Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Với 32 km bờ biển nằm ở phía Đông cùng 2 cửa sông chính gồm Cửa Tiểu, cửa Soài Rạp là cửa ngõ giao thông đường thủy quan trọng thông ra biển Đông nối với các tỉnh trong nước và quốc tế, tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng cùng lợi thế để phát triển kinh tế biển; trong đó, có nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; hậu cần nghề cá; du lịch sinh thái biển; phát triển công nghiệp, cảng biển. Tỉnh định hướng trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển là mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển của địa phương.

kinh-te-bien-dong-thap.jpg
Đồng Tháp là địa phương có diện tích nuôi cá tra lớn nhất cả nước. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN

Phát triển nghề nuôi trồng hải sản

Các xã vùng duyên hải ở biển Gò Công của tỉnh Đồng Tháp với hệ sinh thái rừng ngập mặn là môi trường lý tưởng để loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ sinh sôi, phát triển mạnh. Diện tích nuôi nghêu của tỉnh hiện nay đạt 2.300 ha, diện tích nuôi tôm đạt gần 4.000 ha, hàng năm thu hoạch khoảng 16.000 tấn tôm, 15.000 - 17.000 tấn nghêu, chủ yếu cung cấp cho thị trường xuất khẩu.

Theo ghi nhận tại vùng chuyên canh nuôi nghêu ở biển Tân Thành, xã Tân Thành, tỉnh Đồng Tháp, thương lái thu mua nghêu thương phẩm có giá từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg, tùy theo kích cỡ thu hoạch (khoảng 50-60 con/kg). Với năng suất 15 tấn/ha mặt nước trong năm nay, người nuôi nghêu ở biển Tân Thành phấn khởi vì thu nhập từ 1 ha nuôi nghêu đạt từ 300-400 triệu đồng.

Ông Nguyễn Tuấn Duy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Gò Công Đông, tỉnh Đồng Tháp cho biết: Nhằm nâng cao chuỗi giá trị nghêu thương phẩm hướng đến phát triển bền vững, tỉnh Đồng Tháp phối hợp Trung tâm Hợp tác quốc tế nuôi trồng và khai thác thủy sản bền vững (ICAFIS), Tổ chức OXFAM và Ủy ban nhân dân xã Gò Công Đông xây dựng vùng quản lý khai thác nghêu tại Gò Công, theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý biển MSC. Vào ngày 15/11/2023, con nghêu Gò Công Đông được trao chứng nhận đạt tiêu chuẩn ASC (Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản). Đây được xem là "giấy thông hành" đưa nghêu Việt Nam đi vào nhiều thị trường khó tính như: Châu Âu, Nhật Bản… Vùng nuôi nghêu xã Gò Công Đông của Đồng Tháp trở thành vùng nuôi nghêu thứ 4 của Việt Nam và cũng là vùng nuôi nghêu thứ 4 trên thế giới đạt chứng nhận này. Hiện vùng nuôi nghêu này có diện tích 350 ha, do Ban Quản lý cồn bãi xã Gò Công Đông quản lý, khai thác.

Nghề nuôi nghêu tại ven biển Gò Công ở tỉnh Đồng Tháp phát triển nhiều năm nay đã góp phần giải quyết việc làm, thu nhập cho người dân khu vực biển cũng như tạo nguồn cung hàng hóa phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu. Mỗi năm, vùng nuôi nghêu ở vùng biển Gò Công giải quyết lao động cho khoảng 100.000 người. Vào mùa thu hoạch, vùng nuôi nghêu ở biển Gò Công thu hút từ 3.000-3.500 lao động với thu thu nhập bình quân từ 50.000-60.000 đồng/giờ cào nghêu.

Bên cạnh phát triển các vùng nuôi nghêu, các xã Tân Điền, Tân Phú Đông, xã Gò Công Đông của tỉnh Đồng Tháp còn chú trọng mở rộng điện tích nuôi tôm. Trong 6 tháng đầu năm 2025, diện tích thả nuôi thủy sản đạt 12.639 ha, trong đó diện tích thả nuôi tôm khu vực ven biển của tỉnh Đồng Tháp đạt khoảng 4.895 ha với sản lượng ước khoảng 19.850 tấn/năm; trong đó, diện tích thả nuôi thâm canh đạt 3.200 ha.

Ông Lê Thanh Đằng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Phú Đông, tỉnh Đồng Tháp cho biết, được sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, vùng đất ven biển của xã Tân Phú Đông đã được đầu tư xây dựng nhiều công trình thủy lợi phục vụ nuôi và khai thác thủy, hải sản, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với nâng cao đời sống nhân dân. Từ đó, diện tích nuôi tôm ngày càng được mở rộng, kết hợp với khai thác nguồn lợi hải sản từ các cồn bãi đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình cùng kinh tế địa phương.

Bên cạnh các mô hình nuôi tôm truyền thống gồm quảng canh và công nghiệp, các hộ nuôi tôm ở xã Tân Phú Đông đã bắt đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trong nuôi tôm nước lợ như: Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, ban đầu với diện tích 30 ha/14 hộ, cho năng suất bình quân từ 40 - 70 tấn/ha (nuôi thông thường từ 15 - 20 tấn/ha).

Bà Trần Thị Bé Bảy, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & Môi trường tỉnh Đồng Tháp cho biết, địa phương tiếp tục phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ mới, thân thiện môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, các mô hình nuôi sinh thái; các mô hình áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP), các tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC); áp dụng mô hình nuôi ghép, nuôi 2 hoặc 3 giai đoạn; quy trình nuôi tuần hoàn;… để nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư các dự án công nghiệp

Ông Trần Văn Dũng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết, với tiềm năng phát triển rộng mở nên tỉnh Đồng Tháp đã xác định định hướng phát triển vùng kinh tế phía Đông của địa phương là kinh tế biển, đặc biệt quan tâm tập trung phát triển hạ tầng công nghiệp và thu hút đầu tư các dự án công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỉnh xem đây là giải pháp quyết định cho sự phát triển của địa phương.

Tại các xã khu vực phía Đông của tỉnh Đồng Tháp hiện có Khu công nghiệp Dịch vụ Dầu khí Soài Rạp (diện tích 285 ha). Cụm công nghiệp Gia Thuận 1 (diện tích 50 ha); Cụm công nghiệp Gia Thuận 2 (diện tích 50 ha); Cụm công nghiệp Phước Trung (diện tích 30 ha).

Việc phát triển, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ theo định hướng phát triển của địa phương đề ra.

Xã Gia Thuận có Cụm công nghiệp Gia Thuận 1 do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Tiền Giang làm chủ đầu tư đã hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và thu hút nhà đầu tư thứ cấp từ năm 2020. Đến nay, cụm công nghiệp này đã tiếp nhận 5 nhà đầu tư thứ cấp, đạt tỉ lệ lấp đầy 62,25% (24,9 ha/40 ha đất công nghiệp). Các doanh nghiệp hoạt động các lĩnh vực như: chế biến, may giày, bê tông..., còn 37,75% đất công nghiệp tiếp tục kêu gọi đầu tư. Cụm công nghiệp Gia Thuận 2 đang được Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Tiền Giang làm chủ đầu tư đang triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật, dự kiến mời gọi tiếp nhận nhà đầu tư thứ cấp năm 2025.

Bên cạnh đó, nhiều dự án đã được cấp giấy chấp thuận nhà đầu tư, thống nhất chủ trương nghiên cứu dự án. Cụ thể: Dự án Nhà máy Hydro xanh Tiền Giang của Công ty cổ phần Năng lượng tái tạo Tiền Giang với diện tích 44.958,3 m2, công suất 400 MW; Dự án Cảng tổng hợp Gò Công (diện tích 186 ha) của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng Sài Gòn; Dự án Điện gió Tân Thành (100 MW) của Công ty cổ phần Điện Gia Lai được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương nghiên cứu dự án; Khu đô thị thông minh Tân Điền (2.680 ha) của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Khải Hoàn...

Ông Huỳnh Thanh Toàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Gia Thuận, tỉnh Đồng Tháp cho biết, địa phương phối hợp tốt các ngành tỉnh trong giải quyết thủ tục pháp lý hồ sơ liên quan (đất đai, ngành nghề, quy hoạch 1/500... để thu hút đầu tư). Ngoài ra, các cơ sở hạ tầng như giao thông, điện nước, thông tin liên lạc đã và đang được đầu tư, nâng cấp để phục vụ tốt cho mục tiêu phát triển các cụm công nghiệp bền vững.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Trần Văn Dũng, địa phương sẽ tập trung chủ trương hướng ra biển của Trung ương, của tỉnh để cụ thể hóa mục tiêu đến năm 2030 phát triển thành công và đột phá các ngành kinh tế biển, phát triển du lịch và dịch vụ biển; trong đó, tỉnh sẽ đẩy mạnh liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng, khai thác, bảo quản chế biến thủy, hải sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực, có chất lượng kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bước đầu là hình thành vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại các xã ven biển để nhân rộng ra các khu vực ven biển khác; phát triển vùng nuôi nghêu theo hình thức quản lý cộng đồng bền vững.

Đồng thời, trong thời gian tới, địa phương sẽ tập trung thu hút phát triển ngành công nghiệp có lợi thế như cảng biển, logistics, công nghiệp chế biến, cơ khí, tập trung đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Soài Rạp, Cụm công nghiệp Gia Thuận 2. Địa phương sẽ tập trung phát triển đồng bộ từng bước hình thành khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị sinh thái ven biển...

Hiện nay, hạ tầng kết nối, kỹ thuật phục vụ phát triển khu, cụm công nghiệp phía Đông đã được quy hoạch, đầu tư cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Đây được xem là nền tảng quan trọng để các xã vùng duyên hải phía Đông thu hút đầu tư, phát triển bền vững, hướng tới trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Đồng Tháp./.

Có thể bạn quan tâm

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Vùng cao Quảng Trị đồng lòng xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả

Sau khi chính quyền địa phương 2 cấp tại tỉnh Quảng Trị chính thức vận hành, các xã miền núi đã nhanh chóng ổn định tổ chức, đưa bộ máy hành chính mới đi vào hoạt động. Dù còn nhiều khó khăn về nhân lực, địa bàn rộng và điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của người dân, các hoạt động công vụ đang dần được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

An Giang bố trí 11 điểm đưa đón cán bộ từ Rạch Giá đến Long Xuyên

Nhằm tạo điều kiện cho cán bộ, công chức di chuyển từ phường Bình Đức, Long Xuyên sang phường Rạch Giá, tỉnh An Giang làm việc, Sở Xây dựng tỉnh An Giang cho biết: Công ty TNHH Vận tải Du lịch Tuấn Nga sẽ tổ chức đón, đưa cán bộ, công chức tại 11 điểm từ Rạch Giá đi Long Xuyên, Bình Đức và ngược lại.

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy tăng kỷ lục

Theo Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (tỉnh Tuyên Quang), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu đạt 312 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục trong nhiều năm qua, cho thấy sự phục hồi và đột phá của hoạt động thương mại biên giới giữa tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Xã Phiêng Pằn vận hành chính quyền hai cấp

Cùng với các địa phương trong cả nước, từ ngày 1/7/2025, xã biên giới Phiêng Pằn (mới), tỉnh Sơn La vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Phiêng Pằn (mới) được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã là Chiềng Lương, Phiêng Pằn, Nà Ớt của huyện Mai Sơn (cũ).

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Nguy cơ sạt lở đe dọa nhiều hộ dân miền núi Thanh Hóa

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa cho biết, thực hiện Đề án sắp xếp ổn định dân cư khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại khu vực miền núi, giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, Thanh Hóa đã vận động, hỗ trợ được 408 hộ di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều hộ dân phải sống trong vùng có nguy cơ cao bị sạt lở, hoặc xảy ra lũ ống, lũ quét.

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Hỗ trợ người dân di chuyển tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm do mưa lớn kéo dài

Trong những ngày qua, ở tỉnh Sơn La, nhất là các xã Mường Chiên, Chiềng Mai đã xảy ra mưa lớn kéo dài khiến một số vị trí có nguy cơ sạt lở, gây ảnh hưởng đến an toàn của người dân. Trước tình hình đó, Công an các xã đã huy động cán bộ, chiến sĩ và lực lượng an ninh trật tự ở cơ sở hỗ trợ người dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn.

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Phú Thọ: Mưa lớn gây sạt lở trên Quốc lộ 70B

Thông tin từ Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ cho biết, do mưa lớn, vào khoảng 18 giờ 30 phút ngày 1/7, tại km24+030 Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang đã xảy ra sạt lở mái taluy dương khiến hàng trăm m3 đất đá và nhiều cây cối đổ xuống đường, gây ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài vị trí trên, trên Quốc lộ 70B đoạn qua địa bàn xã Văn Lang còn có nhiều điểm sạt lở taluy dương nhỏ khác.

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Xuất hiện lũ lớn đầu nguồn sông Hồng tại Lào Cai

Do ảnh hưởng của mưa lớn tại các địa phương của tỉnh Lào Cai kéo dài nhiều ngày qua kết hợp với mưa to phía lưu vực Trung Quốc, lũ từ đầu nguồn ào ạt đổ về gây lũ cao trên sông Hồng đoạn chảy qua phường Lào Cai.

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Khởi đầu của niềm tin và kỳ vọng

Cùng với cả nước, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đã chính thức được khởi động, đi vào vận hành đồng loạt ở tỉnh Điện Biên.

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Đồng bộ tổ chức, nâng chất phục vụ nhân dân

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp của tỉnh Đắk Lắk chính thức đi vào hoạt động. Toàn tỉnh có 102 xã, phường nhanh chóng hoàn thiện bộ máy tổ chức, triển khai nhiệm vụ trọng tâm, chú trọng tiếp dân và giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.