Thạch đen Cao Bằng – Hương vị mát lành của núi rừng

Giữa không gian hùng vĩ của núi rừng Đông Bắc, tỉnh Cao Bằng không chỉ nổi bật bởi cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, mà còn ghi dấu trong lòng du khách bởi những đặc sản dân dã, đậm đà bản sắc. Một trong số đó chính là thạch đen Cao Bằng – món ăn giản dị nhưng chất chứa tinh hoa của đất trời và bàn tay người bản địa.

thach-den-cb-9.jpg
Món ăn dân dã của quê hương, thạch đen của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng đã trở thành đặc sản được du khách yêu thích. Ảnh: Hương Hiền.

Thạch đen được chế biến từ cây thạch đen còn có tên gọi khác là cây Tiên Thảo hay Sương Sáo một loại thảo mộc mọc phổ biến ở vùng núi cao, đặc biệt là tại huyện Thạch An, Cao Bằng. Loại cây này là cây thân cỏ, chiều cao trung bình từ 40-60cm. Đây là giống cây trồng ngắn ngày, chỉ 4 tháng là có thể thu hoạch. Trồng thạch đen không quá khó, chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật, chịu khó chăm bón là cây sẽ phát triển tốt. Cây dễ trồng ở nhiều địa hình khác nhau, có thể trồng dưới ruộng, trên nương, bìa rừng hoặc xen canh với các cây trồng khác nhau và cho thu hái quanh năm. Thạch đen là cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của huyện Thạch An, nơi đây cây sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu mát mẻ, đất đai màu mỡ, mang lại chất lượng lá thơm ngon và dược tính cao. Đó cũng là lý do thạch đen nơi đây có mùi thơm nhẹ, màu đen óng, độ dẻo mịn và vị thanh mát đặc trưng mà không nơi nào có được.

thach-den-cb-2.jpg
Để tạo ra sản phẩm thạch đen an toàn, cơ sở sản xuất thạch đen Đinh Tuyên luôn sử dụng những nguyên liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chủ động liên kết với các hộ dân trên địa bàn xây dựng vùng sản xuất trông cây theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: Hương Hiền
thach-den-cb-7.jpg
Những nguyên liệu phụ làm thạch đen như đường, bột năng đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc tem mác xuất xứ rõ ràng. Ảnh: Hương Hiền

Cây thạch đen được trồng và thu hoạch tại huyện Thạch An, nơi có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, cho ra lá thạch chất lượng cao. Lá cây sau khi thu hoạch được nấu nhừ, lọc lấy nước cốt, sau đó pha cùng bột năng và đường, đun sôi đến khi sánh lại và trong suốt. Quá trình này đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo, đảm bảo giữ nguyên hương vị tự nhiên và chất lượng tốt nhất.

Không những thơm ngon mà đây là món ăn có rất nhiều dinh dưỡng và có tác dụng điều trị một số loại bệnh như: giải độc, thanh mát. Đặc biệt, trong những ngày hè oi bức được ăn một bát thạch đen thì quả là điều tuyệt vời. Theo dân gian lá thạch đen Cao Bằng mát nên được đánh giá là thần dược với sức khỏe. Không những thế, thành phần các chất có trong lá thạch đen còn có tác dụng hạ thấp nồng độ cholesterol có trong cơ thể, làm giãn nở mạch máu. Ngoài ra, tác dụng của thạch đen Cao Bằng còn phải kể đến đó là tác dụng mát gan, thanh nhiệt, ổn định huyết áp, rất tốt đối với những bệnh nhân tiểu đường.

thach-den-cb-8.jpg
Bắc nồi cây thạch đã nhừ ra để nguội, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước bỏ bã. Ảnh: Hương Hiền

Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến công dụng ngăn ngừa lão hóa, giúp đẹp da của thạch đen Cao Bằng đối với chị em phụ nữ. chúng ta có thể kết hợp thạch đen Cao Bằng cùng nhiều nguyên liệu khác nhau để tạo ra các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng không thể chối từ. Chẳng hạn, chúng ta có thể kể tên một số món ăn như: thạch đen nước đường, thạch đen hạt é nước cốt dừa, chè sen thạch đen Cao Bằng, tào phớ thạch đen chân trâu.

Sản phẩm thạch đen của Cao Bằng được nhiều người biết đến với hương vị đặc biệt thơm ngon, thanh mát, có tác dụng giải nhiệt tốt với nhiều dược tính có lợi cho sức khoẻ của con người. Nhiều cơ sở sản xuất thạch đen đã đăng ký thương hiệu và đạt tiêu chuẩn OCOP với chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có khả năng cung cấp phục vụ nhu cầu của thực khách trong và ngoài tỉnh.

thach-den-cb-3.jpg
Sản xuất thạch đen vừa mang sản phẩm của quê hương phát triển hơn nữa, tạo dựng thương hiệu cho gia đình và vừa truyền dạy nghề cho nhiều thế hệ. Cơ sở sản xuất còn tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần phát triển kinh tế gia đình giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây. Ảnh: Hương Hiền

Chị Đinh Thị Kim Tuyên (Chủ Cơ sở sản xuất Thạch đen Đinh Tuyên) cho biết: Tôi là người dân tộc Tày, tôi được bà truyền dạy cho làm thạch đen truyền thống hơn 20 năm nay. Với mong muốn mang sản phẩm của quê hương phát triển hơn nữa, tạo dựng thương hiệu cho gia đình tôi đã xây dựng nên cơ sở sản xuất Thạch đen Đinh Tuyên. Hiện nay, cơ sở sản xuất tối đa được 1,5 tấn thạch 1 ngày. Vào chính vụ, cơ sở có khả năng cung cấp 800 - 1.200 hộp thạch/ ngày; đạt 100.000 hộp/năm. Góp phần phát triển kinh tế gia đình giúp xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây, cơ sở của tôi cũng trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh thạch tại Thạch An.

thach-den-cb-4.jpg
Ngoài hương vị truyền thống, thạch đen Đinh Tuyên còn sản xuất bánh thạch vị đậu xanh. Phần nhân đậu xanh được tạo hình thành những bông hoa. Vị thanh mát của thạch đen, vị ngọt bùi của đỗ xanh, vị thơm ngậy của những sợi dừa, tất cả hòa quyện với nhau tạo nên hương vị độc đáo, thơm dịu mà không ngấy. Ảnh: Hương Hiền
thach-den-cb-6.jpg
Từng miếng thạch dai giòn được người thợ khéo léo sáng tạo thêm phần nhân đỗ xanh, tạo nên một món tráng miệng mới mẻ, hấp dẫn.

Đặc biệt, nhiều cơ sở sản xuất như Thạch đen Đinh Tuyên (huyện Thạch An) đã nâng tầm món ăn này thành sản phẩm OCOP 3 sao, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa ẩm thực địa phương đến với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh thạch đen truyền thống, cơ sở Đinh Tuyên còn sản xuất bánh thạch vị đậu xanh, kết hợp giữa hương vị của đậu xanh và thạch đen, tạo nên món ăn hấp dẫn, ngọt mà không ngấy.

thach-den-cb-1.jpg
Thạch đen Cao Bằng có mùi thơm nhẹ, màu đen óng, độ dẻo mịn và vị thanh mát đặc trưng mà không nơi nào có được.Theo dân gian lá thạch đen Cao Bằng mát nên được đánh giá là thần dược với sức khỏe. Ảnh: Hương Hiền

Thạch đen không chỉ là món ăn mà còn là kết tinh của sự tảo tần, cần cù của người dân vùng cao. Họ hái từng chiếc lá, đun nấu, lọc và để nguội trong nhiều giờ – tất cả đều làm bằng tay, bằng tâm huyết và lòng tự hào quê hương. Thạch đen Cao Bằng không chỉ là một món ăn đơn thuần. Đó là hương vị của núi rừng, là nhịp sống chậm rãi và an lành nơi vùng cao, là lời mời gọi mộc mạc nhưng sâu sắc dành cho bất kỳ ai yêu thiên nhiên và văn hóa bản địa.

Hương Hiền

Có thể bạn quan tâm

Cơ cấu mùa vụ sản xuất tránh hạn và mặn xâm nhập mặn

Cơ cấu mùa vụ sản xuất tránh hạn và mặn xâm nhập mặn

Sóc Trăng là địa phương trực tiếp và chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (hạn hán và nước mặn xâm nhập) đến sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ngành chức năng tỉnh đã xây dựng kế hoạch cơ cấu mùa vụ sản xuất trong năm đối với từng địa phương, đem lại hiệu quả cho nhiều hộ nông dân.

Nuôi cá tầm - hướng đi xóa nghèo cho đồng bào vùng cao

Nuôi cá tầm - hướng đi xóa nghèo cho đồng bào vùng cao

Sau nhiều năm cố gắng, nỗ lực với nghề nuôi cá tầm, ông Giàng A Hồ ở bản Xím Vàng, xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên (Sơn La) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên trở thành hộ khá. Ông trở thành tấm gương trong phát triển kinh tế gia đình của cộng đồng các dân tộc vùng cao nơi còn rất nhiều khó khăn.

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản đặc thù

Đẩy mạnh chế biến sâu, nâng cao giá trị nông sản đặc thù

Để thiết lập chuỗi liên kết chặt chẽ từ khâu sản xuất đến chế biến, nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu sản phẩm để gia tăng giá trị cho nông sản địa phương, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng các vùng sản xuất nông sản quy mô lớn; đồng thời thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp chế biến.

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Nông dân thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mùa chuối 'ngọt'

Chuối xiêm là cây trồng chủ lực tại khu vực vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Thượng hơn 20 năm qua. Nơi đây được mệnh danh là vương quốc chuối của tỉnh Kiên Giang. Từ đầu năm 2025 đến nay, giá chuối xiêm ở huyện U Minh Thượng duy trì ở mức cao mang lại niềm vui và nguồn thu nhập khá cho người dân.

Chuyển trên 15.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít xuất khẩu

Chuyển trên 15.800 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng mít xuất khẩu

Nhằm chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai những địa bàn canh tác khó khăn, các huyện vùng ngập lũ và vùng Đồng Tháp Mười phía Tây tỉnh Tiền Giang: Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, thị xã Cai Lậy đã chuyển trên 15.800 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp, bị ảnh hưởng lũ lụt hàng năm trước đây sang trồng mít Thái chuyên canh phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số

Sóc Trăng có trên 35% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có 30% dân số là đồng bào Khmer. Việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em vùng dân tộc thiểu số được quan tâm triển khai thực hiện. Trong dịp Hè năm 2025, ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng tổ chức nhiều hoạt động nhằm giúp trẻ em có điều kiện vui chơi, nâng cao kỹ năng sống.

Sản phẩm chuối Gia Lai chinh phục các thị trường khó tính

Sản phẩm chuối Gia Lai chinh phục các thị trường khó tính

Sản phẩm chuối của tỉnh Gia Lai đã có mặt tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Đông… Điều này khẳng định chất lượng và vị thế ngày càng cao của nông sản Việt Nam nói chung và Gia Lai nói riêng trên trường quốc tế. Tuy nhiên, để giữ vững và phát huy thành quả này, các doanh nghiệp trồng cây ăn quả, đặc biệt là chuối cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc đến khâu thu hoạch và bảo quản.

Điện lực Đắk Nông nâng cao năng lực xử lý sự cố, ứng phó thiên tai

Điện lực Đắk Nông nâng cao năng lực xử lý sự cố, ứng phó thiên tai

Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai và nâng cao khả năng xử lý sự cố trên lưới điện, Công ty Điện lực Đắk Nông vừa tổ chức diễn tập phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025. Cùng với đó, Công ty cũng triển khai nhiều giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực ứng phó trước các tình huống bất ngờ do thiên tai gây ra.

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Chuyển đổi số là cơ hội để Lào Cai bứt phá, vươn lên

Ngày 21/5, tại Hội nghị trực tuyến triển khai Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, triển khai phong trào “Bình dân học vụ số”, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường khẳng định, chuyển đổi số là cơ hội để tỉnh bứt phá vươn lên, rút ngắn khoảng cách với các tỉnh, thành phố phát triển trong cả nước.

Nguy kịch do ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu

Nguy kịch do ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai cho biết đang tích cực điều trị cho anh Rlan Hùng (sinh năm 1993, trú tại xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ), bệnh nhân bị ngộ độc do ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu, do nhầm tưởng là “đông trùng hạ thảo”.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về bình đẳng giới cho đồng bào vùng cao

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về bình đẳng giới cho đồng bào vùng cao

Triển khai Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng đã đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức cho người dân trong giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Khuyến nghị phòng bệnh cho tôm nuôi khi nắng nóng mưa xen kẽ

Khuyến nghị phòng bệnh cho tôm nuôi khi nắng nóng mưa xen kẽ

Sóc Trăng là tỉnh có sản lượng tôm xuất khẩu hàng đầu cả nước. Để bảo vệ diện tích tôm nuôi trước diễn biến thời tiết nắng nóng, mưa xen kẽ như hiện nay, ngành chuyên môn tỉnh Sóc Trăng đang đẩy mạnh nhiều giải pháp, nhằm giúp hộ nuôi đạt hiệu quả cao trong vụ tôm nuôi 2025.

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Khuyến cáo nông dân tăng kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Theo ông Vũ Thanh Quỳnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, dự báo thời gian tới, một số sinh vật gây hại như chuột, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ rầy, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn - bạc lá trên cây lúa; sâu đục bắp, bệnh đốm lá trên cây ngô; bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, rệp trên cây rau... sẽ tiếp tục gây hại mạnh. Để hoàn thành thắng lợi vụ Xuân, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội khuyến cáo các địa phương cùng nông dân chủ động bám sát đồng ruộng, có biện pháp phòng chống sâu bệnh kết hợp với chăm sóc tốt lúa, rau màu...

Nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh

Nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó với thiên tai cho học sinh

Sáng 13/5, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phối hợp với Sở Nông Nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bát Xát và Công ty cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức vòng Chung khảo cuộc thi Rung chuông vàng “Cùng em phòng chống thiên tai - Kiến tạo tương lai bền vững” tại trường Trung học cơ sở thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Vụ thứ 3 liên tiếp, Trà Vinh tham gia đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Vụ thứ 3 liên tiếp, Trà Vinh tham gia đề án trồng lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Vụ lúa Hè Thu 2025, tỉnh Trà Vinh có 37 hợp tác xã đăng ký trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải theo Đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" trên tổng diện tích hơn 5.121 ha. Đây là vụ sản xuất thứ 3 liên tiếp tỉnh Trà Vinh tham gia đề án và cả 3 vụ đều mang lại hiệu quả cao cho nông dân.

Tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn vật nuôi vẫn thấp

Tỷ lệ tiêm vaccine cho đàn vật nuôi vẫn thấp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Trà Vinh đang chỉ đạo đơn vị chuyên môn cùng phòng Nông nghiệp và Môi trường các huyện phối hợp chính quyền địa phương tăng cường hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc đàn vật nuôi cho nông hộ; tập trung thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trong mùa khô.

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Cô gái Dao xây dựng thương hiệu chè Shan Tuyết dưới dải Tây Côn Lĩnh

Những ngày đầu tháng 5, trong sắc xanh bạt ngàn của rừng núi Hà Giang, cây chè Shan Tuyết cổ thụ vươn mình kiêu hãnh giữa mây trời Tây Côn Lĩnh. Và giữa vùng đất ấy, cô gái người Dao Bàn Thị Hom đang từng ngày viết nên câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng từ chính loại trà trứ danh của quê hương mình.

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Vũ Thị Thủy - Người giữ thương hiệu cho Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam

Hòa Bình nổi tiếng với thương hiệu Cam Cao Phong và huyện Cao Phong có những đồi cam trù phú trải dài cùng thiên nhiên tươi đẹp. Cũng tại vùng đất cam này, chị Vũ Thị Thủy, Giám đốc Hợp tác xã 3T Farm nổi lên là một tấm gương nông dân tiêu biểu với một hành trình kiên trì, sáng tạo vượt khó với khát vọng mãnh liệt làm nông nghiệp sạch từng bước đưa thương hiệu Cam Cao Phong và các sản phẩm từ cam chinh phục thị trường trong nước, đặt nền móng cho một mô hình nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiện đại.