt, sau khi hợp nhất, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục phát huy những thế mạnh, phấn đấu tạo cú “bứt phá” về phát triển khu vực công nghiệp, xây dựng nói riêng và kinh tế - xã hội toàn tỉnh nói chung.

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Chính quyền địa phương 2 cấp: Nhanh, gọn, tận tâm

Sau gần 20 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, hai xã cù lao ở An Giang là Mỹ Hòa Hưng và Cù Lao Giêng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ tận tâm, chuyên nghiệp, thủ tục hành chính nhanh chóng.

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Nhà ở nằm trong hành lang an toàn giao thông cao tốc, người dân mong sớm được tái định cư

Thời gian qua tỉnh Quảng Ngãi đã quyết liệt trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư cho hàng nghìn hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ dân có nhà, đất ở nằm sát hoặc trong hành lang bảo vệ an toàn cao tốc không thuộc diện được bố trí tái định cư đang gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, đời sống. Các hộ dân mong muốn được bố trí tái định cư đến nơi an toàn.

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Thanh Hóa lên phương án bảo vệ đê điều mùa mưa bão

Là địa phương có 1.008 km đê lớn nhỏ, Thanh Hóa được xếp vào những địa phương có chiều dài đê lớn nhất cả nước. Năm nay, Thanh Hóa còn 42 vị trí đê và kè, cống trên đê được xác định là trọng điểm xung yếu về đê điều cần được bảo vệ.

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Cà Mau ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển

Trước tình trạng sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển diễn biến phức tạp và có nguy cơ gia tăng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có Công văn chỉ đạo hoả tốc số 0691/UBND-NNXD yêu cầu các cấp, ngành, địa phương chủ động ứng phó với diễn biến sạt lở, sụt lún đất ven sông, ven biển trên địa bàn tỉnh.