Vùng cao Lục khu huyện Hà Quảng (Cao Bằng) có địa hình phức tạp, chủ yếu là núi đá vôi, không có sông, suối, lại khô hạn kéo dài khiến sản xuất vụ xuân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: TTXVN phát

Cao Bằng khô hạn kéo dài khiến sản xuất vụ xuân gặp nhiều khó khăn

Thời tiết khô hạn kéo dài trên địa bàn tỉnh Cao Bằng khiến cho tiến độ sản xuất vụ xuân của nông dân gặp nhiều khó khăn nên Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Cao Bằng đang chỉ đạo nhân dân khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng chống hạn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để thích ứng với thời tiết.

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Khởi công Nhà tránh trú tại Cao Bằng

Ngày 9/4, tại bản Chồi, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã diễn ra lễ khởi công xây dựng Nhà tránh trú cộng đồng – công trình thể hiện sự nỗ lực ứng phó với thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực dễ bị tổn thương.

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Gìn giữ bánh truyền thống Khẩu Sli của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng, một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Một trong những món ăn truyền thống nổi bật của người Tày, người Nùng ở đây là bánh Khẩu Sli, món bánh mang đậm hương vị quê hương và được người dân nơi đây coi là món quà tuyệt vời trong những dịp lễ, Tết.

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phát triển du lịch bền vững gắn với Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Năm 2024 và 3 tháng đầu của năm 2025, ngành du lịch Cao Bằng đón nhận nhiều tín hiệu tích cực, lượng khách đến đã phục hồi sau đại dịch COVID-19. Ban Quản lý, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã nắm bắt cơ hội, định hướng, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch phát triển sản phẩm mới theo hướng bền vững, chất lượng cao, có đặc trưng riêng gắn với bảo vệ các giá trị di sản, giữ vững danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Trên 7.000 tỷ đồng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cao Bằng

Trên 7.000 tỷ đồng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cao Bằng

Năm nay là năm được tỉnh Cao Bằng xác định là năm “nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Để hoàn thành mục tiêu, Cao Bằng cần nhận diện rõ những thuận lợi, khó khăn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Ghi nhận trường hợp tử vong do sởi, Cao Bằng khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh

Ghi nhận trường hợp tử vong do sởi, Cao Bằng khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh

Tại tỉnh Cao Bằng, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao, đã có một trường hợp tử vong do sởi. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, ngành Y tế Cao Bằng chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Cao Bằng: Bệnh nhân đầu tiên tử vong do nghi sởi

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cao Bằng thông tin, bệnh nhân Hoàng A.Q (sinh năm 2023, dân tộc Mông, trú tại Bản Oóng, xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc) đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (tỉnh Bắc Kạn) đã tử vong ngày 10/3, nghi liên quan đến bệnh sởi.

Cao Bằng nâng chất lượng hoạt động xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cao Bằng nâng chất lượng hoạt động xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ, nâng cao trình độ văn hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn được tỉnh Cao Bằng quan tâm thực hiện. Các địa phương đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong tuyên truyền, vận động người dân chưa biết chữ ra lớp học, nâng cao dân trí cho người dân.

Cao Bằng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cao, vùng biên giới

Cao Bằng nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng cao, vùng biên giới

Cao Bằng là tỉnh biên giới phía Bắc, điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những khó khăn về kinh tế, ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân nơi đây. Vượt qua những trở ngại, ngành y tế Cao Bằng đã có nhiều cố gắng vươn lên, hoàn thiện, củng cố mạng lưới y tế cơ sở, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó - chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long động viên, trao quà Tết cho nhân dân Cao Bằng

Phó Thủ tướng Lê Thành Long động viên, trao quà Tết cho nhân dân Cao Bằng

Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng đoàn công tác Trung ương đến thăm và tặng quà nhân dân tỉnh Cao Bằng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Phó Thủ tướng đã gửi lời thăm hỏi, chúc sức khỏe, chúc mừng năm mới; trao 400 suất quà cho đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, gia đình, công nhân có hoàn cảnh khó khăn; thăm, tặng quà cán bộ, y, bác sĩ và bệnh nhân Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cao Bằng.

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Cuộc sống mới ở Lũng Lỳ

Trở lại Lũng Lỳ (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) những ngày đầu năm 2025, người dân nơi đây đang dần đứng dậy sau mất mát, đau thương. Những ngôi nhà mới đã hình thành, người dân lại tiếp tục cuộc sống bằng nỗ lực, vượt khó và khát vọng về một tương lai đẹp, bền vững hơn.

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng gắn văn hóa truyền thống với phát triển du lịch cộng đồng

Cao Bằng là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn thu hút bởi những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Văn hóa truyền thống đang dần trở thành thế mạnh để ngành du lịch Cao Bằng khai thác, phát triển thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt…

Làng cổ Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) xuất hiện một số ngôi nhà hiện đại, phá nát không gian truyền thống. Nếu không có biện pháp kịp thời ngăn chặn, ngôi làng sẽ không còn hấp dẫn du khách. Ảnh: TTXVN phát

Cần có giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch cho Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh rất giàu tài nguyên du lịch với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng; những bản làng cổ đẹp như tranh vẽ, những nét văn hóa truyền thống đa dạng. Đó là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát triển du lịch. Tuy nhiên, nhiều khu vực cảnh quan thiên nhiên của Cao Bằng đang bị xâm hại nghiêm trọng, những ngôi làng cổ dần bị thay thế bởi nhà hiện đại, những nét văn hóa truyền thống dần bị mai một khiến cho những nguồn tài nguyên du lịch có nguy cơ bị phá hủy, không thể khôi phục được.

Cuộc sống hồi sinh trên vùng đất hứng chịu thiên tai ở Cao Bằng

Cuộc sống hồi sinh trên vùng đất hứng chịu thiên tai ở Cao Bằng

Trong cơn bão số 3 vừa qua, Cao Bằng là một trong những tỉnh bị thiệt hai nặng nhất về người và của. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hại, hàng nghìn ha cây trồng bị phá hoại, nhiều gia đình lâm vào cảnh tang thương mất mát. Thế nhưng, gian nan không khuất phục được lòng người, với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể và nhà hảo tâm, người dân Cao Bằng đang vượt qua khó khăn, xây dựng lại cuộc sống mới trên những mất mát đau thương.

Đồi cỏ đẹp như phim cổ tích ở Hạ Lang, Cao Bằng

Đồi cỏ đẹp như phim cổ tích ở Hạ Lang, Cao Bằng

Tại xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng có một khu vực đồi núi trập trùng, đẹp như tranh vẽ, được người dân địa phương gọi là Đồi cỏ Ba Quáng. Mùa Xuân và Hạ, những đồi cỏ có màu xanh mướt như những thảo nguyên ở Mông Cổ và chuyển màu vàng cháy vào mùa Đông.

Phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Phát huy giá trị Công viên địa chất toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng

Từ năm 2018 đến nay, tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh bảo tồn, phát huy các giá trị di sản trong vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Trong đó, tỉnh cần quan tâm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, di sản địa phương; các giá trị đa dạng sinh học, văn hóa truyền thống, lịch sử, danh lam thắng cảnh…

Mang cơ hội tiếp cận tri thức tới vùng cao Hà Quảng

Mang cơ hội tiếp cận tri thức tới vùng cao Hà Quảng

/*/ình ảnh các cô giáo băng đèo, cõng đồ dùng dạy học lên điểm trường Cả Giang (Trường Tiểu học xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng) đã quá đỗi quen thuộc với người dân nơi đây. Thầy cô dạy học ở bản vùng cao này chỉ có mong ước giản đơn là giúp học sinh có cơ hội tiếp cận tri thức, có cuộc sống ấm no, từ đó, góp phần xây dựng quê hương tốt đẹp hơn.

Cao Bằng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Tỉnh Cao Bằng xác định, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao giá trị kinh tế cho nông dân, đưa các địa phương thoát nghèo bền vững. Đây được xem là đòn bẩy để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời là cơ hội để nông dân tiếp cận thành tựu của khoa học, công nghệ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn.