Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Quốc hội thông qua Luật Điện lực

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 30/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Điện lực với 439/463 đại biểu Quốc hội tham gia tán thành (chiếm 91,65%).

vna_potal_quoc_hoi_bieu_quyet_thong_qua_cac_luat_va_nghi_quyet_7731902.jpg
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) bao gồm 9 chương với 130 điều, quy định về quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư xây dựng dự án điện lực; phát triển điện năng lượng tái tạo và điện năng lượng mới; giấy phép hoạt động điện lực; thị trường điện cạnh tranh, giá điện, hoạt động mua bán điện; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực và sử dụng điện; vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia, điều hành giao dịch thị trường điện lực; bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện; quản lý nhà nước về điện lực.

Việc sửa đổi Luật Điện lực được đánh giá là rất cần thiết và cấp bách nhằm kịp thời thể chế hóa các đường lối, chủ trương mới của Đảng, tạo cơ sở cho những hành động đột phá, quyết liệt để phát triển ngành điện.

Đồng thời, khắc phục những vướng mắc, bất cập của Luật hiện hành và những tồn tại, hạn chế như: Thiếu quy định rõ ràng, cụ thể để đầu tư các dự án điện khẩn cấp; thiếu quy định đầy đủ về cơ chế thúc đẩy đầu tư, xây dựng, khai thác các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; chưa có quy định về cơ chế đặc thù để phát triển điện gió ngoài khơi, phù hợp với điều kiện của Việt Nam từng thời kỳ, để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài; chưa có chính sách đối với điện mặt trời mái nhà, điện gió quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, trụ sở cơ quan nhà nước, công trình công cộng bảo đảm phù hợp với mục tiêu phát triển và điều kiện hệ thống điện từng thời kỳ...

Trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát, thống nhất chỉnh lý các nội dung liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, nhất là các đạo luật đã được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8 về quy hoạch, đầu tư và đấu thầu.

vna_potal_quoc_hoi_bieu_quyet_thong_qua_cac_luat_va_nghi_quyet_7732040.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi). Ảnh: Văn Điệp – TTXVN

Về phát triển điện vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã được chỉnh lý và thể hiện tại khoản 3, khoản 13 Điều 5, Điều 17, trong đó làm rõ việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển điện vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và việc hỗ trợ của Nhà nước đối với tiền điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt của hộ nghèo, hộ chính sách xã hội. Bên cạnh đó, việc phát triển năng lượng tái tạo phụ thuộc vào nguồn năng lượng tái tạo, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng kỹ thuật; trường hợp khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo đáp ứng đủ điều kiện thì được áp dụng các cơ chế ưu đãi, để đầu tư xây dựng điện năng lượng tái tạo theo quy định của Luật này.

Đối với nội dung xóa bỏ bù chéo giá điện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc giảm dần tiến tới xóa bỏ bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, giữa các vùng miền là cần thiết theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW. Hiện nay, giá bán lẻ điện đang áp dụng thống nhất toàn quốc, có bù chéo giá điện giữa các vùng miền. Đối với bù chéo giá điện giữa các nhóm khách hàng, cần giảm dần và tiến tới xóa bỏ thông qua xây dựng cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, phản ánh chi phí theo đặc điểm tiêu thụ điện gây ra cho hệ thống điện.

Việc thực hiện giảm bù chéo giá điện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố (như tiến độ thực hiện và mức độ tái cơ cấu ngành điện, các chính sách/công cụ về tài chính khả thi để thực hiện giảm bù chéo...), cần nghiên cứu, xem xét thận trọng, kỹ lưỡng để xây dựng phương án lộ trình cụ thể; việc quy định để thực hiện xóa bỏ ngay việc bù chéo giá điện là chưa khả thi. Vì vậy, dự thảo Luật chỉ quy định lộ trình xóa bỏ bù chéo giá điện và giao Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lộ trình thực hiện đồng bộ với các cấp độ phát triển thị trường điện như thể hiện tại điểm d khoản 2 Điều 39 và điểm c khoản 3 Điều 50.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật quy định giá điện trúng thầu là giá điện tối đa để bên mua điện đàm phán với nhà đầu tư trúng thầu, giao Chính phủ quy định chi tiết việc đàm phán, giao kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh, hợp đồng mua bán điện với nhà đầu tư trúng thầu trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của các bên tại khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 19. Đối với thị trường điện kỳ hạn là vấn đề mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm ở Việt Nam, cần có đánh giá tác động kỹ lưỡng trước khi đưa vào dự thảo Luật, dự thảo Luật chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc chung và giao Chính phủ quy định chi tiết như thể hiện tại khoản 6 Điều 45.

Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình triển khai các dự án, công trình điện lực, bảo đảm an ninh cung cấp điện, nhất là trong bối cảnh nhu cầu về điện năng rất lớn và dự báo sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian tới. Đây cũng là cơ sở pháp lý để Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương, tích cực xây dựng, hoàn thiện dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Đỗ Bình

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cao điểm chống buôn lậu: Nghệ An xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong 3 tuần cao điểm

Cao điểm chống buôn lậu: Nghệ An xử lý hơn 270 vụ vi phạm trong 3 tuần cao điểm

Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo 389, sau ba tuần triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (từ 15/5 đến 5/6), tuy đã đạt được một số kết quả tích cực, song hiệu quả vẫn chưa rõ nét, chưa phản ánh đúng tình hình thực tế tại cơ sở. Công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa các cấp, các ngành có nơi còn chưa kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.

Gia Lai chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý nhiều dự án sai phạm

Gia Lai chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản, xử lý nhiều dự án sai phạm

UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản số 1562/UBND-NC, ngày 5/6/2025 chỉ đạo yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương khẩn trương thực hiện nội dung kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 09/KL-TTr ngày 29/5/2025 của Thanh tra tỉnh, nhằm chấn chỉnh tình trạng buông lỏng quản lý trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Cử tri Yên Bái kỳ vọng vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 13/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (lần thứ hai); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Công đoàn, Luật Thanh niên và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Đây là những nhóm vấn đề được nhiều cử tri tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm.

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án khai thác khoáng sản tại Gia Lai

Qua thanh tra chuyên đề về công tác quản lý và khai thác khoáng sản, Thanh tra tỉnh Gia Lai đã phát hiện nhiều sai phạm tại hàng loạt dự án khai thác khoáng sản, bao gồm việc sử dụng đất trái phép, chậm triển khai khai thác, lắp đặt thiết bị không đúng quy định và nợ đọng nghĩa vụ tài chính với Nhà nước.

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Hàng chục giáo viên 'mắc kẹt' ở vùng khó khăn

Huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) có 20 xã, trong đó 6 xã vùng thượng gồm: Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn, Lâm Hợp, Kỳ Tây, Kỳ Trung. Đây là những địa bàn xa trung tâm, hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu thốn, hệ thống giao thông đi lại khó khăn. Tình trạng thiếu giáo viên, đặc biệt ở bậc Trung học cơ sở đã diễn ra thường xuyên tại các xã vùng thượng.

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho buôn lậu, hàng giả

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Công điện số 65/CĐ-TTg, 72/CĐ-TTg, 82/CĐ-TTg và Chỉ thị số 13/CT-TTg, tỉnh Gia Lai đang triển khai quyết liệt đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Bắt giữ đối tượng mua bán 12.000 viên ma túy tổng hợp

Thực hiện kế hoạch tháng cao điểm về tấn công, trấn áp tội phạm về ma túy năm 2025, khoảng 13 giờ 15 phút ngày 11/6, Tổ công tác gồm Phòng phòng, chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Si Pha Phìn và Đồn Biên phòng Thanh Luông (Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên), trong khi làm nhiệm vụ tại bản Pháng Chủ, xã Phìn Hồ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên), đã phát hiện và bắt giữ 1 đối tượng nam giới về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, tang vật thu được là 12.000 viên ma túy tổng hợp.

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Gia Lai: Phát hiện, xử lý 95 vụ vi phạm lâm luật trong nửa đầu năm 2025

Theo báo cáo của Chi cục Lâm nghiệp - Kiểm lâm tỉnh Gia Lai, từ ngày 11/12/2024 đến 2/6/2025, các lực lượng chức năng trong tỉnh đã phát hiện và xử lý 95 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp. Dù giảm 24 vụ (tương đương 20,17%) so với cùng kỳ năm trước, tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

'Trái ngọt' từ chính sách giảm nghèo bền vững

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Bình Thuận đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh.

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Yên Bái xử lý triệt để hành vi gian lận thương mại, hàng giả

Trước diễn biến phức tạp của tình trạng buôn lậu, buôn bán, tàng trữ, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm chủ động phòng ngừa phát hiện và đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi và sức khỏe nhân dân.

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Loại bỏ các điểm tập kết, tụ điểm hàng lậu ở khu vực biên giới

Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng Lào Cai đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới.

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Cao điểm chống buôn lậu: Hà Giang vượt khó dẹp nạn buôn lậu và hàng giả

Là tỉnh miền núi biên giới, địa hình hiểm trở, giao thông chia cắt, dân cư phân bố rải rác, Hà Giang gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường khi hoạt động buôn bán nhỏ lẻ diễn ra phổ biến ở vùng sâu, vùng xa mà lực lượng lại quá mỏng. Tuy nhiên, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã chủ động vượt khó, triển khai đồng bộ cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt nhiều kết quả tích cực.

Bị phạt không có giấy phép môi trường, công ty gỗ ở Yên Bái vẫn 'ngang nhiên' hoạt động

Bị phạt không có giấy phép môi trường, công ty gỗ ở Yên Bái vẫn 'ngang nhiên' hoạt động

Không có giấy phép môi trường, đã từng bị UBND tỉnh Yên Bái phạt 320 triệu đồng và yêu cầu đình chỉ 4,5 tháng, nhưng Công ty Trách nhiệm hữu hạn ngành gỗ MERIDA Việt Nam tại Khu công nghiệp Phía Nam, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn “ngang nhiên” hoạt động và xả khói ra môi trường.

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Bắt đối tượng vận chuyển trái phép 2 bánh heroin

Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Cao Bằng chủ trì, phối hợp với Công an thị trấn Trà Lĩnh và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Trà Lĩnh tiến hành tuần tra, làm nhiệm vụ tại khu vực xóm Nà Khoang, thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh vào ngày 6/6. Lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang đối tượng Bế Ngọc Đức (sinh năm 1964, trú tại thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh) về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn xây dựng nông thôn mới thành công

Huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn xây dựng nông thôn mới thành công

Nậm Nhùn là huyện vùng cao biên giới khó khăn nhất của tỉnh Lai Châu. Với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò chủ thể của người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xây dựng nông thôn mới với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", đời sống của người dân nơi đây đã được nâng cao, bản làng được xây dựng khang trang, tươi đẹp hơn.

Dồn lực giúp người dân vùng cao an cư, lạc nghiệp

Dồn lực giúp người dân vùng cao an cư, lạc nghiệp

Cùng với các địa phương trong tỉnh Lai Châu, những ngày này, huyện vùng cao biên giới Nậm Nhùn đang dồn lực thực hiện mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát nhanh nhất cho hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng người có công, giúp người dân “an cư, lạc nghiệp”, yên tâm sinh sống, sản xuất phát triển kinh tế, nâng cao đời sống.

Khởi tố hai vợ chồng làm cà phê giả bán ở nhiều tỉnh

Khởi tố hai vợ chồng làm cà phê giả bán ở nhiều tỉnh

Ngày 7/6, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam Phan Danh Dương Bảo (52 tuổi); khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hồ Thụy Bích Dân (47 tuổi) là vợ của Bảo, cùng trú xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để điều tra về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả” theo Điều 192, Bộ luật Hình sự.

Hàng loạt gian hàng ở chợ Buôn Ma Thuột đóng cửa bất thường

Hàng loạt gian hàng ở chợ Buôn Ma Thuột đóng cửa bất thường

Trong hai ngày 4 và 5/6, tại Chợ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) xảy ra tình trạng hàng loạt tiểu thương kinh doanh các mặt hàng quần, áo, giày, dép, túi xách… đóng cửa bất thường. Đặc biệt, ghi nhận của phóng viên vào chiều 5/6, hàng chục gian hàng đang kinh doanh cũng “vội vàng” đóng cửa khi xuất hiện “tin đồn” có đoàn kiểm tra hàng hóa.

Thúc đẩy phát triển giáo dục vùng Tây Nguyên

Thúc đẩy phát triển giáo dục vùng Tây Nguyên

Chiều 5/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo về thực trạng giáo dục và đào tạo vùng Tây Nguyên; góp ý dự thảo Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên”.

Huyện vùng cao Mù Cang Chải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng cao Mù Cang Chải hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 5/6, UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố hoàn thành Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025. Đây là Hội nghị công bố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát đầu tiên của tỉnh Yên Bái diễn ra tại huyện vùng cao Mù Cang Chải - nơi có số nhà cần hỗ trợ cao nhất của tỉnh.