Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Yên Bái, Tiền Giang, Đồng Nai thảo luận ở tổ. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN
Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Yên Bái, Tiền Giang, Đồng Nai thảo luận ở tổ. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, chiều 31/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về hai dự án Luật: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ảnh 1Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Cho ý kiến thảo luận về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ sự đồng tình cao với việc sửa đổi Luật sau 14 năm thực hiện. Việc sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, giải quyết những bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Bổ sung hành vi bạo lực gia đình trên không gian mạng

Tham gia ý kiến góp ý đối với dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) nhấn mạnh Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được Quốc hội ban hành năm 2007, qua gần 15 năm thực hiện, cho đến thời điểm này, cần thiết phải sửa đổi. Việt Nam là một trong những nước tiếp cận với việc phòng, chống bạo lực gia đình từ rất sớm. Thời gian vừa qua mặc dù Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được ban hành sớm, tạo sự chuyển biến nhận thức ở các cấp chính quyền, người dân, song người dân phản ánh vấn đề bị bạo lực đến các cấp chính quyền vẫn còn thấp.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ảnh 2Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Yên Bái, Tiền Giang, Đồng Nai thảo luận ở tổ. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN

Theo đại biểu, qua con số trong các báo cáo của Chính phủ thấy rằng có đến hơn 90% phụ nữ bị bạo lực nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ; rất nhiều trẻ em bị bố mẹ xử phạt bằng hình thức đánh đập, và nhiều phụ huynh cũng không biết hành vi đánh con của mình là hành động bạo lực.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ảnh 3Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước Điểu Huỳnh Sang phát biểu. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Từ đây, đại biểu cho rằng, một trong những yếu tố để nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là việc cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến những hành vi về bạo lực gia đình để những hành vi này được nhận diện rõ ràng trong cộng đồng xã hội.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh cũng lưu ý và đề nghị Ban soạn thảo dự thảo Luật bổ sung hành vi bạo lực gia đình trên không gian mạng. Theo đại biểu, trong nhiều trường hợp, những người trong gia đình mâu thuẫn, không bằng lòng nhau đã đưa lên không gian mạng các thông tin cá nhân nhạy cảm của người thân và đây chính là hành vi bạo lực gia đình. "Bạo lực này còn khủng khiếp hơn những hành vi bạo lực bên trong nội bộ gia đình, vì bản thân mỗi người luôn rất ngại khi người khác biết được nỗi khổ của bản thân", đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại quy định về góp ý, phê bình và hỗ trợ phòng ngừa bạo lực gia đình. Theo đại biểu, việc tổ chức phê bình, góp ý của tổ dân phố với người có hành vi bạo lực gia đình cần được quy định trên cơ sở tính toán toàn diện các yếu tố tác động bởi khi người chồng hoặc vợ bị phê bình dưới hình thức này có thể quay trở lại "bạo lực kép" với người thân.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ảnh 4Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Phạm Trọng Nghĩa phát biểu. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN

Thể hiện sự băn khoăn với quy định người bị cấm tiếp xúc phải giữ khoảng cách với người bị bạo lực gia đình trong suốt thời gian áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc từ 50 m trở lên, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh cho rằng việc tiếp xúc không chỉ dừng ở hoạt động giao tiếp nói chuyện với nhau, bằng hành động trực tiếp mà còn có thể trên không gian mạng hay như một đại biểu đã nói là "nửa vòng trái đất người ta vẫn có thể dùng những hành vi bạo lực gia đình". Do đó, đại biểu cho rằng quy định này mang tính phiến diện, chưa đầy đủ, chưa toàn diện, đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc thêm.

Để thực hiện nội dung phòng, chống bạo lực gia đình hiệu quả, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh đề nghị nhấn mạnh sự phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đề cập trách nhiệm của các các bộ, các tổ chức chính trị - xã hội, dự thảo Luật cũng cần bổ sung các hội như Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh thời gian gần đây có rất nhiều người cao tuổi bị bỏ rơi, đánh đập.

Tăng hiệu quả xử lý các vụ việc bạo lực gia đình

Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) chỉ ra rằng, Tờ trình của Chính phủ có nêu 90,4% phụ nữ bị bạo hành thể xác, hoặc tình dục nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ, như vậy là vụ việc không được đưa ra để xử lý. Đại biểu cho rằng đây là con số rất đáng quan ngại.

Theo đại biểu dự thảo Luật lần này phải tăng được hiệu quả xử lý các vụ việc bạo lực gia đình; cần có giải pháp mạnh mẽ để khắc phục tình trạng này.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng nêu rõ, Tờ trình có thống kê số vụ việc bạo lực gia đình, nhưng không thống kê số vụ giải quyết hay không giải quyết, giải quyết có hiệu quả hay không hiệu quả…. Do đó, đại biểu đề nghị cần làm rõ nội dung này.

Đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Văn An (Thái Bình) chỉ ra rằng, tại khoản 1 Điều 20 dự thảo Luật quy định “Hòa giải trong phòng, chống bạo lực gia đình là việc người tiến hành hòa giải hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp để không làm phát sinh bạo lực gia đình hoặc chấm dứt bạo lực gia đình”.

Theo đại biểu, dự thảo Luật chỉ quy định hướng dẫn là chưa đầy đủ, phổ quát hết các hình thức hòa giải trong thực tiễn; mặt khác, nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải ở cơ sở, ngoài hướng dẫn ra còn có giúp đỡ. Do đó, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung thêm các hình thức hòa giải khác như: giúp đỡ, giải thích, các biện pháp vận động, thuyết phục khác…

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ảnh 5Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Phạm Trọng Nghĩa phát biểu. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Ngoài ra, một số đại biểu cũng chỉ ra rằng, qua thực tiễn theo dõi, giám sát, tại địa bàn sinh sống của một số đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn giữ phong tục, tập quán lạc hậu, tình trạng tảo hôn và bạo lực gia đình tương đối phổ biến, một số hành vi bạo lực gia đình trong đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ chung trong cả nước. Do vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với các địa phương, khu vực có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Phát huy vai trò của xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình

Tham gia thảo luận, làm rõ một số ý kiến đại biểu Quốc hội quan tâm đến dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao Ban soạn thảo đã rất nghiêm túc, có báo cáo giải trình, tiếp thu kịp thời nội dung mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

Đi vào góp ý cho các nội dung của dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn dự thảo Luật cần phải làm rõ hơn nữa hai vế phòng và chống. Trong đó, phòng bao giờ cũng phải cơ bản đi trước, chống cần phải cương quyết. Tuy nhiên, qua nghiên cứu dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật chưa thể hiện thỏa mãn các giải pháp, biện pháp để phòng ngừa bạo lực gia đình. Nội dung phòng ngừa mới chỉ chủ yếu đề cập đến việc thông tin, tuyên truyền, trong khi việc phòng ngừa cần phải hướng đến không dám, không thể thực hiện bạo lực. Có như vậy, theo Chủ tịch Quốc hội đến khi luật ban hành ra mới tạo được chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Nhấn mạnh gia đình là tế bào của xã hội, song trong dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá chưa thể hiện rõ được mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình. Bên cạnh việc xã hội hóa đầu tư cho các cơ sở bảo trợ xã hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị dự thảo Luật cần đặt vấn đề phát huy vai trò của xã hội nói chung trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Cần tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình ảnh 6Đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông Dương Khắc Mai phát biểu. Ảnh: Phương Hoa - TTXVN

Lấy ví dụ về các vụ việc gây bức xúc dư luận gần đây để cảnh báo tình hình bạo lực gia đình đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc rất nghiêm trọng, song theo Chủ tịch Quốc hội, việc phát hiện chủ yếu là qua các cơ quan thông tấn, báo chí, còn bản thân các thiết chế trong hệ thống chính trị, nhất là cơ quan chủ trì trong từng lĩnh vực chưa được thể hiện rõ.

Về nhận diện hành vi bạo lực gia đình, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ sự tán thành với dự thảo Luật. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, phân tích, nhận dạng cho đầy đủ các hành vi bạo lực gia đình.

Việt Đức

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Đắk Lắk xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Đắk Lắk xóa nhà tạm, dựng mái ấm cho người có công

Thực hiện chủ trương “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực từng ngày để tri ân sâu sắc những người đã hy sinh, cống hiến cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Những căn nhà mới vững chãi đang được dựng lên không chỉ là nơi an cư, mà còn là biểu tượng của đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn được gìn giữ và phát huy.

Ngang nhiên khai thác cát trái phép trên sông Ayun

Ngang nhiên khai thác cát trái phép trên sông Ayun

Thời gian qua, hoạt động khai thác cát trái phép trên sông Ayun (đoạn chảy qua địa bàn xã Ayun, tỉnh Gia Lai) diễn ra công khai với quy mô lớn. Ghi nhận thực tế cho thấy, “cát tặc” ngang nhiên khai thác suốt ngày đêm, vận chuyển rầm rộ qua các tuyến đường chính mà không gặp bất cứ sự kiểm tra, xử lý nào từ chính quyền địa phương.

Tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam liên tục thay đổi thủ đoạn

Tội phạm trên tuyến biên giới Tây Nam liên tục thay đổi thủ đoạn

Tây Ninh có hơn 368 km đường biên giới tiếp giáp ba tỉnh của Vương quốc Campuchia gồm Svay Rieng, Pray Veng và Tboung Khmum. Tỉnh hiện có 4 cửa khẩu quốc tế, 4 cửa khẩu quốc gia, 13 cửa khẩu phụ. Thời gian qua, lợi dụng địa hình bằng phẳng và nhiều đường mòn, lối mở qua lại biên giới, một số đối tượng đã đưa tài sản trộm cắp trong nước sang Campuchia tiêu thụ. Lực lượng chức năng biên giới Tây Ninh đã tích cực vào cuộc xử lý.

Công an cơ sở - Cầu nối dịch vụ công vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công an cơ sở - Cầu nối dịch vụ công vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Không cần phải đi xa hay chờ đợi lâu, người dân ở phía Tây tỉnh Gia Lai giờ đây dễ dàng làm thủ tục hành chính ngay tại cơ sở. Có được thuận lợi này là nhờ sự vào cuộc của lực lượng Công an xã, phường, đã đưa dịch vụ công đến gần dân hơn, đặc biệt là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ người dân có nhà bị cháy vượt qua khó khăn

Bộ đội Biên phòng Quảng Trị hỗ trợ người dân có nhà bị cháy vượt qua khó khăn

Ngày 23/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương xã A Dơi triển khai chữa cháy kịp thời nhà dân lúc rạng sáng, hỗ trợ bước đầu cho gia đình các nạn nhân lương thực, thực phẩm để vượt qua khó khăn trước mắt.

Nghề nuôi yến đang hình thành chuỗi giá trị mới

Nghề nuôi yến đang hình thành chuỗi giá trị mới

Nghề nuôi chim yến đang hình thành nên chuỗi giá trị mới trong phát triển kinh tế nông thôn tại tỉnh Gia Lai. Không chỉ tạo ra nguồn thu nhập ổn định, nhiều mô hình còn được liên kết sản xuất, chuẩn hóa tiêu chuẩn sản phẩm, xây dựng thương hiệu hướng tới thị trường xuất khẩu.

Gia Lai hỗ trợ tối đa cho cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng sau sắp xếp

Gia Lai hỗ trợ tối đa cho cán bộ, người lao động bị ảnh hưởng sau sắp xếp

Ngày 22/7, tại Kỳ họp thứ 2 HĐND tỉnh Gia Lai khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026, các đại biểu đã thống nhất thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Gia Lai bị tác động, ảnh hưởng của việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.

Chăm lo cho người có công bằng trách nhiệm và trái tim

Chăm lo cho người có công bằng trách nhiệm và trái tim

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, tỉnh Đồng Nai luôn dành sự quan tâm sâu sắc đến các đối tượng người có công với cách mạng. Các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đảng và đoàn thể trong tỉnh đã tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Vào lúc 13 giờ ngày 21/7, tại km 229+100 Quốc lộ 4H (thuộc địa phận bản Tó Khò, xã Mù Cả, tỉnh Lai Châu) lực lượng Biên phòng thuộc Phòng Nghiệp vụ và Đồn Biên phòng Mù Cả, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu đã bắt quả tang đối tượng Vàng A Lâu (tên gọi khác là Vàng A Sơn, sinh năm 2000, dân tộc Mông, thường trú tại bản Nậm Vì, xã Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Nghệ An miễn, giảm nhiều loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Nghệ An miễn, giảm nhiều loại phí khi thực hiện thủ tục hành chính trực tuyến

Từ ngày 21/7, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Nghệ An khi thực hiện các thủ tục hành chính qua Cổng dịch vụ công trực tuyến (nộp hồ sơ qua môi trường điện tử) sẽ được miễn phí, lệ phí đối với nhiều thủ tục, như: Lệ phí đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép xây dựng, phí bình tuyển và công nhận cây mẹ, vườn cây đầu dòng, rừng giống...

 Lan tỏa đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Lan tỏa đạo lý 'Uống nước nhớ nguồn'

Ngày 21/7, tại Lào Cai và Quảng Trị diễn ra nhiều hoạt động thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách, người có công với cách mạng; dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025).

Cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ

Cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ

Tại Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 mới đây, các đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ kinh phí đi lại và nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đến công tác tại Trung tâm hành chính tỉnh Thái Nguyên. Nghị quyết được đông đảo cán bộ cơ sở đánh giá cao, thể hiện tính nhân văn, kịp thời và lan tỏa thông điệp: cải cách bộ máy hành chính đi đôi với đảm bảo an sinh cho cán bộ.

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Gia Lai: Tập trung kiểm soát khu vực có nguy cơ cao về buôn lậu, gian lận thương mại

Trước diễn biến phức tạp của các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và ổn định hoạt động thương mại.

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Sức sống mới từ chính quyền vì nhân dân phục vụ

Với phương châm “gần dân, sát dân, lấy người dân làm trung tâm để phục vụ”, nhiều xã, phường tại Đồng Nai đã nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động sau sáp nhập địa giới hành chính từ ngày 1/7. Đặc biệt tại xã Phước Sơn, địa bàn vừa sáp nhập từ 3 xã (Phước Sơn, Đăng Hà, Thống Nhất), có đông đồng bào dân tộc thiểu số, mô hình chính quyền mới mang lại niềm tin mạnh mẽ cho người dân.

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Dành kinh phí hỗ trợ cán bộ về công tác ở Đắk Lắk

Sau khi hợp nhất tỉnh Phú Yên (cũ) với Đắk Lắk, trung tâm tỉnh lỵ đặt tại phường Buôn Ma Thuột. Để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức ổn định cuộc sống, yên tâm công tác lâu dài, Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã thông qua Nghị quyết quy định một số chính sách hỗ trợ.

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Chiến lược tái cơ cấu cho vùng đất khó

Từng là vùng đất chỉ canh tác ngô, sắn với giá trị thấp và đầu ra bấp bênh, Sơn La ngày nay đang từng bước khẳng định vị thế của một trung tâm nông sản lớn tại khu vực Tây Bắc.