Chủ động bám sát cơ sở phục vụ người dân

Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, tỉnh Cà Mau chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Trước sự thay đổi lớn về tổ chức hành chính, Công an tỉnh Cà Mau đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm bảo đảm việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.

cong-an-tinh-ca-mau.jpg
Cán bộ Công an xã Hưng Hội (tỉnh Cà Mau) hướng dân người dân làm các thủ tục. Ảnh: Chanh Đa/TTXVN

Ngay sau khi hoàn tất hợp nhất các đơn vị hành chính, Công an tỉnh Cà Mau đã phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt trong lĩnh vực giải quyết thủ tục hành chính. Tỉnh Cà Mau hiện đã công khai 1.878 thủ tục hành chính; cung cấp 786 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 1.654 dịch vụ công trực tuyến một phần trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Các đơn vị Công an triển khai hiệu quả Đề án 06/CP của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Việc này nhằm duy trì liên tục hoạt động cung cấp dịch vụ công, nhất là trong thời điểm đầu vận hành bộ máy mới.

Lãnh đạo Công an tỉnh Cà Mau nhấn mạnh, công tác giải quyết thủ tục hành chính không chỉ là nhiệm vụ thường xuyên mà còn là thước đo chất lượng phục vụ, uy tín của cơ quan công quyền trong mắt nhân dân. Ban Giám đốc Công an tỉnh yêu cầu các đơn vị nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng chậm trễ, gây phiền hà.

Tại xã Vĩnh Hậu, đơn vị vừa được sắp xếp lại, công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính trong những ngày đầu vận hành mô hình chính quyền hai cấp vẫn diễn ra nền nếp.

Ông Phạm Thanh Quang (ngụ ấp Vĩnh Mẫu, xã Vĩnh Hậu) cho biết: “Khi đến Công an xã làm thủ tục hành chính, tôi được hướng dẫn tận tình, thủ tục được giải quyết nhanh chóng. Điều này tạo thuận lợi lớn cho người dân”.

Thượng tá Châu Thành Công, Trưởng Công an xã Vĩnh Hậu, cho biết đơn vị đã chủ động bố trí trụ sở, trang thiết bị, lực lượng hợp lý và chú trọng rèn luyện văn hóa ứng xử, tác phong của cán bộ khi tiếp dân. “Chúng tôi coi sự hài lòng của người dân là mục tiêu quan trọng nhất trong công tác cải cách hành chính”, Thượng tá Công nhấn mạnh.

Tại xã Đầm Dơi, Công an xã đã chủ động thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tiếp dân, đồng thời gửi thông tin tới các tổ chức, đoàn thể, khóm, ấp và đăng tải lên mạng xã hội để người dân nắm bắt.

Bà Tô Hồng Nhanh (ngụ xã Đầm Dơi) chia sẻ: “Trước đó, tôi lo việc hợp nhất xã có thể khiến thời gian giải quyết thủ tục kéo dài. Tuy nhiên, ngay trong ngày 1/7, tôi đã thấy thông báo rõ ràng và được giải quyết thủ tục nhanh chóng, thuận tiện”.

Người dân đến làm các thủ tục về đăng ký xe tại phường Tân Thành (tỉnh Cà Mau). Ảnh: Chanh Đa/TTXVN

Người dân đến làm các thủ tục về đăng ký xe tại phường Tân Thành (tỉnh Cà Mau). Ảnh: Chanh Đa/TTXVN

Không chỉ tập trung giải quyết thủ tục tại chỗ, Công an tỉnh Cà Mau còn rà soát các Thông tư, Nghị định liên quan đến thủ tục hành chính, kịp thời phát hiện những quy định không còn phù hợp để kiến nghị điều chỉnh, rút gọn quy trình, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ.

Công an tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác bảo mật hệ thống thiết bị giải quyết thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm tăng tính minh bạch, khách quan trong xử lý hồ sơ, giảm tiếp xúc trực tiếp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người dân.

Thời gian tới, Công an tỉnh Cà Mau tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ để nâng cao chất lượng phục vụ. Mục tiêu xuyên suốt là lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, nâng cao chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), tạo niềm tin vững chắc vào chính quyền trong giai đoạn đổi mới./.

Có thể bạn quan tâm

Các vị sư luân phiên canh giữ ngọn đèn cầy luôn sáng lung linh trong suốt 3 tháng nhập hạ.

Dâng đèn cầy trong dịp Lễ Nhập hạ của đồng bào Khmer Nam Bộ

Cứ mỗi dịp ngày Rằm tháng 6 Âm lịch, đồng bào Phật giáo Nam tông Khmer lại chuẩn bị Lễ Nhập hạ (Chôl Vossa) với nhiều nghi lễ quan trọng. Trong đó, nghi lễ dâng đèn cầy vào chùa của bà con Phật tử đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, vừa mang ý nghĩa biểu tượng của ánh sáng trí tuệ, vừa mang ý nghĩa sâu sắc trong việc hộ trì Tam Bảo, mở đầu cho 3 tháng sư sãi an cư tu học.

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Tuổi trẻ hỗ trợ đồng bào vùng sâu tiếp cận chính quyền số

Ngay từ những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, Đội thanh niên tình nguyện tại xã Lạc Dương (đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Lâm Đồng) đã sát cánh cùng đồng bào K’Ho tiếp cận chính quyền số để làm thủ tục hành chính theo nhu cầu.

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Lan tỏa tinh thần nhân ái trong hiến máu ở vùng sâu, vùng xa

Sáng 9/7, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi, phường Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Điện Biên tổ chức chương trình “Hành trình đỏ” lần thứ XIII - năm 2025, với Chủ đề “Kết nối dòng máu Việt” và tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu. Chương trình đã thu hút đông đảo cán bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân tham gia hiến máu, thu hút gần 400 người đăng ký hiến máu, dự kiến tiếp nhận hơn 350 đơn vị máu.

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội đang làm thay đổi quan hệ cộng đồng người dân tộc thiểu số

Mạng xã hội không còn là khái niệm xa lạ với người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc. Trong vòng hơn một thập kỷ qua, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với điện thoại thông minh đã khiến mạng xã hội trở thành một phần quen thuộc trong đời sống cộng đồng. Điều đáng chú ý là bên cạnh việc kết nối thông tin, mạng xã hội còn đang làm thay đổi cách người dân tổ chức sinh hoạt kinh tế, giữ gìn văn hóa, giao tiếp cộng đồng và xây dựng bản sắc dân tộc.

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Nắng nóng kéo dài, nguy cơ khô hạn cục bộ tại vùng lúa Đắk Lắk

Dự báo thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm nay có nắng nóng có thể xảy ra kéo dài khiến cho nguồn nước tưới phục vụ nông nghiệp bị suy giảm, dễ xảy ra khô hạn cục bộ. Cùng với việc chủ động chống hạn, cán bộ kỹ thuật thường xuyên bám cơ sở, khuyến cáo nông dân bón phân cân đối và phòng trừ sâu bệnh gây hại…

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Trung ương làm việc tại Lạng Sơn

Sáng 8/7, Đại tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu quốc gia dẫn đầu đoàn kiểm tra của Tổ Công tác triển khai Đề án 06, cải cách thủ tục hành chính và chuyển đổi số gắn với Đề án 06 làm việc với UBND tỉnh Lạng Sơn về việc rà soát, đánh giá hệ thống thông tin của các đơn vị hành chính theo mô hình mới.

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Siết chặt kiểm soát, phòng chống dịch tả lợn châu Phi

"Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tiêm phòng và tổ chức phòng chống dịch; chủ động nguồn lực, vật tư, trang thiết bị sẵn sàng ứng phó kịp thời khi dịch bệnh xảy ra" là chỉ đạo của ngành chức năng tỉnh Gia Lai sau khi tiêu hủy 202 con lợn dương tính với virus gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Phát triển vùng chuyên canh dứa lớn ở khu vực sông Tiền

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp) đã khai hoang, trồng được gần 15.400 ha dứa chuyên canh, lớn nhất khu vực sông Tiền. Diện tích trên tập trung ở 4 xã trọng điểm Tân Phước 1, Tân Phước 2, Tân Phước 3 và xã Hưng Thạnh.

Thanh Hóa huy động 245 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Thanh Hóa huy động 245 đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 7/7, Tỉnh đoàn Thanh Hóa ra quân đồng loạt các đội hình thanh niên tình nguyện tại 166 xã, phường hỗ trợ vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại cơ sở. Đây là hoạt động tình nguyện có ý nghĩa, tạo môi trường rèn luyện, cống hiến cho lực lượng trẻ, góp phần xây dựng chính quyền số, xã hội số ngay từ cơ sở.

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Đồng Tháp: Đặt trọng tâm vào khai thác hành lang kinh tế biển

Với 32 km bờ biển nằm ở phía Đông cùng 2 cửa sông chính gồm Cửa Tiểu, cửa Soài Rạp là cửa ngõ giao thông đường thủy quan trọng thông ra biển Đông nối với các tỉnh trong nước và quốc tế, tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng cùng lợi thế để phát triển kinh tế biển; trong đó, có nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; hậu cần nghề cá; du lịch sinh thái biển; phát triển công nghiệp, cảng biển. Tỉnh định hướng trong thời gian tới, phát triển kinh tế biển là mũi nhọn, động lực thúc đẩy phát triển của địa phương.

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Bản Phiêng Nghè (Sơn La) lại khốn đốn vì ngập úng

Những trận mưa kéo dài nhiều ngày qua đã khiến tình trạng ngập úng ở bản Phiêng Nghè, phường Chiềng An, tỉnh Sơn La tiếp tục tái diễn, có nơi ngập sâu từ 2 - 3m, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt, đi lại của một số hộ dân.

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

'Chuyến đi hạnh phúc' cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn

Ngày 4/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến đi hạnh phúc” cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn của các địa phương Lào Cai, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang và Cần Thơ nhân Tháng hành động vì trẻ em.

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Khu vực Long Xuyên và Rạch Giá có khả năng ngập úng cục bộ khi mưa lớn

Ngày 4/7, bản tin dự báo thủy văn của Đài khí tượng thủy văn tỉnh An Giang cho biết: Khu vực đầu nguồn sông Cửu Long mực nước sẽ tiếp tục xuống chậm trong 2-3 ngày tới, sau đó lên theo triều. Tại khu vực Rạch Giá và Long Xuyên cảnh báo khả năng xuất hiện hiện tượng ngập úng cục bộ trong đô thị khi xuất hiện mưa lớn.