Đăk Nông: An ninh nguồn nước - Vấn đề cấp thiết

Đăk Nông: An ninh nguồn nước - Vấn đề cấp thiết
Những con suối… “chết”

Đã bao năm nay, con suối Rô Man chảy qua thôn Nam Tiến, xã E Apô (Chư Jút - Đắk Nông) như một mạch nguồn hiện diện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây.

Mùa mưa cũng như mùa khô, con suối trở thành nơi tắm giặt và là nguồn nước dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vậy mà năm nay, chưa đến mùa khô, suối đã cạn, dòng nước đục ngầu và đến nay không còn giọt nước, trở thành con suối “chết” nằm trơ đáy. Đến nỗi, những cây cối xanh tươi dọc hai bên bờ suối nay cũng héo khô.

Cách đó không xa, con suối E Apô, dài khoảng 2km cũng chưa khi nào khô nước thì năm nay, mới đầu mùa khô đã cạn kiệt. Những con suối này đều bắt nguồn từ các dòng suối lớn ở thượng nguồn suối Đắk Wil và được bổ sung bởi các mạch nước ngầm gần đó. Tuy nhiên, khi các dòng suối thượng nguồn khô cạn, mạch nước ngầm tụt giảm, các con suối này không còn nước cung cấp nên đã trở thành những con suối “chết”.

Theo thống kê, đến cuối tháng 4/2016, mặc dù đã có những trận mưa bổ sung nguồn nước song toàn tỉnh Đắk Nông vẫn còn ghi nhận hạn hán trên diện rộng, nhất là các huyện phía bắc của tỉnh. Vùng phía bắc các huyện Krông Nô, Chư Jút, Đắk Mil, lượng mưa tháng 4 không đáng kể. Tại trạm Đắk Mil, lượng mưa đo được 37,5mm. Các trạm còn lại không mưa do đó hạn hán tiếp tục phát triển diện rộng.

Những con suối chính như Đắk Sor, Ea Diêr và các suối nhỏ thuộc lưu vực hai suối này suy kiệt hoàn toàn, dòng chảy trông chờ vào việc điều tiết xả nước các hồ thượng nguồn như hồ Tây, hồ Đắk Sắk, Đắk Mol, hồ E29, hồ Đắk Diêr, Đắk D’rông.

Vùng phía Nam các huyện Đắk Song, Tuy Đức, Đắk R’lấp, Gia Nghĩa, Đắk Glong tuy có mưa diện rộng nhưng lượng mưa thấp dưới 30mm nên hạn hán thiếu nước xảy ra cục bộ và đang phát triển diện rộng. Các suối chính Đắk Rung, Đắk Buk Sor, Đắk R’lấp, Đắk Ru, Đắk Nông, Đắk Glong dòng chảy còn nhưng rất ít, phụ thuộc hoàn toàn vào xả nước phát điện ở các nhà máy Thủy điện Đắk Rung 1, Đắk Rung 2, Đắk Nông 1, Đắk R’tih... Còn các suối cạn thượng nguồn đã kiệt hoàn toàn, ghi nhận một năm với số lượng suối “chết” nhiều nhất từ trước đến nay.
 
Nhiều diện tích lúa ở Đắk Mil bị ảnh hưởng do hạn hán
Nhiều diện tích lúa ở Đắk Mil bị ảnh hưởng do hạn hán
Hệ lụy đã rõ

Hạn hán đang hiện diện ngày càng rõ khi mà hệ lụy của nó đã tác động lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhiều hộ dân. Từ những con suối tồn tại theo quy luật tự nhiên thì đến nay đang “sống” nhờ sự điều tiết nước ở các hồ, đập nhân tạo. Thế nhưng, lượng nước ở những hồ, đập này cũng không phải là vô tận như suy nghĩ của nhiều người.

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT, tính đến cuối tháng 4/2016, các ao, hồ chứa nước nhỏ trên địa bàn tỉnh qua đợt 4 bơm tưới phần lớn suy kiệt do không có nguồn nước bổ sung, ước tính có khoảng 10.000 ao hồ hết nước. Bên cạnh đó, hiện có 183/183 hồ chứa có mực nước thấp hơn mực nước dâng bình thường; 25 hồ chứa hết nước; 31 hồ chứa sử dụng ở mực nước dung tích chết. Ngoài ra còn có 2 đập dâng và 1 trạm bơm hết nước không hoạt động được.

Từ việc thiếu nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến khoảng 23.004 ha cây trồng các loại. Cụ thể, có khoảng 22.755 ha cây công nghiệp dài ngày, chủ yếu cà phê và hồ tiêu thiếu nước tưới. Trong đó, dự kiến có khoảng 18.722 ha bị sụt giảm năng suất do thiếu nước từ 30% đến 70%; 4.033 ha sụt giảm năng suất trên 70%.

Đối với cây ngắn ngày, toàn tỉnh cũng đã ghi nhận hàng trăm ha lúa nước bị bỏ vụ hoặc giảm năng suất do không có nước hoặc thiếu nước tưới. Tổng thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp ở đợt hạn hán này ước tính khoảng 1.157 tỷ đồng.

Chưa kể đến, toàn tỉnh hiện có khoảng 4.873 hộ dân với 24.365 nhân khẩu đang trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt, trong đó: Krông Nô 2.140 hộ, Đắk Mil 823 hộ, Tuy Đức 500 hộ, Đắk Song 1.410 hộ; 7.500 nhân khẩu phải mua nước sinh hoạt giá từ 6.000 đến 10.000 đồng/m3 để dùng hàng ngày.

Thay đổi từ quan điểm đến hành động

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn thì Việt Nam có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Nếu chỉ xét lượng nước trên lưu vực sông vào mùa khô thì nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước.

Một số khu vực như Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên thuộc loại khan hiếm nước. Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó khoảng 63% lượng nước là từ nước ngoài chảy vào nước ta.

Ngoài nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước, do điều kiện khí hậu, thủy văn, do tác động của biến đổi khí hậu, còn do tác động của con người, như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, phá rừng, gây ô nhiễm... Nước sạch đang ngày một khan hiếm.

An ninh về nước cho đời sống và phát triển kinh tế một cách bền vững và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh nói riêng, cả nước nói chung đã và đang không được bảo đảm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về những cảnh báo này hoặc có biết thì cũng thờ ơ, xem như việc của các nhà chuyên môn, còn bản thân mình thì cứ sử dụng nước một cách vô tư, xem đây như là tài nguyên vô tận.

Để khắc phục tình trạng này, đòi hỏi phải có những biện pháp đồng bộ, có tính hệ thống và thực hiện kiên trì không chỉ riêng những nơi hạn hán mà trên toàn lưu vực sông với quan điểm quản lý tổng hợp tài nguyên nước, quản lý suy giảm nguồn nước, khan hiếm nước. Vì vậy, bên cạnh tiếp tục hoàn thiện các chế tài đủ mạnh để bảo vệ và đảm bảo an ninh nguồn nước thì việc thay đổi từ quan điểm đến hành động của chính người sử dụng nước như khai thác, sử dụng nước hiệu quả, tiết kiệm, đa mục tiêu, hài hòa các lợi ích là vấn đề cần làm ngay từ bây giờ. Bởi vì, nước cũng là tài nguyên có hạn, nếu khai thác không đi đôi với tái tạo, bảo vệ thì dẫn đến mức cạn kiện, rất khó phục hồi.

Thực trạng chung hiện nay là người dân khi có nước thì dùng “vô tội vạ” còn khi khan hiếm nguồn nước thì tìm mọi cách để khai thác, kiếm tìm như khoan sâu vào lòng đất, đắp đập, ngăn dòng, tranh chấp để có nguồn nước bằng được chứ ít ai nghĩ đến nguyên nhân do thiếu nước. Trong khi, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến biến đổi khí hậu, giảm mạch nước ngầm, nước mặt là do hàng ngàn ha rừng đầu nguồn đã bị tàn phá, lấy đất canh tác.

Chưa kể đến, để có nguồn nước, mỗi ngày, đang có hàng trăm mũi khoan chĩa sâu xuống lòng đất kiếm tìm nguồn nước một cách vô tư, không hề có thăm dò, quy hoạch theo trình tự khoa học. Nhiều công trình hồ đập, mương dẫn nước đã bị người dân xâm lấn, phá hoại… Để rồi, trong khi nhiều khu vực đang héo mòn vì thiếu nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt thì hiện vẫn không ít người khu vực thuận lợi về nguồn nước vẫn cho rằng nguồn nước là vô tận, có chăng cũng chỉ là sự “đỏng đảnh” của thời tiết, qua cơn hạn hán rồi nước lại tràn trề khi đến mùa mưa.

Có thể hạn hán gay gắt hiện mới chỉ xảy ra cục bộ theo chu kỳ nhưng nếu chúng ta không xem đây là vấn đề cấp thiết, sớm thay đổi suy nghĩ, cách làm, ứng xử một cách đúng mực với nguồn nước thì mai sau, chắc chắn thế hệ con cháu chúng ta sẽ phải hứng chịu những “cơn khát” nặng nề hơn
Báo Đắk Nông

Có thể bạn quan tâm

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Dự báo tình trạng hạn hán, thiếu nước sẽ kết thúc vào đầu tháng 5

Khô hạn và thiếu nước hiện đang xảy ra ở nhiều địa phương với mức độ, quy mô nhỏ. Nhưng trước những dự báo về nắng nóng sắp tới yêu cầu các địa phương cần chủ động hơn trong việc quản lý nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tình hình này có thể diễn biến phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi hạn hán.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Lợi ích kép từ mô hình trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải ở Trà Vinh

Nông dân tỉnh Trà Vinh đang vào vụ thu hoạch lúa Đông Xuân 2024–2025; trong đó các diện tích sản xuất theo Đề án “Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” tiếp tục cho thấy hiệu quả vượt trội so với phương thức canh tác truyền thống. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, mô hình còn góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp.

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Gánh nặng bệnh tật do sử dụng thuốc lá sẽ rõ rệt hơn trong 10 - 20 năm tới

Đây là khẳng định của Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế tại thảo luận "Một số tác động của việc tăng thuế thuốc lá tới sức khỏe người dân và phản ứng của thị trường" do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) tổ chức ngày 23/4, tại Hà Nội.

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Xe tải va chạm trên cao tốc làm 2 người tử vong, mắc kẹt trong cabin

Sáng 23/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Thanh Hóa) cho biết vào khoảng 5 giờ 15 phút cùng ngày, tại Km332+50 tuyến cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45 (đoạn qua xã Đồng Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, khiến 2 người tử vong.

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

La Gi vươn mình tiến vào kỷ nguyên mới

50 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân La Gi (Bình Thuận) đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng quê hương với những bước tiến dài trên chặng đường phát triển, đạt nhiều kết quả về kinh tế - xã hội.

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra tại 2 huyện Thanh Chương, Tân Kỳ

Chiều và tối 22/4, trên địa bàn các huyện Thanh Chương, Tân Kỳ (Nghệ An) đã xảy ra mưa dông kèm lốc xoáy cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, cây lâu năm bị gãy đổ, hư hại. Nhiều nhà dân bị tốc mái, giao thông trên một số tuyến đường tạm thời bị gián đoạn do cây lớn đổ ra đường.

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Thời tiết ngày 23/4/2025: Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 24-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C. Ngày nắng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

Đề xuất giãn thời gian thu hồi nhà màng canh tác tại Măng Đen

11 cá nhân, gia đình, doanh nghiệp trồng, kinh doanh nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Măng Đen đang tỏ ra bức xúc khi Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) ban hành văn bản thu hồi hệ thống nhà màng có tổng diện tích hơn 36.000 m2, thời hạn đến trước 30/4/2025, trong khi người dân vừa gieo trồng hoặc chưa thu hoạch xong vụ canh tác. Vì vậy, các hộ dân, doanh nghiệp kiến nghị chính quyền địa phương cần giãn thời gian thu hồi đến khi thu hoạch xong, để tránh thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư vào vụ canh tác.

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Bí thư Chi bộ Đinh Ngọc Sơn tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một người thày mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội), nguyên Phó Trưởng khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền luôn đau đáu: làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Diện mạo mới tươi đẹp vùng đồng bào Khmer Nam Bộ​

Trong dòng chảy của thời gian, đồng bào Khmer Nam Bộ luôn là một phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chủ trương “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng và Nhà nước ta ban hành các chính sách đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, sau 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, vùng đồng bào Khmer Nam Bộ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới tươi đẹp và đầy sức sống...

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Lật xe đưa đón, nhiều học sinh bị thương ở Gia Lai

Sáng 22/4, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Gia Lai đang làm rõ vụ việc xe chở học sinh bị tai nạn lật ngửa trên Quốc lộ 19, đoạn qua xã Bình Giáo, huyện Chư Prông, khiến nhiều nạn nhân bị thương.

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã. Trước tình hình trên, Đảng ủy xã Ia Mrơn đề nghị các đơn vị chức năng khẩn trương triển khai biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã quý hiếm này.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 22/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia ngày 22/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 33-35 độ C, có nơi trên 35 độ C. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Đồng hành cùng người dân vùng cao Lai Châu thoát nghèo

Quán triệt, triển khai hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Lai Châu luôn thực hiện tốt các chương trình cho vay và là cầu nối đưa nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hộ nghèo, đối tượng chính sách. Từ đó, giúp các hộ dân có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, kinh doanh, sản xuất, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Hà Giang đẩy lùi "cây cấm", gìn giữ bình yên nơi phên dậu Tổ quốc

Trên những dãy núi hùng vĩ nơi cực Bắc Tổ quốc, giữa các bản làng heo hút mây mù, lực lượng chức năng bền bỉ trong cuộc chiến chống lại cây thuốc phiện - thứ cây từng là nguyên nhân gây bao hệ lụy cho đời sống người dân. Hà Giang có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt và đời sống người dân còn nhiều khó khăn vẫn luôn được xác định là địa bàn nguy cơ cao tái trồng cây thuốc phiện. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh Hà Giang cùng chính quyền địa phương, những cánh đồng anh túc dần bị thay thế bởi màu xanh của ngô lúa, của niềm tin vào cuộc sống bình yên.

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Tìm thấy thi thể hai học sinh mất tích khi tắm ở sông Dinh

Sáng 21/4, đại diện lãnh đạo UBND xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, sau nhiều giờ nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng và người dân địa phương đã tìm thấy thi thể hai em học sinh mất tích khi tắm tại sông Dinh.

Thời tiết ngày 15/4: Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng

Thời tiết ngày 21/4/2025: Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 21/4, khu vực Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C, nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C. Có mây, ngày nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Bộ Y tế thông tin về thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép

Bộ Y tế thông tin về thuốc giả, thuốc chưa được cấp phép

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi sở y tế các tỉnh, thành phố về việc cảnh báo thuốc giả, thuốc lưu hành trái phép trên thị trường sau khi đường dây sản xuất, tiêu thụ thuốc giả rất lớn bị Công an Thanh Hóa triệt phá.

Hai cháu nhỏ tại Lào Cai tử vong trong hố nước cạnh nhà

Hai cháu nhỏ tại Lào Cai tử vong trong hố nước cạnh nhà

Ngày 20/4, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã đến thăm hỏi, chia buồn và động viên gia đình, thân nhân của hai cháu bé bị tử vong do đuối nước khi không may bị rơi xuống hố nước cạnh nhà riêng đang xây dựng tại thôn Hỏm Trên, xã Nậm Chày. Vụ việc xảy ra vào chiều 19/4, khiến người dân địa phương bàng hoàng và đau xót.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Ngày 20/4, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông), UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức chương trình tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ. Đây là những cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên được đưa về từ Thái Lan, thuộc Đề án “Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 - 2032”.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới

Ngày 20/4, cán bộ Trạm Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Bắc Luân, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh) cho biết, vừa phát hiện và bắt giữ một người phụ nữ vận chuyển trái phép 4 kg vàng qua biên giới.