Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

TranQuocPhuong.jpg
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Hội đồng chủ trì cuộc họp. Ảnh: baodantoc.vn

Chương trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021; trong đó, đưa ra mục tiêu khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của vùng so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn; quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển; phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa; cải thiện rõ rệt đời sống của nhân dân…

Phạm vi của Chương trình là thực hiện trên địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, ưu tiên nguồn lực của Chương trình đầu tư cho các địa bàn đặc biệt khó khăn (xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn), xã an toàn khu (ATK) thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đối tượng của Chương trình gồm: xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số; hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

vna_potal_“chia_khoa”_cho_su_phat_trien_vung_dan_toc_thieu_so_tai_kon_tum_7662048 (1).jpg
Nhiều tuyến đường liên thôn, xã được hình thành giúp người dân tỉnh Kon Tum thuận lợi trong làm kinh tế. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Đại diện Ủy ban Dân tộc trình bày tóm tắt Báo cáo thẩm định hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình, các đại biểu là thành viên Hội đồng đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định; nội dung điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình được quy định tại khoản 1, Điều 4 của Luật Đầu tư công như sự cần thiết điều chỉnh Chương trình; điều chỉnh đối tượng và địa bàn thuộc diện đầu tư của Chương trình; các nội dung điều chỉnh tiểu dự án, dự án thành phần của Chương trình…

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr khẳng định, trên cơ sở các ý kiến của thành viên Hội đồng, Ủy ban Dân tộc sẽ khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu hoàn thiện hồ sơ để báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.

Làm rõ thêm các vấn đề, ông Y Vinh Tơr cho biết, việc điều chỉnh Chương trình nhằm phù hợp với việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Chính phủ đã trình Quốc hội và để làm rõ, sửa đổi, bổ sung nội dung nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng của Chương trình tại các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần.

YVInhTor.jpg
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: baodantoc.vn

Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nhấn mạnh thêm các nội dung và yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, bổ sung làm rõ như: sự phù hợp với nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định; sự phù hợp giữa tổng vốn đầu tư của Chương trình với kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; mức vốn, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn tương ứng với các nội dung đề xuất điều chỉnh; việc điều chỉnh mức vốn, nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn giữa các dự án, tiểu dự án, nội dung hoạt động trong Chương trình.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, thuyết minh làm rõ việc điều chỉnh Chương trình theo quy định của pháp luật về điều chỉnh theo quy định tại các khoản 1, 3, 4 Điều 43 của Luật Đầu tư công; giải pháp, tổ chức thực hiện Chương trình sau điều chỉnh; đánh giá hiệu quả của Chương trình sau điều chỉnh.

Cùng với đó, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đề nghị Ủy ban Dân tộc khẩn trương giải trình, bổ sung các nội dung được nêu và gửi Hội đồng xem xét. Sau khi nhận được hồ sơ giải trình, giao đơn vị thường trực của Hội đồng thẩm định nhà nước (Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm định gửi xin ý kiến các thành viên Hội đồng và hoàn thiện báo cáo sau khi có ý kiến của thành viên Hội đồng để báo cáo kết quả thẩm định trình Chủ tịch Hội đồng xem xét, ký trình Thủ tướng Chính phủ.

Thúy Hiền

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Lai Châu trao quyết định cho 38 Trưởng Công an các xã, phường

Chiều 29/6, Công an tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an và Giám đốc Công an tỉnh về tổ chức cán bộ theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ký kết hợp đồng dự án thành phần 1 cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với liên danh Vingroup – Techtra ký kết hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Dự án thành phần 1 đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 29/6, tại lễ tổng kết hoạt động, Ban chỉ đạo Xóa nhà tạm nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng thông tin: Sau gần 1 năm phát động, đến nay toàn tỉnh đã hoàn thành xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100% kế hoạch, vượt tiến độ trước 3 tháng so với mục tiêu đề ra.

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Giang về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với những cách làm linh hoạt, sáng tạo và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025 trước thời hạn, bàn giao tổng cộng 2.296 ngôi nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn và gia đình chính sách, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chuyển đổi số toàn diện tại chính quyền cấp xã mới

Chiều 25/6, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Nguyễn Đình Trung cùng đoàn công tác của tỉnh đã đi kiểm tra công tác vận hành thử nghiệm mô hình hoạt động chính quyền địa phương cấp xã (mới) tại phường Buôn Hồ và xã Phú Xuân.

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Sóc Trăng hoàn thành xóa trên 8.900 căn nhà tạm cho hộ nghèo, cận nghèo

Thông tin từ Ban chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/6, toàn tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa tổng cộng 8.917 căn nhà, đạt 100%. Đây là nỗ lực lớn của các cấp chính quyền địa phương tỉnh Sóc Trăng trong hơn 1 năm qua để hoàn thành sớm hơn kế hoạch 3 tháng so với mục tiêu ban đầu.

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Đắk Lắk tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản

Trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 10, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã xem xét và thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát việc chấp hành pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn giai đoạn 2020 - 2024.

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Bắt 2 đối tượng mua bán trái phép heroin

Thực hiện cao điểm Tháng hành động phòng, chống ma túy năm 2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Cao Bằng đã tổ chức lực lượng bắt giữ 2 đối tượng có hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 3 bánh heroin.

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Phát triển nguồn nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số đóng góp vào sự phát triển toàn diện đất nước

Để đồng bào dân tộc bắt kịp xu thế phát triển mới của đất nước trong kỷ nguyên vươn mình, chính sách quan trọng nhất vẫn là đầu tư có chiều sâu vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số. Phóng viên báo Tin tức và Dân tộc đã có cuộc phỏng vấn Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hoa Ry, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội về vấn đề này.

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Những căn nhà ấm áp nghĩa tình từ phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Sau thời gian triển khai quyết liệt, Bến Tre đã cơ bản hoàn thành Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh. Hàng nghìn hộ dân khó khăn về nhà ở nay đã được an cư trong những mái ấm kiên cố, ấm áp nghĩa tình. Qua đó, không chỉ giúp những hoàn cảnh khó khăn cải thiện điều kiện sống, chương trình còn lan tỏa tinh thần nhân văn sâu sắc trong cộng đồng.

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

'Lá chắn thép' phòng, chống ma túy vùng biên giới biển

Tuyến biên giới do Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa quản lý trải dài trên địa bàn 50 xã, phường, thị trấn thuộc 6 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với đường bờ biển dài trên 385km. Do vậy, phòng, chống tội phạm ma túy, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới, hải đảo được xem là nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa.