Kon Tum lần đầu xuất hiện bệnh trắng lá mía

Mía bị bệnh trắng lá mía trên cánh đồng Bạch đàn tại thôn Hno, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum. Ảnh: Cao Nguyên – TTXVN
Mía bị bệnh trắng lá mía trên cánh đồng Bạch đàn tại thôn Hno, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum. Ảnh: Cao Nguyên – TTXVN

Lần đầu tiên cây mía ở tỉnh Kon Tum xuất hiện của bệnh trắng lá mía. Theo thống kê của Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, chỉ trong vòng 2 tuần qua, từ 13 ha ban đầu bệnh đã lây lan lên trên 31ha, mầm bệnh lây lan, chưa có dấu hiệu dừng.

Kon Tum lần đầu xuất hiện bệnh trắng lá mía ảnh 1Chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp kiểm tra diện tích mía bị bệnh trắng lá mía trên cánh đồng Bạch đàn tại thôn Hno, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum. Ảnh: Cao Nguyên – TTXVN

Theo đó, bệnh trắng lá mía đã xuất hiện tại cánh đồng Bạch đàn, thôn Hno, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum. Diện tích bị nhiễm bệnh chủ yếu trồng giống mía Suphanburi 7, giai đoạn mía mọc mầm- đẻ nhánh. Triệu chứng gây hại trên cây mía lá có màu trắng, lá mềm; trong khóm mía có một số cây hoặc toàn bộ cây có lá màu trắng, cây thấp, lùn, chậm phát triển và cây bị héo dần. Hiện đã có 31 ha mía tại cánh đồng trên nhiễm bệnh; trong đó, diện tích bị nhiễm dưới 30% là hơn 5ha; từ 30-70% hơn 18 ha và diện tích bị nhiễm bệnh trên 70% là gần 8ha.

Theo ông Nguyễn Đình Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum cho biết, ngay khi phát hiện bệnh trắng lá mía trên địa bàn, UBND xã đã phối hợp với lại Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh xuống rà soát, đánh giá và thống kê thiệt hại từ đó thông báo rộng rãi, tuyên truyền cho người dân biết về bệnh trắng lá mía.

Kon Tum lần đầu xuất hiện bệnh trắng lá mía ảnh 2Mía bị bệnh trắng lá mía trên cánh đồng Bạch đàn tại thôn Hno, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum. Ảnh: Cao Nguyên – TTXVN

Chi cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, bệnh trắng lá mía sẽ gây tác hại làm lá mất diệp lục, lá chuyển sang màu trắng, lá mềm, ảnh hưởng đến quang hợp, chậm phát triển và dần chết. Bệnh lây truyền chủ yếu qua hom giống, qua mía gốc và qua môi giới truyền bệnh là loài rầy. Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của mía, từ giai đoạn mọc mầm đến chín. Theo đó, giai đoạn mọc mầm (tái sinh) và đẻ nhánh là giai đoạn mẫn cảm nhất với bệnh trắng lá mía, hiện bệnh trắng lá mía vẫn chưa có thuốc trừ nên việc phòng bệnh có ý nghĩa rất quan trọng.

Trước thực trạng trên, ông Trần Ngọc Luận, Trưởng Phòng Bảo vệ thực vật và Kiểm dịch nội địa (Chi Cục trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum), khuyến cáo, đối với diện tích mía có tỷ lệ cây bị bệnh thấp (mật độ cây bị bệnh dưới 30%), người dân cần cuốc bỏ cây bệnh, thu gom, tiêu hủy (chôn hoặc đốt).

Kon Tum lần đầu xuất hiện bệnh trắng lá mía ảnh 3Mía bị bệnh trắng lá mía trên cánh đồng Bạch đàn tại thôn Hno, xã Đoàn Kết, thành phố Kon Tum. Ảnh: Cao Nguyên – TTXVN

Sau khi tiến hành phun trừ rầy (trừ môi giới truyền bệnh) bằng các hoạt chất như acetamiprid, buprofezin, cypermethrin, người dân cần tiến hành chăm sóc và theo dõi cây. Với những chỗ cục bộ bị nặng, người dân phun thuốc trừ rầy trước khi cày bỏ toàn bộ cây mía trên ruộng và thu gom tiêu hủy tàn dư thực vật trên ruộng, luân canh cây trồng khác từ 1-2 vụ để hạn chế nguồn bệnh.

Trước thiệt hại do bệnh trắng lá mía gây ra, UBND xã Đoàn Kết đã kiến nghị UBND thành phố Kon Tum hỗ trợ một phần kinh phí cho người trồng mía đối với những diện tích nhiễm bệnh nặng phải cày bỏ, tiêu hủy hoàn toàn. Đồng thời, chính quyền xã cũng đề nghị Công ty cổ phần Đường Kon Tum có giải pháp hỗ trợ, chia sẻ với khó khăn của nông dân vì các hộ trồng mía trên địa bàn xã đều có cam kết hợp đồng nhận đầu tư với công ty.

Cao Nguyên

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Ngay từ những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Đội thanh niên tình nguyện tại xã Lạc Dương (đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lâm Đồng) đã sát cánh cùng đồng bào K’Ho tiếp cận chính quyền số để làm thủ tục hành chính theo nhu cầu.

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Sáng 9/7, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi, phường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình “Hành trình đỏ” lần thứ XIII - năm 2025, với Chủ đề “Kết nối dòng máu Việt” và tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu. Chương trình đã thu hút đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia hiến máu, thu hút gần 400 người đăng ký hiến máu, dự kiến tiếp nhận hơn 350 đơn vị máu.

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội không còn là khái niệm xa lạ với người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Trong vòng hơn một thập kỷ qua, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với điện thoại thông minh đã khiến mạng xã hội trở thành một phần quen thuộc trong đời sống cộng đồng. Điều đáng chú ý là bên cạnh việc kết nối thông tin, mạng xã hội còn đang làm thay đổi cách người dân tổ chức sinh hoạt kinh tế, giữ gìn văn hóa, giao tiếp cộng đồng và xây dựng bản sắc dân tộc.

Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Trước sự thay đổi lớn về tổ chức hành chính, Công an tỉnh Cà Mau đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Dự báo thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm nay có nắng nóng có thể xảy ra kéo dài khiến cho nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp bị suy giảm, dễ xảy ra khô hạn cục bộ. Cùng với việc chủ động chống hạn, cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám cơ sở, khuyến cáo nông dân bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh gây hại…

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Sáng 8/7, Đại tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia dẫn đầu đoàn kiểm tra của Tổ Công tác triển khai Đề án 06, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số gắn với Đề án 06 làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về việc rà soát, đánh giá hệ thống thông tin của các đơn vị hành chính theo mô hình mới.

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

"Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tiêm phòng và tổ chức phòng chống dịch; chủ động nguồn lực, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra" là chỉ đạo của ngành chức năng tỉnh Gia Lai sau khi tiêu hủy 202 con lợn dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, lớn nhất khu vực sông Tiền. Diện tích trên tập trung ở 4 xã trọng điểm Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 3 và xã Hưng Thạnh.

Thanh Hóa huy động 245 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Thanh Hóa huy động 245 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 7/7, Tỉnh đoàn Thanh Hóa ra quân đồng loạt các đội hình thanh niên tình nguyện tại 166 xã, phường hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cơ sở. Đây là hoạt động tình nguyện có ý nghĩa, tạo môi trường rèn luyện, cống hiến cho lực lượng trẻ, góp phần xây dựng chính quyền số, xã hội số ngay từ cơ sở.

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Với 32 km bờ biển nằm ở phía Đông cùng 2 cửa sông chính gồm Cửa Tiểu, cửa Soài Rạp là cửa ngõ giao thông đường thủy quan trọng thông ra biển Đông nối với các tỉnh trong nước và quốc tế, tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng cùng lợi thế để phát triển kinh tế biển; trong đó, có nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; hậu cần nghề cá; du lịch sinh thái biển; phát triển công nghiệp, cảng biển. Tỉnh định hướng trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển là mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển của địa phương.

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.