Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh:

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở vùng dân tộc và miền núi

Việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; nhất là vấn đề an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Nhân dịp xuân mới Giáp Thìn 2024, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc xung quanh nội dung này…

vna_potal_quoc_hoi_phe_chuan_bo_nhiem_12_bo_truong_thanh_vien_chinh_phu_5378666.jpg
Đồng chí Hầu A Lềnh. Ảnh: Văn Điệp

* Thưa Bộ trưởng, năm 2024 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và ngành dân tộc tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Để chương trình này triển khai nhanh chóng, Ủy ban Dân tộc và những người làm công tác dân tộc đã có những giải pháp gì?

- Tới thời điểm này, chỉ còn 2 năm để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Ủy ban Dân tộc (UBDT) với chức năng quản lý nhà nước của mình và là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình đã nỗ lực, tích cực triển khai các chính sách trên địa bàn toàn quốc.

Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng, chủ trương và hệ thống chính sách pháp luật nhà nước, UBDT đã triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, đó là: Phối hợp cùng các bộ, ngành báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, các văn bản, thông tư hướng dẫn để tổ chức triển khai Chương trình. Thứ hai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương thông qua việc tổ chức hội nghị để tiếp thu ý kiến trong quá trình tổ chức triển khai. Thứ ba, thông qua việc các địa phương gửi kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc, UBDT đã phối hợp với các bộ, ngành giải đáp...

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, chính sách dân tộc nói riêng, UBDT đã có chiến lược về công tác dân tộc, trong đó có đề xuất khá nhiều dự án, đề án liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống đồng bào cần được tập trung đẩy mạnh hoàn thiện. Đây là cơ sở để tổng kết, báo cáo, xây dựng báo cáo chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV và xây dựng nội dung Chương trình MTQG giai đoạn 2026 - 2030. Khối lượng công việc của năm 2024 là rất lớn đòi hỏi UBDT và những người làm công tác dân tộc phải hết sức nỗ lực, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai nhiệm vụ.

2-bo truong Hau A Lenh di co so-anh ttxvn phat.jpg
Đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cùng đoàn công tác thăm gia đình ông Giàng A Sinh ở thôn Tấu Dưới, xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là hộ nghèo được hỗ trợ làm mới nhà ở từ Chương trình mục tiêu quốc gia. Ảnh: TTXVN

* Để vùng đồng bào DTTS có thêm nguồn lực thực hiện chính sách an sinh xã hội, UBDT đã tham mưu với Đảng, Nhà nước thực hiện chính sách này như thế nào, thưa Bộ trưởng?

- Về chính sách an sinh xã hội (ASXH), Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề khó khăn của đồng bào và đã được tích hợp trong Chương trình MTQG. UBDT đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai đầy đủ những chính sách sẵn có, đồng thời tham mưu đánh giá lại hệ thống chính sách ASXH đối với đồng bào DTTS trên phạm vi toàn quốc.

Trong các nhóm giải pháp thực hiện chính sách ASXH thời gian tới, một trong những giải pháp quan trọng mà UBDT tiếp tục triển khai là huy động các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để ưu tiên hỗ trợ cho vùng đồng bào DTTS. Với vai trò, trách nhiệm của mình, UBDT tham mưu cho Đảng, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và các địa phương, ngoài nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các địa phương cũng sẵn sàng dành nguồn lực hỗ trợ đồng bào, nhất là đối với đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới...

Mỗi khi bị thiên tai, dịch bệnh, cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước, các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào DTTS đều có sự chung tay đóng góp từ các tổ chức, cá nhân, từ đó tạo thêm nguồn lực to lớn để thực hiện chính sách an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong thời gian qua.

* Nhân dịp xuân mới, Bộ trưởng có thông điệp gì gửi tới những người làm công tác dân tộc và đặc biệt là đồng bào DTTS?

- Thay mặt UBDT, tôi gửi tới toàn thể đồng bào các dân tộc Việt Nam lời cảm ơn trân trọng về sự đồng lòng, đồng tình, ủng hộ trong việc triển khai các chính sách dân tộc trong năm qua, chúc mọi người sức khỏe, hạnh phúc, gia đình an khang, thịnh vượng nhân dịp năm mới 2024.

Nhân dịp này, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới đội ngũ những người làm báo trong thời gian qua đã đồng hành với cơ quan làm công tác dân tộc các cấp nói chung và UBDT nói riêng trong việc chuyển tải các thông tin về chủ trương của Đảng, Nhà nước cũng như những kết quả thực hiện các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Chúc các đồng chí năm mới thắng lợi mới!

* Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Nguyễn Viết Tôn (thực hiện)

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền 2 cấp tập trung giải quyết nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách

Chính quyền địa phương 2 cấp nhanh chóng ổn định tổ chức bộ máy, giải quyết ngay những vấn đề khó khăn, vướng mắc, tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế từ 8 - 9% năm 2025. Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm tại Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng, được kết nối với 65 điểm cầu ở các xã, phường, tổ chức ngày 3/7.

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Đồng vốn chính sách chắp cánh ước mơ thoát nghèo

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng chục nghìn hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk đã có cơ hội thay đổi cuộc sống, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững. Không chỉ giúp người dân tiếp cận nguồn lực tài chính ưu đãi, hoạt động tín dụng chính sách tại địa phương còn được triển khai bài bản, sát thực tiễn, đảm bảo đồng vốn đến đúng người, đúng nhu cầu và đúng mục đích sử dụng.

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.