Đánh thức tiềm năng vùng dược liệu Sìn Hồ

Đánh thức tiềm năng vùng dược liệu Sìn Hồ
Bà con nhân dân bản Ma Sao Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ đang tập trung làm đất để trồng dược liệu. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN
Bà con nhân dân bản Ma Sao Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ đang tập trung làm đất để trồng dược liệu. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN

Tuy nhiên, tại địa phương, việc phát triển cây dược liệu còn manh mún chưa xứng với tiềm năng, thiếu đơn vị bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra. Nhằm đánh thức tiềm năng dược liệu, Sìn Hồ đang trải “thảm đỏ” và đồng hành cùng các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ.

Theo kết quả khảo sát về khí hậu, thổ nhưỡng cũng như trồng khảo nghiệm của một số công ty dược liệu, công trình nghiên cứu khoa học tại Sìn Hồ cho thấy, cao nguyên Sìn Hồ rất phù hợp để phát triển vùng dược liệu. Kết quả trồng khảo nghiệm dược liệu khi được trồng trên cao nguyên Sìn Hồ có dược tính cao hơn so với các địa phương trên toàn quốc.

Hiện trên địa bàn huyện một số loại dược liệu như: đương quy, đỗ trọng, sâm cát cánh, thất diệp lục nhất chi hoa vẫn được trồng rải rác tại các xã Làng Mô, Tủa Sín Chải, Tả Ngảo, Sà Dề Phìn, Phăng Sô Lin, Tả Phìn... Tuy nhiên, quy mô còn nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ hoặc được các tiểu thương thu mua vận chuyển tới nơi khác tiêu dùng. Cây dược liệu Sìn Hồ tuy là loại cây trồng có giá trị về y dược và kinh tế cao nhưng vẫn đang loay hoay tìm hướng đi.

Trước đây, vào thập niên 80 của thế kỷ trước, dược liệu Sìn Hồ từng có thời kỳ hoàng kim, ngày ấy trên địa bàn huyện đã từng có nông trường dược liệu. Sản phẩm của nông trường được cung ứng cho các công ty dược trong cả nước.

Bà Nguyễn Thị Lý (khu 5, thị trấn Sìn Hồ) cho biết, ngày ấy nông trường chia làm 2 đội sản xuất, mỗi đội gần 200 người. Hoạt động chủ yếu trồng đương quy, đỗ trọng, hoàng khung, sâm cát cánh, bạch truật, sản phẩm được các công ty dược bao tiêu. Vì thế đời sống của cán bộ, công nhân viên của nông trường dù không khấm khá, nhưng vẫn đảm bảo sống được với nghề.“Tuy nhiên, tất cả đã lùi vào dĩ vãng, nông trường giải thể, tiềm năng về dược liệu của Sìn Hồ lại bỏ ngỏ”, bà Lý bùi ngùi chia sẻ.

Lãnh đạo huyện Sìn Hồ đang hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cây dược liệu. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN
Lãnh đạo huyện Sìn Hồ đang hướng dẫn người dân kỹ thuật trồng cây dược liệu. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN

Không để lãng phí tiềm năng phát triển cây dược liệu, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất, những năm gần đây, Sìn Hồ đã đầu tư trồng hơn 20ha cây đương quy; trong đó, tập trung tại các xã Phăng Xô Lin, Tả Phìn, Sà Dề Phìn và Tả Ngảo. Đương quy đã khẳng định hiệu quả kinh tế so với trồng lúa, ngô và các cây hoa màu khác trên cùng một diện tích canh tác.

Anh Mùa A Dì, bản Sà Dề Phìn, xã Sà Dề Phìn chia sẻ: Gia đình anh đã mạnh dạn chuyển đổi 600m2 ruộng 1 vụ và cải tạo vườn tạp để chuyển sang trồng đương quy. Vụ thu hoạch vừa qua, gia đình anh thu gần 200 triệu, hiệu quả kinh tế gấp 6 lần trồng lúa, ngô và hoa màu khác. Nhờ tiền trồng đương quy, không chỉ gia đình anh Dì mà nhiều bà con trong bản đã thoát nghèo nhờ trồng cây đương quy.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế mà cây dược liệu đem lại, một số hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn. Đưa chúng tôi thăm quan mô hình trồng đương quy, sâm cát cánh của gia đình mình, anh Hoàng Ngọc Trung, bản Ma Sao Phìn, xã Sà Dề Phìn phấn khởi, trước đây, gia đình anh cũng trồng với diện tích nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ của địa phương. Tiếng lành đồn xa, vừa qua anh đã được Công ty Nam dược tỉnh Hải Dương ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Dược liệu đã có nơi tiêu thụ, anh Trung mở rộng mô hình của gia đình lên hơn 2ha gồm đương quy, sâm cát cánh, mã tiền và thất diệp lục...

“Với giá trị kinh tế mà cây dược liệu mang lại, thời gian tới, tôi sẽ tiếp tục đầu tư các loại máy móc, trang thiết bị, hệ thống nước…, để mở rộng diện tích trồng, giúp gia đình có thêm thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương”, anh Hoàng Ngọc Trung chia sẻ thêm.

Diện tích dược liệu được mở rộng sau mỗi năm cho thấy việc chuyển dịch mục đích sử dụng đất ở Sìn Hồ đang đi đúng hướng, vùng dược liệu thoát cảnh “đìu hiu chợ chiều”. Trong những năm gần đây, người đam mê với ngành trồng dược liệu đã khảo nghiệm, di thực nhiều giống dược liệu quý, một số loài thảo dược giàu dược tính đã được phục tráng thành công.

Gia đình anh Mùa A Dì ở bản Sà Dề Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ đang thu hoạch cây đương quy. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN
Gia đình anh Mùa A Dì ở bản Sà Dề Phìn, xã Sà Dề Phìn, huyện Sìn Hồ đang thu hoạch cây đương quy. Ảnh: Công Tuyên-TTXVN

Bà Trần Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Sìn Hồ cho biết, từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, đến nay sản phẩm dược liệu được bà con trồng ra đã có một số đơn vị bao tiêu. Điều này tạo động lực mạnh mẽ để phát huy tiềm năng của vùng dược liệu, từ hiệu quả kinh tế của mình, dược liệu sẽ giúp nhiều hộ dân trên cao nguyên lạnh xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

“Mong rằng, trong thời gian tới, huyện và tỉnh sẽ có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư phát triển cây dược liệu theo chuỗi hàng hóa, giúp phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế vốn có của vùng trồng dược liệu Sìn Hồ”, bà Trần Thị Thu Hiền bày tỏ.

Ông Nguyễn Quốc Vương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ chia sẻ, không chỉ khuyến khích người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng dược liệu, Sìn Hồ đang có chính sách thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trồng, chiết xuất, chế biến các loại thảo dược.

Cùng với công ty dược Hải Dương (Hải Dương), công ty cổ phần dược liệu Dương Thư (Hà Nội) đã có nhiều nhà thuốc tới thu mua, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Nhằm đánh thức tiềm năng dược liệu, Sìn Hồ đang trải “thảm đỏ” và đồng hành cùng các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ.

Vừa qua, trên địa bàn huyện mới ra mắt hợp tác xã Sâm – Tam thất Sìn Hồ. Ông Nguyễn Trần Văn, Giám đốc Hợp tác xã cho chúng tôi biết, từ khi Hợp tác xã đi vào hoạt động đã được huyện tạo điều kiện hướng dẫn các thủ tục pháp lý, mượn đất có thời hạn không tính thuế và nhiều điều kiện thuận lợi khác. Được tạo điều kiện, hợp tác xã thêm vững tin, tâm huyết, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, năng động tìm thị trường, đơn vị bao tiêu sản phẩm và tạo nhiều việc làm cho người lao động địa phương.

Dược liệu Sìn Hồ đang có những khởi sắc đáng ghi nhận, sự vươn vai trỗi dậy mở ra hướng thoát nghèo mới cho người dân nơi đây. Xóa đói, giảm nghèo bền vững luôn là bài toán khó mà cấp ủy, chính quyền và người dân Sìn Hồ trăn trở. Tin rằng đánh thức tiềm năng, mở rộng vùng dược liệu không những giúp Sìn Hồ tận dụng được tiềm năng, lợi thế mà thiên nhiên ban tặng, mà còn sớm “chữa” được căn bệnh nghèo.
Công Tuyên

Có thể bạn quan tâm

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở, Thanh Hóa sẵn sàng '4 tại chỗ'

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại các huyện miền núi giai đoạn 2021-2025, đến nay, tỉnh đã vận động được 408 hộ triển khai xây nhà và di chuyển đến nơi ở mới, tuy nhiên, tới nay vẫn đang còn nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ sạt lở, các hộ dân sống tại các khu vực này không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về.

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Kinh tế Sóc Trăng với 'bức tranh' tươi sáng

Trong 6 tháng đầu năm, với những nỗ lực của các cấp ngành, địa phương, kinh tế Sóc Trăng đã có những “gam màu sáng”, trên nhiều lĩnh vực như sản xuất nông nghiệp ổn định, công nghiệp, thương mại - dịch vụ tăng trưởng cao, thu ngân đạt khá...

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Điện Biên: Kiện toàn bộ máy trước thời điểm vận hành chính quyền hai cấp

Nhằm chuẩn bị cho việc vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn tỉnh từ ngày 1/7, chiều 28/6, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Hội nghị công bố và trao hàng loạt quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị trọng điểm như: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Ban Quản lý dự án chuyên ngành, khu vực.

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Kiểm tra việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp tại Lai Châu

Từ ngày 27 đến ngày 28/6, Tổ công tác theo Quyết định số 2106 của Bộ Chính trị do ông Nguyễn Thanh Tú - Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế việc vận hành thử và chuẩn bị triển khai chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Lai Châu.

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Chủ động ứng phó với nguy cơ lũ lụt tại Hà Giang

Trước tình hình mưa kéo dài gây nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt tại nhiều khu vực, ngày 28/6, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Giang đã phát đi cảnh báo về một đợt lũ trên sông Lô trong hai ngày 28 - 29/6, với biên độ dao động từ 2,5 - 5 mét. Đỉnh lũ có thể vượt mức báo động I, ảnh hưởng trực tiếp đến các khu vực ven sông, suối và vùng trũng thấp.

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Ấm áp những căn nhà nghĩa tình

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, Đồng Tháp đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Hàng nghìn người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp sức để xây dựng những căn nhà mới vững chắc, khang trang.

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

An Giang: Tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển

Với sự tiếp sức của Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, cùng những “cam kết” mạnh mẽ của tỉnh An Giang đang mở ra cơ hội lớn để khơi thông nguồn lực, tạo khát vọng, “bệ đỡ” vững chắc cho khu vực kinh tế tư nhân ở An Giang phát triển, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Chung sức xây dựng cộng đồng nhân văn, nhân ái

Trong 2 ngày 26 - 27/6, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình “Hành trình Đỏ - Giọt hồng Kon Tum” lần thứ 9 và tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025. Thông qua chương trình đã có hơn 350 người tham gia hiến máu, thu về 256 đơn vị máu.

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Lan tỏa niềm vui an cư ở Quảng Trị

Sau 6 tháng triển khai khẩn trương, quyết liệt, đến nay tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành toàn bộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch.