Biến đổi khí hậu và thông điệp từ thiên nhiên - Bài 4

Biến đổi khí hậu và thông điệp từ thiên nhiên - Bài 4

Hiện nay, ngành Tài nguyên - Môi trường có 3.000 cán bộ, nhân viên quan trắc tài nguyên và môi trường, trong đó hơn 2.000 cán bộ, nhân viên trực tiếp làm nhiệm vụ “ngóng gió, đo nước”. Đội ngũ quan trắc viên chuyên nghiệp đang làm việc tại hơn 1.500 trạm khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường trên cả nước.

Bài 4: Dành tuổi thanh xuân để “ngóng gió, đo nước”

 Sản phẩm của họ được sử dụng làm thông tin cơ sở cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; dự báo, cảnh báo thiên tai và các hiện tượng thời tiết nguy hiểm nhằm phục vụ đắc lực cho việc phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; cung cấp thông tin, dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước các cấp về thực trạng và diễn biến ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và suy giảm đa dạng sinh học; phục vụ công tác xây dựng chính sách, xây dựng biện pháp cần thiết phòng ngừa, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái.

Em đo nước sông...

Phía ngoài đê hữu ngạn sông Lam tại địa phận xã Thanh Yên (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) chỉ có duy nhất một ngôi nhà, đó chính là Trạm Thủy văn Yên Thượng. Ở phía bên kia con đê cao chắn lũ là xóm làng, là đông đúc những ngôi nhà với tiếng cười trẻ thơ, những bữa cơm gia đình ấm cúng. Còn phía bên này là đồng bãi mênh mông, là con sông Lam thật hiền hòa vào mùa cạn và rất hung dữ vào mùa lũ.

Biến đổi khí hậu và thông điệp từ thiên nhiên - Bài 4 ảnh 1Chị Nguyễn Thị Thắm Trạm - cán bộ trạm Thủy văn Yên Thượng (Nghệ An) đo mực nước sông Lam. Ảnh: Minh Huệ

Trạm thủy văn là nơi làm việc của 5 quan trắc viên - Trạm trưởng Trần Huy Thảng, anh Phan Khánh và ba chị em - Nguyễn Thị Thoa (sinh năm 1985), Nguyễn Thị Thắm (sinh năm 1988) và Trương Thị Huyền (sinh năm 1989).

Khi ánh chiều tà sắp tắt, nếu không phải ca trực thì ai về nhà nấy. Riêng ba mẹ con Thắm “Tròn” (vì chị có dáng người tròn trịa) ở lại đối mặt với màn đêm. Nhà riêng ở xa, nhà bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng cũng không gần, chồng làm việc tận thành phố Vinh, cách hơn 40 cây số, nên chị ở luôn tại trạm.

Các phóng viên TTXVN đã chứng kiến cảnh Thắm cùng ba đồng nghiệp của mình băng qua bãi bùn, lội ra sông để lên con thuyền sắt, đo mực nước, đo lưu lượng dòng chảy. Với chiều cao khiêm tốn của Thắm, mực nước sông ngập đến gần cổ, trong khi áo của Trạm trưởng Thảng chưa ướt tới ngực. Chị đùa: “Giá em cao mét bảy thì lội sông vô tư. À, mà vậy thì em không làm nghề đo nước, e sẽ làm người mẫu”. 

Đo tốc độ dòng chảy mùa khô rất cực vì phải lội một quãng dài mới tới được con thuyền chứa thiết bị nặng chình chịch. Cần tới ít nhất 4 nhân lực - người kéo thuyền, người theo dõi máy đo, người ghi sổ, người quan sát mặt nước… Mùa nước lũ, con thuyền có thể neo sát bờ, không cần lội. Tuy nhiên, những hiểm nguy lại luôn rình rập, khi con sông trở nên mênh mông, nước chảy cuồn cuộn.

Nhưng điều mà Thắm e ngại nhất không phải là việc kéo thuyền ra giữa sông đo đo, đếm đếm. Vì điều này diễn ra vào ban ngày, có đồng nghiệp bên cạnh. Hơn nữa, đo tốc độ dòng chảy của con sông Lam không phải là công việc thường xuyên, chủ yếu vào mùa lũ.

Chị kể: “Hồi mới đi làm, em sợ nhất phải ra bờ sông lấy số liệu quan trắc mặt nước lúc 1 giờ sáng. Bãi sông dài như vô tận, những đụn đất mấp mô trông thật ma quái, tiếng côn trùng kêu nghe lạnh người…”.

Tuy nhiên, công việc đo nước chỉ cần một người và mỗi quan trắc viên phải đảm nhận một ca, không ai có thể dựa vào ai mãi được. Lâu dần, Thắm không biết sợ là gì nữa.

Mỗi ca trực, Thắm và các đồng nghiệp thực hiện 8 “ốp” (phiên thu thập số liệu quan trắc), mỗi “ốp” cách nhau 3 giờ, bắt đầu từ 1 giờ sáng.

Vào lúc 7 giờ sáng và 7 giờ tối, người trực vào sổ sách và chuyển số liệu về Đài Khí tượng - Thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ đóng ở thành phố Vinh. Công việc của các quan trắc viên ở đây là đo mực nước sông Lam, nhiệt độ nước, nhiệt độ không khí, tốc độ dòng chảy và lượng mưa vào những ngày có mưa.

Sông Lam hay sông Cả là một trong hai con sông lớn ở Bắc Trung Bộ - bắt nguồn từ cao nguyên Xiêng Khoảng (Lào). Phần chính của dòng sông chảy qua Nghệ An, phần cuối của sông Lam hợp lưu với sông La từ Hà Tĩnh rồi đổ ra biển tại Cửa Hội.

Trên lãnh thổ Việt Nam, sông chảy qua địa phận các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò (ở phía Nghệ An). Tổng cộng chiều dài của sông là khoảng 512 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam là khoảng 361 km.

Mưa dồn dập, kéo dài trên diện rộng cùng với độ dốc lưu vực và mạng lưới sông là nguyên nhân chính gây nên các trận lũ lớn ở lưu vực sông Lam. Đặc điểm nổi bật về lũ lớn trên lưu vực sông Lam là khi có mưa to do một trong các hình thế thời tiết gây mưa (bão hoặc áp thấp nhiệt đới; bão kết hợp không khí lạnh; không khí lạnh kết hợp với các hình thế thời tiết khác) và sau khi mực nước đạt mức báo động II với cường suất lũ cao mà vẫn còn những trận mưa dồn dập suốt mấy ngày.

Các số liệu quan trắc ở Trạm Thủy văn Yên Thượng gợi lại ký ức kinh hoàng của các nhân chứng về trận lũ kép cực lớn vào tháng 10/1978 với hai đỉnh nước. Mực nước cao nhất tại Nam Đàn (giáp với huyện Thanh Chương ở phía hạ nguồn sông Lam) là 9,64 m (mức nước cao nhất trong các cơn mưa hoàn nguyên sau bão là 10,38 m). Trận lũ đặc biệt này là do các trận mưa của ba cơn bão gây nên (bão số 7, 8, 9) kết hợp với không khí lạnh. Trên hai tuyến đê sông Lam có 125 điểm bị vỡ (đê tả bị vỡ 39 điểm, đê hữu vỡ 86 điểm).

Bởi vậy, nhiệm vụ chủ chốt của các quan trắc viên ở Trạm Thủy văn Yên Thượng là quan sát những biến động dòng chảy, mực nước của sông Lam và cảnh báo lũ, góp phần bảo vệ các làng mạc, đô thị ở phía hạ nguồn.

... Anh đếm mây và gió biển

Cách Trạm Thủy văn Yên Thượng hơn 40 km và cách bãi biển Cửa Lò khoảng 4 km, nằm ở ngoài khơi của tỉnh Nghệ An là đảo Hòn Ngư, còn gọi là Song Ngư vì có hai hòn đảo dính vào nhau. Tại đây có Trạm Khí tượng Hải văn Hòn Ngư.

Biến đổi khí hậu và thông điệp từ thiên nhiên - Bài 4 ảnh 2Anh Hoàng Huy, Trạm trưởng Trạm Khí tượng và Hải văn Hòn Ngư tại vườn khí tượng. Ảnh: Minh Huệ

Hòn đảo chỉ rộng 2,5 km2 với hai ngọn núi - hòn lớn cao 133m, hòn nhỏ cao 88m. Hành trình đến với Trạm Khí tượng Hải văn là thử thách lớn đối với những người không quen leo núi. Chiếc ca nô đậu ở phía bên này đảo, còn trạm thì nằm ở phía bên kia, cách nhau một quãng đường khá dài và tương đối bằng phẳng, tiếp đến là hàng nghìn bậc đá cheo leo, dẫn tới gần đỉnh rồi lại đưa xuống dốc.

Trạm Khí tượng Hải văn Hòn Ngư chia thành hai điểm - điểm quan trắc nước biển nằm ở dưới chân hòn nhỏ, còn vườn khí tượng được đặt ở trên đỉnh núi. Tuy có bậc đá dẫn lên nhưng cây cối um tùm chìa cành ra khiến cho lối đi nhỏ lại. Vào ban ngày và nắng ráo việc trèo lên vườn khí tượng đã khá vất vả, còn khi đêm xuống, trong những cơn mưa bão, cây đổ ngổn ngang chắn đường thì đây là một hành trình gian nan.

Cắm chốt ở trạm Hòn Ngư là ba chàng trai người Nghệ An – Trạm trưởng Hoàng Huy, cùng hai quan trắc viên Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Cảnh Long. Nhiệm vụ hằng ngày của các anh là lên đỉnh núi đo hướng gió, nhiệt độ không khí rồi xuống gần mặt biển để quan trắc nước. Họ có ý thức rất rõ về nhiệm vụ “canh trời, canh biển” của mình.

Công việc không quá nặng nhọc đối với những chàng trai “tuổi đang xoan”. Họ cũng đã quen rồi cảm thấy gắn bó với những “ốp” lặp đi lặp lại và có thể nhàm chán trong con mắt của người ngoài ngành. Chỉ khi sóng lớn, gió to thì đây mới là dịp thử thách sức khỏe và ý chí của các quan trắc viên. Tuy nhiên, niềm tâm sự mà họ muốn tìm quên trong công việc là… nỗi nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con và nhớ đất liền.

Hoàng Huy tâm sự: “Vợ em làm việc ở ngay thành phố Vinh, nếu ở đất liền thì chỉ cần phóng xe máy chưa đầy 30 phút là gặp được nhau. Nhưng em đang trên đảo, đi lại bất tiện và do tính chất công việc nên thường thì mỗi tháng chỉ về một lần. Nếu đến phiên về mà biển động, tàu không ra được thì em phải chờ đến tháng sau. Dĩ nhiên là nhớ vợ rồi, còn trẻ mà, nhưng em nhớ con nhiều hơn”.

Biển động cũng đồng nghĩa với việc nguồn tiếp tế lương thực - thực phẩm bị gián đoạn. Cá khô dự trữ được, còn rau xanh thì không. Ba anh em Huy, Sơn, Long rất ngán những bữa cơm chỉ có cá khô và nước mắm được bày biện sơ sài, nhìn đã thấy… no.

Nguyễn Văn Sơn cho biết, mùa bão đáng sợ thật, nhưng ít ra còn có mưa, nghĩa là có nước ngọt để dùng. Còn vào những ngày nắng nóng kéo dài, nước phải tiết kiệm từng gáo, dùng để ăn còn hiếm, nói gì đến tắm, giặt. 

Đối với Nguyễn Cảnh Long, buồn nhất là đêm 30 Tết. Mỗi anh em đứng tựa một gốc cây, lặng lẽ nhìn về phía thị xã Cửa Lò đèn điện sáng trưng mà thèm quay quắt không khí quây quần bên mâm cơm cúng giao thừa.

Điều đặc biệt nữa là trong tất cả các cơ quan, đơn vị trú chân tại Hòn Ngư không hề có bóng dáng một người phụ nữ nào. Long kể, không phải bây giờ mà từ xưa vẫn thế, như một điều kiêng kỵ.

Tuy vậy, không một quan trắc viên nào ở trạm Hòn Ngư có ý định xin về đất liền trước khi kết thúc “nhiệm kỳ”. Ngược lại thì nhiều. Nguyễn Ngọc Sơn đã “cắm chốt” trên đảo tổng cộng hơn 10 năm và đây là lần thứ hai anh xung phong ra Hòn Ngư. Trước anh đã có người trạm trưởng gắn bó với trạm, với đảo suốt 30 năm liền và trong những tháng đầu tiên nghỉ hưu thì xuất hiện tình trạng ngược với say sóng là “say đất liền”...

Trong bản Quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có đánh giá về lực lượng quan trắc viên của mình như sau:

Đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn kỹ thuật được đào tạo cơ bản. Một số tự học để nâng cao trình độ về học thuật và chuyên môn kỹ thuật tại các cơ sở đào tạo chuyên sâu về các chuyên ngành phục vụ chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm.

 Đa số cán bộ làm công tác tại các trạm còn trẻ và đầy nhiệt huyết với công việc, có tinh thần yêu nghề, yêu công việc, có ý thức xây dựng và phát triển trạm. Nhiều cán bộ, viên chức tại các trạm là người địa phương nên có sự am hiểu về điều kiện tự nhiên và xã hội tại địa bàn”./.

Trần Quang Vinh 
 Bài 5: Phá thế độc quyền về thông tin khí hậu - thủy văn

(Báo ảnh DT&MN/TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm - Vùng đất anh hùng chuyển mình trong kỷ nguyên mới

Ngã Năm là một thị xã nằm ở phía Tây của tỉnh Sóc Trăng. Trong kháng chiến, nơi đây được xem là vùng đất anh hùng, cái nôi của các phong trào cách mạng ở Sóc Trăng. Sau 50 năm đất nước thống, vùng đất trũng phèn, hoang vu những ngày đầu giải phóng đã phát triển nhanh chóng, diện mạo thay đổi rõ nét, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng nâng lên.

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Khẩn trương rà soát, sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho các hộ dân vùng cao Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi nghèo của tỉnh Thanh Hóa, thuộc diện huyện nghèo 30a. Do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt nên địa phương thường xuyên xảy ra các hiện tượng thiên tai như sạt lở, lũ ống, lũ quét. Trải qua các đợt thiên tai, nhiều hộ dân không còn đất ở; hàng trăm hộ dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, hoa màu, đất rừng. Hiện UBND huyện Bá Thước đang khẩn trương rà soát để sớm tìm ra phương án bố trí đất ở cho người dân ổn định cuộc sống.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 25/4/2025: Từ Thanh Hóa đến Huế có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-29 độ C. Nhiều mây, ngày có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to; đêm có mưa vài nơi. Gió đông bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Chăm lo nhà ở cho đồng bào Khmer huyện biên giới Giang Thành

Ngày 24/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Kiên Giang phối hợp UBND huyện Giang Thành, UBND xã Phú Mỹ tổ chức lễ bàn giao 10 căn nhà cho đồng bào Khmer thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.