Tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai

Tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào Gia Rai

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Tuần “ Đại đoàn kết toàn dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2022, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), bà con đồng bào dân tộc Gia Rai đến từ tỉnh Gia Lai đã tổ chức tái hiện Lễ mừng lúa mới của dân tộc mình.
Điệu múa xoang truyền thống trong phần hội của Lễ cúng mừng lúa mới. Ảnh: Hồng Điệp

Lễ cúng mừng lúa mới của người Jrai

Cứ vào dịp cuối năm, khi thóc lúa về kho, người Jrai ở tỉnh Gia Lai lại tổ chức Lễ cúng mừng lúa mới. Theo già làng Siu Yon ở làng Ó, xã Ia Vê, huyện Chư Prông (Gia Lai), nghi lễ này rất quan trọng với người Jrai nên năm nào dân làng cũng cúng tạ ơn Yang.
Không khí lễ hội trở nên sôi động khi những Bram (hồn ma) thân thể phủ đầy bùn đất, đeo mặt nạ chạy ra đón linh hồn người mất về với Atâu (tổ tiên). Ảnh: Diễm Quỳnh

Lễ Pơ Thi của Người Jrai

Theo quan niệm của người Jrai, để linh hồn người đã mất đến với thế giới mới một cách nhẹ nhàng, thanh thản, gia đình phải làm lễ Pơ thi (lễ Bỏ mả) nhằm phá bỏ nhà mồ cũ, dựng lên nhà mồ mới đẹp hơn.
Các già làng thực hiện nghi lễ cúng Giọt nước. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Lễ cúng Giọt nước - nét đẹp văn hóa của dân tộc Jrai ở Tây Nguyên

Nghi lễ cúng Giọt nước là văn hóa truyền thống lâu đời của người Jrai tại Gia Lai và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lễ cúng Giọt nước của người Jrai hay còn gọi là Soi Yang Ia thường được tổ chức vào tháng 4 hằng năm với mục đích cầu mong thần nước phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật trong buôn làng đều tươi tốt, không có bệnh dịch xảy ra.
Lễ đạp tro của người Jrai

Lễ đạp tro của người Jrai

Sau khi tổ chức đám cưới, để bày tỏ lòng thành kính, đền đáp công ơn của cha mẹ, gắn kết tình nghĩa anh em, bạn bè, đồng thời tiễn người con trai về nhà vợ, đồng bào Jrai thường tổ chức lễ Joă H’Bâu hay còn gọi lễ đạp tro.
Già làng Rơ Lan Li - chủ tế thực hiện nghi thức Lễ cầu mưa tại nhà Rông. Ảnh: Quang Thái

Lễ cầu mưa của người Jrai

Cứ bắt đầu một vụ gieo trồng mới, người Jrai ở làng O Pếch, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai (Gia Lai) lại tổ chức Lễ cầu mưa tại nhà Rông.
Lễ cúng cầu mưa của người Jrai ở Ayun Pa thường được tổ chức dưới nhà sàn của thầy cúng già nhất làng. Ảnh: Quang Thái - TTXVN

Về Ayun Pa dự Lễ cúng cầu mưa

Đến hẹn lại lên, khi những cơn nắng hanh hao làm cho buôn làng xơ xác, người dân trong buôn Rưng Ama Nin, xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) lại cùng nhau tổ chức Lễ cúng cầu mưa. Những nghi thức cúng tế, lễ vật, ghè rượu, cồng chiêng… sẽ là những "hương vị" đặc biệt cho các du khách thích khám phá vẻ huyền bí của người Jrai ở Tây Nguyên.
Già làng Rơ Lan Li- chủ tế thực hiện nghi thức của Lễ cầu mưa. Ảnh: Quang Thái- TTXVN

Độc đáo lễ cầu mưa của người Jrai

Bắt đầu bước vào vụ gieo trồng mới, bà con làng O Pếch (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại tổ chức Lễ cúng cầu mưa ngay tại nhà rông của làng. Nghi thức cúng tế ấy đã được bà con gìn giữ và duy trì nhiều năm liền, là hoạt động tín ngưỡng lâu đời, mang giá trị tinh thần to lớn trong đời sống người Jrai.